Bệnh Alkapton Niệu

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Lê Hữu Tuấn

Phó Giám đốc chuyên môn

Alkapton niệu là một dạng di truyền khá hiếm gặp. Bệnh đặc trưng bởi tình trạng tích tụ quá mức axit homogentisic trong cơ thể, gây sẫm màu các cơ quan như nước tiểu, da, ráy tai... Bệnh có thể nhanh chóng tiến triển viêm khớp, suy van tim, sỏi thận, bàng quang... khi nồng độ axit cao quá mức. Điều trị Alkapton niệu chủ yếu nhằm cải thiện triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng, bảo tồn chức năng các tạng và giảm nguy cơ phẫu thuật. 

Alkapton niệu là một rối loạn di truyền gen đột biến, gây khiếm khuyết enzyme homogentisate 1,2-dioxygenase

Alkapton  niệu (Alkaptonuria - AKU) là tình trạng cơ thể tích tụ một chất hóa học là acid homogentisic, ngăn chặn cơ thể phá vỡ hoàn toàn 2 loại protein là tyrosine và phenylalanine. Tình trạng này làm cho nước tiểu sẫm màu khi tiếp xúc với không khí và các cơ quan khác cũng đậm màu hơn, kéo theo hàng loại các vấn đề sức khỏe tiêu cực khác.

Đây là một dạng rối loạn di truyền gen lặn trên nhiễm sắc thể thường. Xảy ra do đột biến gen homogentisate 1,2 dioxygenase (HGD). Dẫn đến sự bất thường trong quá trình dị hóa tyrosine và lắng đọng mô của các axit homogentisic. Căn bệnh này cực kỳ hiếm gặp, với tỷ lệ 1:100.000 - 250.000 dân số trên toàn thế giới, nam nữ có tỷ lệ mắc ngang nhau.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Đột biến gen lặn homogentisate 1,2 dioxygenase (HGD) là nguyên nhân gây ra bệnh Alkapton niệu. Đột biến điển hình là sự khiếm khuyết enzyme trong quá trình chuyển hóa tyrosine và phenylalanine. Trẻ chào đời mắc bệnh Alkapton niệu do thừa hưởng hai bản sao gen HGD lỗi (gồm 1 của bố và 1 của mẹ).

Những người mắc phải khiếm khuyết này thường đặc trưng với tình trạng tích tụ quá mức axit homogentisic - một chất độc hại, được hấp thu vào các vùng da và mô liên kết có trên cơ thể.

Đột biến gen lặn HGD là nguyên nhân chính gây bệnh Alkapton niệu

Hậu quả gây phá vỡ các axit amin, dẫn bất thường trong quá trình hình thànhs các protein cần thiết cho cơ thể. Lượng axit homogentisic dư thừa sẽ tập trung lại và lắng đọng trong các mô, sụn khớp. Theo thời gian, chúng sẽ làm sẫm màu và phá hủy dần các sụn khớp, phát triển viêm khớp. Ngoài ra, loại axit này khi được bài tiết qua nước tiểu sẽ khiến nước tiểu sẫm màu hơn khi tiếp xúc với không khí.

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng

Người bị Alkapton niệu thường khó nhận biết trong giai đoạn đầu vì hầu hết các dấu hiệu lúc này thường không đặc hiệu. Nhưng trên lâm sàng, các triệu chứng Alkapton niệu được chẩn đoán thường là:

Nước tiểu sẫm màu khi tiếp xúc với không khí là dấu hiệu đặc trưng của bệnh Alkapton niệu

  • Da sậm màu, nhất là ở những vị trí tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời hoặc vùng da tập trung nhiều tuyến mồ hôi;
  • Sụn tai dày lên, sẫm màu (xám, xanh, đen), tình trạng này còn được gọi là chứng Ochronosis;
  • Ráy tai màu nâu đỏ hoặc đen sậm;
  • Nước tiểu sẫm màu sau khi tiếp xúc với không khí;
  • Củng mạc và giác mạc xuất hiện các đốm đen;
  • Tiến triển viêm khớp, chủ yếu ở vùng cột sống, hông, vai gây đau nhức;
  • Khó thở, thở gấp, hụt hơi do cơ xương xung quanh hổi căng cứng, khiến lồng ngực khó mở rộng;
  • Phát triển viêm hoặc sỏi tuyến tiền liệt, sỏi thận;

Chẩn đoán

Chẩn đoán Alkapton niệu được thực hiện thông qua đánh giá các triệu chứng lâm sàng kể trên. Đồng thời, kết hợp các kỹ thuật sau:

  • Xét nghiệm nước tiểu: Mẫu nước tiểu của bệnh nhân nhanh chóng chuyển sang màu sẫm sau khi tiếp xúc với không khí.
  • Xét nghiệm ADN: Khi nghi ngờ bệnh nhân bị Alkapton niệu, bác sĩ thường yêu cầu lấy mẫu máu để xét nghiệm ADN, tìm kiếm gen đột biến HGD. Xét nghiệm này thường được thực hiện khi tiền sử gia đình có bố hoặc mẹ mang gen bệnh.

Biến chứng và tiên lượng

Các chuyên gia cho biết, sự tích tụ quá mức axit homogentisic trong cơ thể, cụ thể là các mô sụn gây ra những ảnh hưởng nghiêm trong đến khỏe như:

Các biến chứng nguy hiểm của Alkapton niệu như đau nhức xương khớp, tổn thương tim, thận, tuyến tiền liệt...

  • Sỏi thận, sỏi tuyến tiền liệt, sỏi bàng quang;
  • Tổn thương cột sống, xương hông, vai, gây đau lưng, hạn chế vận động và nhiều bệnh lý xương khớp khác, nhất là ở người trẻ.
  • Tình trạng nước tiểu sẫm màu kéo dài có thể khởi phát tình trạng chậm phát triển thần kinh nhẹ (hiếm gặp);
  • Tổn thương van tim, chẳng hạn như hiện tượng trào ngược hoặc vôi hóa van hai lá và van động mạch chủ. Tăng nguy cơ phát triển bệnh động mạch vành nguy hiểm. Nguyên nhân do xương, cơ xung quanh van tim bị thu hẹp, giòn và chuyển sang màu đen. Các mạch máu cũng yếu dần đi, bắt buộc phải thay van tim.

Hầu hết các triệu chứng bệnh Alkapton niệu thường bị bỏ qua, nhất là khi bộc phát bệnh vào thời thơ ấu. Hoặc chỉ được phát hiện khi trưởng thành, trong độ tuổi khoảng cuối 20 - đầu 30 tuổi.

Tiên lượng bệnh Alkapton niệu thường tốt nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời bằng các biện pháp tích cực. Người mắc bệnh Alkapton niệu có cuộc sống bình thường cho đến khi triệu chứng bùng phát.

Lúc này, tùy theo mức độ ảnh hưởng của triệu chứng, bệnh nhân có thể phải điều trị chuyên khoa như dùng thuốc hoặc phẫu thuật để xử lý biến chứng, nâng cao chất lượng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ.

Điều trị

Bệnh Alkapton niệu không thể chữa khỏi hoàn toàn, vì bản chất của bệnh là sự rối loạn di truyền gen đột biến HGD. Những trường hợp phát hiện Alkapton niệu sớm, chưa có triệu chứng hay bất kỳ sự ảnh hưởng nào đến sức khỏe, không nhất thiết phải điều trị.

Nhưng với những trường hợp Alkapton niệu giai đoạn bùng phát triệu chứng và gây các biến chứng nghiêm trọng ở nhiều cơ quan nội tạng cần can thiệp điều trị y tế kịp thời. Mục tiêu điều trị bệnh chủ yếu cải thiện triệu chứng và làm chậm sự tiến triển của các tác nhân gây bệnh.

Một số phương pháp điều trị Alkapton niệu như:

Dùng thuốc 

Hiện nay, chỉ có duy nhất một loại thuốc được chấp thuận dùng trong điều trị Alkapton niệu đó là Nitisinone. Tác dụng của thuốc là ức chế emzyme 4-hydroxyphenylpyruvate, làm giảm nồng độ axit homogentisic trong cơ thể. Qua đó giúp làm chậm quá trình phát triển bệnh Alkapton niệu ở người lớn.

Nitisinone là loại thuốc được dùng phổ biến trong điều trị Alkapton niệu

Ngoài ra, để hỗ trợ cải thiện triệu chứng Alkapton niệu, bác sĩ sẽ kê toa một số loại thuốc khác như:

  • Thuốc giảm đau: Chỉ định dùng các loại thuốc giảm đau thông thường giúp cải thiện đau lưng và các triệu chứng khác.
  • Axit ascorbic & vitamin liều cao: Đây là nhóm thuốc có khả năng ức chế và làm chậm quá trình hình thành các axit homogentisic trong sụn, giảm nguy cơ hoặc hỗ trợ cải thiện triệu chứng viêm khớp.

Điều chỉnh ăn uống & tập luyện

Những trường hợp được chẩn đoán Alkapton niệu ngay từ khi còn nhỏ, hãy xây dựng cho con một chế độ ăn uống và tập luyện phù hợp nhằm kiểm soát nồng độ tyrosine & phenylalanine trong cơ thể.

Về ăn uống, nên ưu tiên chế độ ăn uống ít protein, hạn chế thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, chất béo, muối, đường, đồ ăn đóng hộp... Thay vào đó là tăng cường rau xanh, củ quả, trái cây tươi, ngũ cốc... Đặc biệt, đối với người trưởng thành, ăn uống khoa học còn giúp giảm thiểu các tác dụng phụ tiềm ẩn khi điều trị Alkapton niệu bằng Nitisinone.

Về chế độ tập luyện, hãy vận động nhẹ nhàng và chọn những bộ môn phù hợp với tình trạng đau nhức của bệnh. Tập luyện vừa sức và đúng kỹ thuật đem lại nhiều lợi ích như:

  • Giảm đau;
  • Tăng cường sức mạnh cơ khớp;
  • Kiểm soát cân nặng;
  • Xoa dịu căng thẳng;
  • Điều chỉnh tư thế;

Khuyến cáo bệnh nhân Alkapton niệu nên tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, bơi lội, yoga, pilates... sẽ phù hợp hơn những bộ môn gây căng thẳng cho khớp như bóng đá, đấu vật, đấm bốc, bóng chuyền, bóng bầu dục...

Trị liệu cơ xương khớp 

Đối với người trưởng thành và người lớn tuổi bị đau nhức dữ dội do Alkapton niệu, các liệu pháp vật lý trị liệu có thể đem lại hiệu quả trong việc phục hồi sự linh hoạt, sức mạnh cơ bắp, xương khớp. Bạn nên thực hiện theo liệu trình do chuyên gia hướng dẫn với các phương pháp như:

Vật lý trị liệu giúp cải thiện đau nhức, nâng cao sức mạnh và sự linh hoạt của sụn, cơ xương cho bệnh nhân Alkapton niệu

  • Bài tập giảm đau, giữ thăng bằng, tăng cường sức mạnh cơ hông, vai...;
  • Siêu âm;
  • Kích thích điện;
  • Massage các mô mềm;
  • Chườm đá hoặc chườm nóng;

Phẫu thuật

Trong một số trường hợp, phẫu thuật được đánh giá cao nhằm phục hồi các khớp bị tổn thương hoặc thay van tim, giải phóng các mạch máu bị xơ cứng. Cụ thể như:

  • Phẫu thuật thay khớp háng, khớp gối;
  • Phẫu thuật thay van động mạch chủ;
  • ...

Phòng ngừa

Không có biện pháp phòng ngừa đặc hiệu đối với bệnh Alkapton niệu. Bởi nguyên nhân sâu xa gây ra bệnh là do đột biến gen. Việc nghiên cứu các biện pháp dự phòng bệnh cũng chỉ nhằm xác định bố hoặc mẹ có mang gen bệnh và nguy cơ di truyền gen bệnh cho con.

Do đó, khuyến cáo các cặp vợ chồng có kế hoạch mang thai, nhất là những người có tiền sử mang gen đột biến HGD hãy đi khám sớm để được tư vấn về di truyền học. Từ đó, dễ dàng đưa ra quyết định sinh con phù hợp cũng như chuẩn bị sẵn tâm lý về việc con mắc bệnh, dù tỷ lệ này rất thấp.

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Nước tiểu của tôi sẫm màu, mắt có đốm, ráy tai màu đen, đau xương khớp... là dấu hiệu của bệnh gì?

2. Những xét nghiệm tôi cần thực hiện để chẩn đoán bệnh?

3. Nguyên nhân khiến tôi/ con tôi mắc bệnh Alkapton niệu?

4. Bệnh Alkapton niệu do di truyền hay mắc phải?

5. Điều trị Alkapton niệu bằng phương pháp nào tốt nhất?

6. Có thuốc đặc trị bệnh Alkapton niệu không?

7. Những biến chứng tôi có thể gặp phải nếu không điều trị Alkapton niệu?

8. Bị Alkapton niệu sống được bao lâu?

9. Tôi cần làm gì để chăm sóc sức khỏe bản thân trong quá trình điều trị Alkapton niệu?

10. Bệnh Alkapton niệu có tái phát sau điều trị không?

Alkapton niệu là căn bệnh di truyền tuy hiếm gặp nhưng khá nguy hiểm nếu chẳng may mắc phải. Thông thường, bệnh trong giai đoạn đầu thường không cần phải điều trị do chưa gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Chỉ điều trị y tế khi có biến chứng nhằm bảo tồn chức năng các tạng. Đồng thời, khuyến cáo bệnh nhân nên thăm khám định kỳ để theo dõi tiến triển bệnh và điều trị kịp thời.

THAM KHẢO THÊM:

Chia sẻ:
Bệnh Viêm Đài Bể Thận
Viêm đài bể thận (hay viêm thận - bể thận - Pyelonephritis) là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở các mô kẽ, nhu mô của đài thận và bể…
Bệnh Viêm Cầu Thận
Viêm cầu thận là một trong những bệnh lý gây…
Suy thận Bệnh Suy Thận
Bệnh suy thận hay còn được gọi là bệnh thận…
Hội chứng Alport
Hội chứng Alport là tình trạng các mạch máu trong…
Bệnh Ung Thư Thận

Ung thư thận là một trong những dạng ung thư ác tính nguy hiểm, đe dọa tính mạng. Bệnh thường…

Bệnh Thận Đa Nang

Thận đa nang là bệnh lý di truyền khá phổ biến, đặc trưng với sự hình thành và phát triển…

Bệnh viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu là vấn đề nhiều người mắc phải hiện nay. Nguyên nhân gây bệnh liên quan đến…

Bệnh Sỏi Thận

Sỏi thận là bệnh lý sỏi tiết niệu phổ biến, xảy ra phổ biến ở người trưởng thành, đặc biệt…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Lê Hữu Tuấn

Phó Giám đốc chuyên môn

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua