Đau Dạ Dày Sau Sinh: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Đau dạ dày sau sinh là căn bệnh phổ biến xảy ra ở đường tiêu hóa của chị em phụ nữ. Việc suy yếu sức khỏe kèm theo các triệu chứng khó chịu do bị đau bao tử khiến mẹ hết sức mệt mỏi và không có đủ sức khỏe chăm sóc con  nhỏ. Vậy đau dạ dày sau sinh bắt nguồn từ đâu và cách điều trị ra sao?

Đau dạ dày sau sinh
Đau dạ dày sau sinh là bệnh lý xảy ra phổ biến nhất ở đường tiêu hóa

Đau dạ dày sau sinh là gì? Nguyên nhân gây ra

Sau sinh, cơ thể của người phụ nữ còn rất yếu ớt, sức đề kháng suy giảm nghiêm trọng. Vì vậy, chỉ cần chăm sóc, nghỉ ngơi không đủ, không đúng cách sẽ rất dễ gây ra các vấn đề về sức khỏe, trong đó bao gồm cả những bệnh lý đường tiêu hóa, điển hình nhất là đau dạ dày.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, đau dạ dày sau sinh có thể khởi phát từ một số nguyên nhân chính sau đây:

1. Do thói quen ăn uống kém khoa học

Sau sinh việc ăn uống của hầu hết các mẹ bỉm sữa đều rất khó khăn và chật vật. Vì lúc này việc giờ giấc ăn sẽ phụ thuộc rất nhiều vào giờ giấc sinh hoạt của em bé. Chẳng hạn như đến giờ ăn bữa chính nhưng con quấy khóc, cần bú sữa hoặc dỗ ngủ khiến bạn không thể ăn đúng giờ và ăn đủ lượng thức ăn cần thiết, thậm chí phải bỏ bữa, ăn qua loa cho xong… 

Đau dạ dày sau sinh
Thói quen ăn uống kém khoa học là nguyên nhân hàng đầu gây đau dạ dày sau sinh

Đây chính là nguyên nhân khiến cho hệ tiêu hóa hoạt động bất thường, dịch vị tiết ra không đúng thời điểm và hình thành những cơn đau dạ dày.

Xem ngay: Cách Chữa Đau Dạ Dày Bằng Trứng Gà Cải Thiện Sức Khỏe

2. Do suy giảm nội tiết tố

Nội tiết tố trong thời kỳ mang thai và nội tiết tố sau sinh thay đổi rất đột ngột khiến cho cơ thể không kịp thích nghi. Từ đó khiến cho quá trình điều tiết dịch vị trong dạ dày không được đảm bảo dẫn đến các cơn đau dạ dày khó chịu. 

2. Hội chứng ruột kích thích

Phụ nữ sau sinh rất dễ mắc phải hội chứng ruột kích thích. Nguyên nhân là do sau khi trẻ chào đời khiến cho trọng lượng và áp lực ở ổ bụng bị suy yếu, thường phải mất một khoảng thời gian thì bộ phận này mới có thể phục hồi lại như trạng thái ban đầu. Và trong giai đoạn chưa hồi phục sẽ dễ dàng gây ra hội chứng ruột kích thích, kéo theo rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày khiến mẹ khó chịu. 

3. Nhiễm vi khuẩn HP

Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (HP), một tác nhân chính gây bệnh lý dạ dày, thường xâm nhập cơ thể qua thực phẩm tươi sống không đảm bảo vệ sinh. Ban đầu, sự hiện diện của HP trong dạ dày có thể không gây ra triệu chứng rõ ràng, nhưng theo thời gian, khi vi khuẩn này phát triển mạnh, nó có thể dẫn đến đau dạ dày và các vấn đề sức khỏe liên quan.

4. Trầm cảm sau sinh

Áp lực và stress sau sinh không chỉ tạo ra mệt mỏi tinh thần mà còn có thể gây ra vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nếu không được giải quyết. Stress kéo dài có thể dẫn đến tình trạng trầm cảm, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất. Trong số đó, đau dạ dày là một biến chứng phổ biến, nơi căng thẳng làm tăng tiết dịch vị, gây bào mòn niêm mạc dạ dày và dẫn đến đau nhức.

Đừng bỏ qua: Đau Dạ Dày Nôn Ra Máu Là Bị Gì? Có Nguy Hiểm Không?

5. Đau dạ dày do sinh mổ

Thông thường, những trường hợp sinh mổ có nguy cơ bị đau dạ dày cao hơn những người sinh thường. Vì khi sinh mổ ruột bị ảnh hưởng kích thích, gây ức chế, dễ bị đầy hơi và bùng phát các cơn đau dạ dày. 

Dấu hiệu nhận biết đau dạ dày sau sinh

Đau dạ dày sau sinh là tình trạng rất dễ nhận biết thông qua các triệu chứng sau đây: 

Dấu hiệu nhận biết bệnh đau bao tử
Đau tức vùng thượng vị, buồn nôn, nôn ói, ợ chua, ợ hơi… là những triệu chứng đặc trưng của bệnh đau dạ dày sau sinh
  • Đau vùng thượng vị: Cảm giác đau âm ỉ hoặc dữ dội tại vùng từ trên rốn đến dưới xương ức, thường tăng lên vào ban đêm hoặc khi đói.
  • Buồn nôn và nôn ói: Phản ứng của cơ thể trước sự kích thích của dạ dày, gây ra hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản.
  • Đầy hơi, ợ chua, ợ hơi: Triệu chứng xuất hiện do cơ thể cố gắng loại bỏ khí dư thừa, giảm áp lực cho dạ dày.
  • Chán ăn: Cảm giác mệt mỏi và căng thẳng khiến việc ăn uống trở nên khó khăn, dẫn đến tình trạng chán ăn.
  • Mệt mỏi, mất ngủ: Suy nhược cơ thể kết hợp với đau dạ dày ban đêm và áp lực chăm sóc em bé khiến chị em sau sinh mệt mỏi, khó ngủ.

Xem thêm: Thuốc Đau Dạ Dày Esomeprazole Và Những Lưu Lý Khi Dùng

Bị đau dạ dày sau sinh có nguy hiểm không?

Đau dạ dày sau sinh có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách:

  • Viêm dạ dày mạn tính: Đau kéo dài không điều trị có thể biến chứng thành viêm dạ dày mạn, gây đau nhức dữ dội và hình thành viêm loét.
  • Xuất huyết dạ dày: Tổn thương không được điều trị có thể gây xuất huyết, biểu hiện qua nôn ra máu hoặc phân đen, cần cấp cứu kịp thời.
  • Thủng dạ dày: Viêm nhiễm kéo dài không chỉ gây đau mà còn có thể dẫn tới thủng dạ dày, làm thức ăn lọt vào khoang bụng, gây rối loạn tiêu hóa.
  • Ung thư dạ dày: Một trong những biến chứng nguy hiểm nhất, cần can thiệp ngoại khoa để tránh di căn và nguy cơ tử vong cao.

Cách chẩn đoán bệnh đối với chị em phụ nữ bị đau dạ dày sau sinh

Sau khi cơn đau dạ dày qua đi, người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện một số biện pháp xét nghiệm như:

  • Chụp X – quang dạ dày có sử dụng thuốc cản quang, nếu không có dấu hiệu bị thủng dạ dày; 
  • Nội soi dạ dày với điều kiện chưa ăn uống gì. Đây là phương pháp xét nghiệm hiệu quả để bác sĩ dễ dàng quan sát vị trí viêm. Đồng thời kết hợp tìm kiếm phát hiện lấy mảnh sinh thiết để làm xét nghiệm. 
  • Xét nghiệm vi khuẩn HP trong trường hợp nghi ngờ đau dạ dày do nhiễm khuẩn. 
Đau dạ dày sau sinh
Đau dạ dày sau sinh không được điều trị có thể gây các biến chứng nguy hiểm như viêm loét, xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày hoặc ung thư

Phương pháp điều trị bệnh đau dạ dày sau sinh hiệu quả

Hiện nay, điều trị đau dạ dày sau sinh thường sử dụng 2 biện pháp chính sau đây:

1. Điều trị bằng thuốc Tây

Để làm giảm nhanh chóng cơn đau dạ dày cấp, người bệnh có thể cân nhắc sử dụng một số loại thuốc sau: 

  • Thuốc Omeprazol: Đây là loại thuốc có khả năng hỗ trợ trung hòa lượng acid dư thừa và tăng cường khả năng bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày. 
  • Thuốc Cimetidine: Thuốc có tác dụng chính là kích thích cơ chế tự chữa lành các vết viêm loét dạ dày, giảm đau dạ dày và ngăn ngừa cơn đau tái phát.
  • Thuốc Nospa: Thuốc có khả năng làm giảm nhanh cơn đau và cải thiện hiệu quả các triệu chứng co thắt dạ dày khiến mẹ khó chịu. Tuy nhiên cần hết sức cân nhắc trước khi sử dụng loại thuốc này vì tác dụng phụ của thuốc là làm thay đổi mùi sữa mẹ, khiến trẻ bỏ bú. 
  • Thuốc kháng sinh: Có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn HP cùng nhiều ổ viêm nhiễm khác trong dạ dày. Tuy nhiên, lưu ý liều dùng kháng sinh để tránh gây tác dụng phụ. 

Lưu ý: Sử dụng thuốc Tây chữa đau dạ dày là biện pháp hiệu quả, giảm nhanh chóng tức thì cơn đau và các triệu chứng đau dạ dày đi kèm. Tuy nhiên, tác dụng phụ của thuốc Tây là trở ngại lớn nhất khiến mẹ phải lắng vì vẫn còn đang trong giai đoạn cho con bú. Vì vậy, trước khi quyết định sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, mẹ cần phải tìm hiểu kỹ tác dụng phụ hoặc tham khảo ý kiến của chuyên gia bác sĩ để được tư vấn loại thuốc, liều dùng thuốc phù hợp. 

Đọc thêm: Đau Dạ Dày Nên Và Không Nên Ăn Rau Gì? Lựa Chọn Tốt Nhất

2. Kết hợp các mẹo giảm đau dạ dày tại nhà an toàn

Để hạn chế tối đa nguy cơ làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ do sử dụng thuốc Tây mà vẫn giúp cải thiện hiệu quả chứng đau dạ dày sau sinh, phụ nữ sau sinh nên áp dụng các biện pháp chữa trị tự nhiên, hiệu quả và đơn giản có thể thực hiện ngay tại nhà. Dưới đây là một số mẹo phổ biến mẹ nên áp dụng:

2.1. Chườm nóng

Áp dụng chườm nóng 10-15 phút để giảm đau dạ dày sau sinh:

  1. Đổ nước nóng (50 – 65 độ C) vào túi chườm.
  2. Đặt túi chườm trên vùng thượng vị cho đến khi túi nguội.
  3. Hít thở sâu và thư giãn toàn thân trong quá trình chườm.
  4. Xoa bóp nhẹ nhàng vùng bụng sau khi chườm để giảm co thắt và kích thích tuần hoàn máu
Chườm nóng giảm đau dạ dày sau sinh
Chườm nóng giúp làm giãn các mạch máu vùng thượng vị, giảm co bóp và giảm đau dạ dày tức thì

2.2. Hít thở sâu thư giãn

Đây là cách cực kỳ đơn giản giúp làm giảm đau dạ dày hiệu quả cho các mẹ bỉm sữa không có nhiều thời gian. Chỉ cần nằm xuống thư giãn thả lỏng và hít sâu đều đặn sẽ giúp giảm thiểu sự co bóp, giảm tiết dịch vị ở dạ dày và kích thích giải phóng endorphins có khả năng giảm đau tự nhiên. Nhờ đó giúp cải thiện hiệu quả cơn đau đau dạ dày.

2.3. Sử dụng men tiêu hóa chữa đau dạ dày sau sinh

Thực đơn ăn uống quá sơ sài khiến hệ tiêu hóa thiếu hụt các chất enzyme phân hủy thức ăn, từ đó làm giảm khả năng hấp thụ thức ăn, về lâu dài hình thành đau dạ dày. Để kiểm soát tình trạng này, chị em có thể sử dụng các loại men tiêu hóa để khắc phục các triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tái phát. 

2.4. Áp dụng các bài thuốc dân gian dùng dược liệu tự nhiên

Một số nguyên dược liệu có sẵn trong tự nhiên và quen thuộc với con người có khả năng chữa đau dạ dày hiệu quả nhờ chứa những thành phần có lợi. Có thể kể đến một số bài thuốc dân gian như:

gừng và mật ong trị đau bao tử
Sự kết hợp của gừng và mật ong có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn giúp cải thiện hiệu quả triệu chứng đau dạ dày sau sinh
  • Nha đam: Sử dụng phần thịt nha đam rửa sạch nhớt và xay nhuyễn, hòa với nước để lọc lấy nước cốt. Mỗi ngày uống 2 lần để đạt hiệu quả cao. Lưu ý không dùng quá 400mg nha đam tươi trong ngày để tránh bị ngộ độc. 
  • Gừng + mật ong: Gừng có đặc tính kháng viêm, sát khuẩn, tính ấm rất có lợi cho sức khỏe. Dùng 1 – 2 lát gừng tươi đã rửa sạch hãm cùng nước sôi 10 phút, thêm vào một ít mật ong cho dễ uống. 
  • Quế: Nấu sôi 3 – 4 khúc quế nhỏ để lấy nước, vắt một quả cam lấy nước cho vào ly nước quế, có thể thêm một ít đường hoặc mật ong, khuấy đều và uống hết trong ngày. 

Bạn có biết: Thuốc Đau Dạ Dày Omeprazol: Liều Dùng và Tác Dụng Phụ Cần Biết

Hướng dẫn cách phòng ngừa đau dạ dày sau sinh hiệu quả

Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp chữa trị đau dạ dày, chị em phụ nữ sa sinh cũng cần kết hợp với việc thay đổi điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học, sinh hoạt lành mạnh để phòng ngừa sớm đau dạ dày sau sinh:

1. Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học

Duy trì một chế độ dinh dưỡng khoa học chính là “chìa khóa vàng” trong việc phòng ngừa đau dạ dày sau sinh hiệu quả. Không những vậy, ăn uống đầy đủ sẽ giúp tăng cường chất lượng sữa mẹ, đảm bảo sự phát triển tối đa cho trẻ nhỏ. 

Các loại thực phẩm phụ nữ sau sinh nên ăn và không nên ăn:

Nên ăn:

  • Ưu tiên sử dụng một số loại thực phẩm chứa protein lành mạnh có trong các loại thịt trắng, cá, trứng, sữa, đậu đỗ… 
  • Ăn nhiều các loại rau xanh, trái cây tươi để bổ sung chất xơ, vitamin khoáng chất, đặc biệt là vitamin C, B giúp hấp thu dưỡng chất tốt hơn, phòng ngừa đau dạ dày và ngăn ngừa táo bón sau sinh. Một số thực phẩm nên ăn như bông cải xanh, chuối, bắp cải, bí đỏ, măng tây, cải bó xôi, việt quất… 
  • Bổ sung các loại thực phẩm giàu acid folic, sắt, kẽm, canxi… như thịt bò, cá thu, gan bò, cá hồi, lòng đỏ trứng, phô mai, sữa, nấm… 
  • Đảm bảo bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể, đặc biệt đối với chị em phụ nữ sau sinh bị đau dạ dày cần uống 2.5 – 2.7 lít nước mỗi ngày. 
Chế độ ăn uống cho mẹ bỉm bị đau bao tử
Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp cơ thể phụ nữ sau sinh phục hồi nhanh chóng, ngăn ngừa đau dạ dày

Không nên ăn

  • Phụ nữ sau sinh bị đau dạ dày tuyệt đối không nên sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, thức uống có gas… 
  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm có nhiều dầu mỡ, chiên xào ngập trong dầu, thay vào đó nên ưu tiên các cách chế biến đơn giản như luộc, hấp, hầm… để giảm bớt gánh nặng cho hệ tiêu hóa. 
  • Tránh ăn các loại đồ sống, tái như sashimi, rau sống, gỏi, nộm… 
  • Hạn chế sử dụng thực phẩm chứa nhiều acid như cam, quýt, bưởi… vì hoạt chất này càng làm tăng nguy cơ bùng phát đau dạ dày. 

Thay đổi thói quen ăn uống khoa học

  • Chia nhỏ các bữa ăn chính làm nhiều bữa phụ trong ngày để giảm tải áp lực cho hệ tiêu hóa mà vẫn đảm bảo không thiếu hụt dưỡng chất. 
  • Không nên bỏ bữa, không nhịn đói hoặc khi ăn thì ăn quá nhiều. Thói quen này sẽ khiến dạ dày hoạt động bất thường, dễ đau dạ dày. 
  • Khi ăn cần tập trung ăn chậm nhai kỹ để giúp dạ dày hoạt động vừa phải, không bị quá sức.

2. Tập luyện vận động đều đặn

Phụ nữ sau sinh dù là sinh thường hay sinh mổ cũng đều phải có chế độ vận động, tập luyện phù hợp. Tùy theo từng giai đoạn phục hồi sức khỏe mà chuyên gia sẽ thiết kế cho bạn các bài tập khác nhau với cường độ, mức độ vừa phải. Để hỗ trợ phòng ngừa đau dạ dày nên ưu tiên các bài tập nhẹ nhàng không gây áp lực cho dạ dày, kiểm soát cân năng và tăng cường sức đề kháng. 

Một số bộ môn thích hợp cho những chị em bị đau dạ dày sau sinh như: đi bộ, yoga, thiền… Tránh các động tác bộ môn gây tác động mạnh đến vùng bụng như ngồi xổm, lắc vòng, uốn dẻo… Mỗi lần tập khoảng 30 – 40 phút, ít nhất 3 lần/ ngày để đạt hiệu quả tốt nhất. 

3. Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi 

Bất kỳ người phụ nữ nào sau khi sinh cũng đều rất bận rộn với việc chăm sóc con nhỏ. Tuy nhiên, đừng quá bận bịu đến mức quên dành thời gian để bản thân được nghỉ ngơi, thư giãn. Hãy san sẽ bớt việc chăm sóc con hay các công việc khác cho người thân, nhất là với chồng của bạn để nghỉ ngơi và làm điều mình thích. Chẳng hạn như:

  • Ngủ đủ giấc: Đặt ưu tiên cao cho việc ngủ sớm và ngủ đủ giấc để nạp lại năng lượng cho cơ thể. Điều chỉnh độ cao của gối để giảm áp lực lên dạ dày và cột sống.
  • Giao tiếp: Tăng cường giao tiếp với gia đình và bạn bè, dành thời gian cho sở thích cá nhân để giảm stress và tránh trầm cảm sau sinh.
  • Chăm sóc sức khỏe: Tham gia các lớp học chăm sóc sức khỏe sau sinh, như massage thư giãn, để cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần.

Đau dạ dày sau sinh là căn bệnh phổ biến nhưng để điều trị khỏi dứt điểm hoàn toàn cho mẹ mà không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé là cả một quá trình khó khăn. Vì vậy, tốt nhất hãy tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc thực hiện các biện pháp điều trị hoặc phòng ngừa đau dạ dày từ sớm để có một sức khỏe tốt, phục hồi nhanh. 

Có thể bạn quan tâm

Chia sẻ:
Viêm Dạ Dày Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng và Điều Trị

Viêm dạ dày là bệnh lý thường gặp khiến chúng ta vô cùng đau đớn. Nó không chỉ ảnh hưởng…

7 bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày hiệu quả từ ngàn xưa

Khám phá 7 bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày, được lưu truyền qua bao thế hệ. Được đánh…

thuốc đau dạ dày cho phụ nữ mang thai 5 thuốc đau dạ dày cho phụ nữ mang thai tốt, an toàn

Trong những trường hợp mắc bệnh nặng, việc sử dụng thuốc đau dạ dày cho phụ nữ mang thai là…

Mẹo Chữa Đau Dạ Dày Bằng Chuối Xanh Hết Bệnh Sau Vài Ngày

Một trong những phương pháp tự nhiên hiệu quả để chữa trị bệnh đau dạ dày là sử dụng chuối…

Ung thư dạ dày di căn Ung thư dạ dày di căn (gan, phổi, xương, hạch…)

Ung thư dạ dày di căn là tình trạng nguy hiểm nhất trong tất các giai đoạn của bệnh. Lúc…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua