Bệnh viêm đường tiết niệu
Viêm đường tiết niệu là vấn đề nhiều người mắc phải hiện nay. Nguyên nhân gây bệnh liên quan đến khuẩn E.Coli. Bệnh có xu hướng xảy ra ở phụ nữ nhiều hơn ở nam giới. Trường hợp không thăm khám và điều trị, viêm đường tiết niệu kéo dài có thể phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm.
Tổng quan
Bệnh viêm đường tiết niệu hay còn được gọi là nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc nhiễm khuẩn tiết niệu. Bệnh hình thành khi vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng, viêm nhiễm đường tiết niệu. Chẳng hạn như viêm nhiễm tại thận, bàng quang, niệu đạo hay niệu quản.
Nhiều người hiện nay đang gặp vấn đề về đường tiết niệu. Trong đó, tình trạng viêm nhiễm xảy ra phổ biến ở vị trí bàng quang, niệu đạo. So với nam giới, nữ giới có đường tiết niệu ngắn, dễ bị viêm nhiễm hơn. Nam giới có đường tiết niệu dài nên ít rủi ro bị viêm nhiễm hơn phụ nữ.
Phân loại
Bệnh viêm đường tiết niệu được phân thành các dạng tùy vào vị trí, diễn biến và khả năng tái phát. Cụ thể như sau:
- Phân loại dựa vào vị trí: Nhiễm trùng niệu trên và dưới là hai vị trí thường gặp. Theo đó, nhiễm trùng đường tiết niệu trên sẽ bao gồm viêm bể thận cấp, mãn tính, viêm thận ngược chiều, áp xe hoặc tích tụ dịch mủ tại thận. Nhiễm trùng đường tiết niệu dưới gồm viêm bàng quan, niệu đạo, tinh hoàn hoặc tiền liệt tuyến.
- Phân loại dựa theo diễn biến: Viêm đường tiết niệu có biến chứng và không biến chứng. Trong đó, tình trạng viêm nhiễm có biến chứng là hiện tượng bệnh tái phát thường xuyên, theo nhiều đợt.
- Phân loại dựa theo tình trạng tái phát: Viêm nhiễm đường tiết niệu riêng lẽ, viêm nhiễm đường tiết niệu tái phát nhiều lần, nhiễm khuẩn đường tiết niệu tái phát hau tái diễn.
Hỏi - đáp: Viêm đường tiết niệu có lây không, có cần kiêng quan hệ?
Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ
Nguyên nhân chính gây viêm đường tiết niệu liên quan đến tình trạng nhiễm khuẩn, cụ thể là do khuẩn E.coli gây ra. Bên cạnh đó, tình trạng nhiễm khuẩn, viêm nhiễm còn có liên quan đến nấm, lậu và các nhóm khuẩn, virus khác.
Một số yếu tố nguy cơ làm tăng rủi ro viêm nhiễm đường tiết niệu như sau:
- Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, dùng dung dịch vệ sinh không phù hợp, độ pH cao. Phụ nữ thụt rửa sâu vào bên trong vùn kín, nam giới không vệ sinh kỹ khu vực bao quy đầu.
- Không vệ sinh trước và sau khi quan hệ tình dục, không đảm bảo an toàn trong sinh hoạt tình dục. Đây là nguyên nhân khiến nữ giới mắc viêm đường tiết niệu cao.
- Rối loạn nội tiết tố khi mang thai, trước kỳ hành kinh, nhiễm nấm âm đạo, thời kỳ tiền mãn kinh,...
- Ăn uống, sinh hoạt hàng ngày không khoa học, cơ thể stress, áp lực căng thẳng khiến sức đề kháng và hệ miễn dịch kém. Đây là những yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
- Ngoài ra còn nhiều yếu tố liên quan khác, chẳng hạn do ảnh hưởng bởi bệnh lý, bàng quang thần kinh, do hẹp niệu quản, niệu đạo,...
Viêm đường tiết niệu có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, trong đó phụ nữ là đối tượng nguy cơ cao do cấu tạo ống niệu đạo ngắn, gần sát âm đạo dễ bị vi khuẩn, nấm ngứa tấn công. Ngoài ra, bệnh còn xảy ra ở cả trẻ em và người lớn tuổi.
Triệu chứng và chẩn đoán
Triệu chứng viêm đường tiết niệu
Bệnh viêm đường tiết niệu gây ra các triệu chứng ở mỗi bệnh nhân không giống nhau hoàn toàn. Dưới đây là các triệu chứng thường gặp ở người bệnh:
- Người bệnh có cảm giác muốn đi tiểu nhiều lần trong ngày, tiểu rắt, mót tiểu nhưng lượng nước tiểu quá ít.
- Khi tiểu tiện bệnh nhân có thể cảm nhận được cơn đau rát, châm chích đường tiểu.
- Nước tiểu có mùi khó chịu, màu đục hơn so với bình thường, một số trường hợp quan sát thấy bọt trắng hoặc có lẫn máu.
- Cơ thể xuất hiện những biểu hiện toàn thân như mỏi lưng, hông bụng, đau xương chậu, xương mu ở phụ nữ. Cơ thể mệt mỏi không còn sức sống.
Trường hợp viêm nhiễm càng nghiêm trọng, các triệu chứng ngày càng trở nên phức tạp và dễ phát sinh biến chứng. Chính vì thế, bệnh nhân nên chủ động thăm khám sớm, chữa trị phòng tránh rủi ro.
Chẩn đoán viêm đường tiết niệu
- Xét nghiệm nước tiểu: Kiểm tra sức khỏe tổng quát, tìm kiếm bạch cầu, hồng cầu và vi khuẩn có trong đường tiết niệu. Bác sĩ tiến hành kiểm tra bằng thị giác, dùng que nhúng và kiểm tra dưới kính hiển vi. Người bị viêm đường tiết niệu thường có màu nước tiểu đục, lợn cơn, đôi khi có lẫn máu, mùi nước tiểu bất thường.
- Xét nghiệm cấy nước tiểu: Tìm kiếm vi trùng trong nước tiểu để xác định có nhiễm trùng đường tiết niệu hay không. Mẫu nước tiểu sau khi được thu thập được tiến hành xét nghiệm. Trường hợp cho kết quả dương tính đánh giá có nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Xét nghiệm bằng hình ảnh: Người bệnh được siêu âm, chụp CT, MRI ổ bụng và hệ niệu để xác định có sự tổn thương, viêm nhiễm nào đang diễn ra.
- Nội soi bàng quang: Chỉ định cho đối tượng thường bị viêm đường tiết niệu nhiều lần. Kết quả nội soi cho thấy tình trạng trên niêm mạc niệu đạo, bằng quan.
- Một số xét nghiệm khác: Ngoài ra, bệnh nhân có thể được chỉ định xét nghiệm men gan, chụp X quang, điện tâm đồ, siêu âm tim,... để xác định có xảy ra viêm nhiễm hay không.
Biến chứng và tiên lượng
Bệnh viêm đường tiết niệu nếu kéo dài, không được kiểm soát không chỉ ảnh hưởng đời sống người bệnh mà con gây ra các biến chứng khác. Các vấn đề có khả năng xảy ra như:
- Viêm nhiễm nặng, vi khuẩn ngược dòng tấn công thận hình thành các ổ xơ hóa khiến thận suy giảm chức năng, bị tổn thương nặng nề.
- Viêm nhiễm xâm nhập vào máu gây nhiễm trùng huyết. Trường hợp không phát hiện bệnh nhân có khả năng bị đe dạo đến tính mạng.
- Trường hợp nam giới chủ quan không điều trị có thể gây hẹp niệu đạo do ảnh hưởng từ các vết sẹo viêm.
- Trường hợp thai phụ bị viêm niệu đạo khi mang thai có thể gây sinh non, em bé sinh ra ngả âm đạo có thể bị viêm nhiễm từ mẹ, nhẹ cân hơn các em bé khỏe mạnh khác.
- Nhiễm trùng tái phát nhiều lần gây viêm đường tiết niệu mãn tính, người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt đời sống và sức khỏe.
Nhận biết các biểu hiện bất thường kể trên, chủ động đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị sớm. Đừng nên chủ quan bởi viêm nhiễm đường tiết niệu có thể gây ra nhiều biến chứng khó lường.
Điều trị
Viêm đường tiết niệu có thể điều trị bằng thuốc kết hợp thay đổi lối sống lành mạnh để ngăn rủi ro bệnh tái phát. Dưới đây là cách điều trị tương ứng với từng phân loại viêm đường tiết niệu:
- Đối với trường hợp viêm nhẹ, viêm xuất hiện lần đầu tiên: Thuốc kháng sinh được chỉ định cho trường hợp cụ thể. Các loại thường dùng như Fosfomycin, Doxycycline, Caphalexin, Trimethoprim và một số thuốc khác. Thời gian dùng thuốc tối thiểu 3 - 7 ngày.
- Đối với trường hợp mãn tính, viêm nhiễm tái phát nhiều lần: Bác sĩ sẽ cho bệnh nhân duy trì sử dụng thuốc kháng sinh trong hơn 6 tháng. Người bệnh cũng có thể dùng thuốc kháng sinh sau khi quan hệ để ngăn viêm nhiễm tái phát. Trường hợp phụ nữ sắp mãn kinh bị viêm niệu đạo có thể cần dùng thêm liệu pháp estrogen.
- Đối với trường hợp nặng không đáp ứng thuốc: Người bệnh cần được đưa đến bệnh viện để được bác sĩ hỗ trợ. Bác sĩ sẽ chỉ định truyền hoặc tiêm thuốc kháng sinh để làm thuyên giảm triệu chứng cho bệnh nhân.
Tùy mỗi trường hợp, bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân cách chữa trị phù hợp. Ngoài các loại thuốc trên, người bệnh có thể được chỉ định dùng thuốc lợi tiểu, giảm đau, thuốc giãn cơ trơn,... Bệnh nhân dùng thuốc đúng liều dùng để tránh tác dụng phụ ảnh hưởng sức khỏe.
Gợi ý: Các loại thuốc kháng sinh trong điều trị viêm đường tiết niệu
Phòng ngừa
Bệnh viêm đường tiết niệu gây khó chịu cho người bệnh, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Nếu chủ quan, viêm nhiễm ngày càng nặng nề phát sinh nhiều biến chứng. Do đó, bạn đọc nên chủ động phòng bệnh sớm, một số lưu ý như sau:
- Ăn uống đầy đủ, lựa chọn thực phẩm an toàn, ưu tiên rau củ quả, trái cây tươi. Bổ sung cho cơ thể đủ lượng nước trong ngày, không nên uống nhiều rượu bia, đồ uống chứa cồn.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ mỗi ngày, nhất là trước và sau khi quan hệ tình dục để tránh rủi ro viêm nhiễm phụ khoa, viêm nhiễm đường tiết niệu.
- Không nên thụt rửa sâu, lựa chọn dung dịch vệ sinh phù hợp, độ pH không quá cao, không quá thấp.
- Điều chỉnh đời sống sinh hoạt, kết hợp tập thể dục giúp cơ thể dẻo dai. Hạn chế căng thẳng, stress ảnh hưởng đến nội tiết tố.
- Trường hợp mắc các bệnh về đường tiết niệu, bệnh thận nên điều trị sớm, không nên chủ quan để phòng tránh biến chứng.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ, trường hợp phát hiện bất thường, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định các biện pháp điều trị kịp thời, ngăn chặn rủi ro.
Bệnh viêm đường tiết niệu có thể xảy ra với bất kỳ đối tượng nào. Bệnh nhân phát hiện dấu hiệu bất thường cần khám chữa trị sớm. Đừng nên chủ quan bởi viêm đường tiết niệu kéo dài có thể gây ra nhiều hệ lụy. Trường hợp không khám chữa khiến nhiễm trùng lan rộng, di chuyển ngược lên những cơ quan khác, thậm chí vào màu. Không chỉ ảnh hưởng sức khỏe người bệnh mà còn có khả năng đe dọa tính mạng.
Những câu hỏi quan trọng khi gặp bác sĩ
1. Viêm đường tiết niệu có chữa khỏi hoàn toàn được không?
2. Viêm đường tiết niệu tái đi tái lại nhiều lần phải làm sao?
3. Uống thuốc trong bao lâu thì triệu chứng cải thiện?
4. Nếu không dùng thuốc, chỉ điều chỉnh thói quen sinh hoạt bệnh có cải thiện không?
5. Viêm đường tiết niệu có gây viêm nhiễm phụ khoa không?
6. Người bị viêm đường tiết niệu nên ăn gì, kiêng ăn gì?
7. Viêm đường tiết niệu có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ không?
Có thể bạn quan tâm:
- 10 cách chữa viêm đường tiết niệu tại nhà đơn giản hiệu quả
- Bị viêm đường tiết niệu nên ăn gì, kiêng gì?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!