Bị Hôi Miệng Khi Mang Thai và Cách Chữa An Toàn Cho Mẹ

Hôi miệng khi mang thai là chuyện khó tránh khỏi trong thai kỳ. Thường xảy ra do có liên quan đến vấn đề thay đổi nội tiết tố, thói quen ăn uống và vệ sinh răng miệng. Tình trạng này không quá nguy hiểm và nếu biết cách mẹ bầu có thể xử lý nhanh gọn bằng những biện pháp đơn giản, an toàn. 

Hôi miệng khi mang thai
Hôi miệng khi mang thai là tình trạng khá phổ biến chủ yếu do sự thay đổi nội tiết và thói quen ăn uống, vệ sinh răng miệng

Hôi miệng khi mang thai có phải bệnh không?

Hôi miệng là tình trạng khoang miệng thoát ra mùi hôi tanh khó chịu hoặc từ những bộ phận khác truyền đến miệng như họng, xoang, mũi, thậm chí là dạ dày. Bất kỳ ai cũng có thể bị hôi miệng và một trong số đó là phụ nữ mang thai. Ở nhóm đối tượng này, chứng hôi miệng thường xảy ra một cách đột ngột, vì trước khi mang thai không hề có. 

Các chuyên gia cho biết, mùi hôi miệng được phát sinh từ các hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi trong khoang miệng. Trong đó chủ yếu là methyl mercaptan và hydrogen sufide. Các chủng vi khuẩn kỵ khí tồn tại bên dưới lưỡi sản sinh ra nhiều chất này dẫn đến mùi hôi. 

Hầu hết các trường hợp hôi miệng khi mang thai đều xảy ra do những biến đổi trong cơ thể và đây là tình trạng hết sức bình thường. Tuy nhiên, một số ít trường hợp khác mẹ bầu bị hôi miệng là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý về răng miệng hoặc dạ dày. Để biết được chính xác nguyên nhân gây hôi miệng, mẹ bầu cần thăm khám chuyên khoa để được bác sĩ chẩn đoán và tư vấn hướng xử lý khắc phục phù hợp. 

Nguyên nhân khiến bà bầu bị hôi miệng

Theo một khảo sát, có đến 90% chị em phụ nữ mang thai bị hôi miệng ít hoặc nhiều. Tình trạng này thường xảy ra do các nguyên nhân sau:

Nguyên nhân sinh lý

  • Rối loạn hormone nội tiết: Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ sẽ có sự thay đổi nội tiết tố một cách nhanh chóng so với trước đó. Đây là nguyên nhân gây ra hàng loạt những dấu hiệu mang thai mà chị em thường gặp như buồn nôn, ốm nghén, vòng 1 nở to… Đặc biệt, sự thay đổi của các hormone thai kỳ vô tình làm suy giảm miễn dịch của một số lợi khuẩn trong khoang miệng, tạo điều kiện cho hại khuẩn phát triển gây viêm nhiễm và tạo mùi hôi khó chịu. 
  • Ốm nghén:Có đến 66% bà bầu bị ốm nghén trong thai kỳ. Việc nôn ói quá mức vô tình khiến khoang miệng trở thành môi trường axit lý tưởng cho vi khuẩn phát triển. Nếu không được vệ sinh kỹ lưỡng sẽ dần làm mòn khoáng răng, mảng bám và thức ăn thừa dễ dàng bám vào, hình thành sâu răng và dẫn đến mùi hôi miệng. 
Hôi miệng khi mang thai
Rối loạn hormone làm suy giảm miễn dịch, tăng vi khuẩn trong khoang miệng và gây hôi miệng
  • Mất nước, khô miệng: Nôn nghén hoặc đi tiêu nhiều là những điều mẹ bầu phải đối mặt. Do đó, nếu mẹ không bổ sung đủ lượng nước thiếu hụt mẹ sẽ rất dễ bị mất nước, dẫn đến khô miệng. Kết hợp với việc giảm tiết nước bọt do thay đổi hormone khiến khoang miệng không được làm sạch, vi khuẩn sinh sôi phát triển, tế bào không được nuôi dưỡng và chết đi. Những yếu tố này kết hợp tạo thành mùi hôi khó chịu trong khoang miệng của mẹ bầu. 
  • Vệ sinh răng miệng kém: Mẹ bầu không vệ sinh răng miệng hoặc đánh răng súc miệng không đúng cách là nguyên nhân gây hôi miệng phổ biến nhất. Các mảng bám thức ăn tích tụ thành cao răng, kẹt trong các kẽ lên men theo thời gian tạo thành mùi hôi khó chịu. 
  • Tăng thân nhiệt: Hầu hết phụ nữ mang thai đều có cảm giác tăng thân nhiệt, làm suy giảm hệ miễn dịch, mệt mỏi, thường xuyên nóng sốt và nổi nhiệt miệng. Tình trạng này xảy ra thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng ăn uống, tăng nguy cơ loét miệng và nhiễm khuẩn, phát sinh mùi hôi. 
  • Thiếu canxi: Thiếu hụt canxi gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra, bà bầu thiếu canxi còn khiến răng nướu yếu hơn, thường xuyên chảy máu, dễ bị vi khuẩn tấn công gây sâu răng và gây hôi miệng khi mang thai. 
  • Thói quen ăn uống: Dưới ảnh hưởng của hormone thai kỳ, chị em phụ nữ mang thai thường có xu hướng thay đổi thói quen ăn uống. Trong đó, nếu thường xuyên sử dụng các loại thực phẩm có mùi hôi, tanh, gia vị nồng, thực phẩm nhiều đường, tinh bột, protein cao… sẽ có nguy cơ bị hôi miệng cao hơn. 
  • Tác dụng phụ của thuốc: Phụ nữ mang thai thường có xu hướng sử dụng các loại thuốc bổ, viên uống thực phẩm chức năng hoặc một vài nhóm thuốc khác theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, khi thuốc lưu lại trong cơ thể và tan ra trong dạ dày, mẹ bầu sẽ cảm nhận được toàn bộ khoang miệng và hơi thở của mình có mùi thuốc khó chịu. Ngoài ra, tác dụng phụ lớn nhất của thuốc chính là làm khô miệng và từ khô miệng dẫn đến hôi miệng. 

Nguyên nhân bệnh lý

Ngoài những nguyên nhân sinh lý, hôi miệng khi mang thai cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý như:

Hôi miệng khi mang thai
Trào ngược dạ dày là nỗi sợ hãi của nhiều chị em phụ nữ mang thai và là nguyên nhân gây ra mùi hôi miệng khó chịu
  • Các bệnh về răng miệng: Một số bệnh về răng miệng thường gặp như: sâu răng, đau răng, viêm nướu răng, viêm nha chu, chảy máu chân răng, viêm loét niêm mạc miệng… đều đi kèm theo tình trạng hôi miệng. Do đó, nếu chẳng may mẹ bầu mắc phải những bệnh lý này chắc chắn sẽ bị hôi miệng kéo dài, dù vệ sinh răng sạch sẽ thì mùi hôi cũng không thuyên giảm. 
  • Trào ngược dạ dày: Trào ngược dạ dày là một trong những vấn để sức khỏe thường gặp nhất khi mang thai, đặc biệt trong tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3 dưới tác động của hormone progesterone cũng như sức ép của thai nhi lên hệ tiêu hoá. Tình trạng này thường xảy ra sau khi ăn, thức ăn không được tiêu hóa hết sẽ cùng dịch vị dạ dày trào ngược lên khoang miệng, để lại mùi hôi vô cùng khó chịu. Nếu không được kiểm soát đúng cách sẽ khiến mẹ bầu phải đối mặt với nhiều hệ lụy khác về sức khỏe cũng như tác động tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi. 

Dấu hiệu nhận biết chứng hôi miệng khi mang thai

Chứng hôi miệng trong thai kỳ rất dễ để nhận biết thông qua một số dấu hiệu sau:

  • Mẹ ngửi thấy rõ mùi hôi khó chịu trong hơi thở, nhất là khi nói chuyện hoặc chụm hai bàn tay lại rồi hà hơi ra. 
  • Mẹ thường bị hôi miệng sau khi ngủ dậy hoặc sau những bữa ăn. 
  • Miệng lưỡi khô khốc, giảm tiết nước bọt. 
  • Có vị đắng hoặc vị kim loại trong khoang miệng. 
  • Quan sát thấy lưỡi đóng từng bợn trắng. 
  • Nướu sưng đỏ, chảy máu. 

Cách điều trị hôi miệng cho bà bầu hiệu quả, an toàn

Bản chất của hôi miệng không làm ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai và cũng không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe của mẹ bầu. Chỉ một vài trường hợp mẹ bầu bị giảm vị giác, chán ăn gây thiếu dưỡng chất cho thai nhi. Ngoài ra, mùi hôi miệng sẽ khiến mẹ trở nên tự ti, ít giao tiếp hoặc gây nhiều phiền toái khác trong đời sống. Do đó, mẹ bầu cần tìm cách phù hợp và an toàn để xử lý dứt điểm mùi hôi miệng khó chịu. 

Dưới đây là một số biện pháp hiệu quả được các chuyên gia khuyến khích áp dụng: 

1. Giữ vệ sinh răng miệng đúng cách

Tình trạng hôi miệng khi mang thai hoàn toàn có thể được khắc phục khi mẹ bầu thực hiện vệ sinh răng miệng đúng cách. 

Hôi miệng khi mang thai
Vệ sinh răng miệng đúng cách và đều đặn hàng ngày là cách xử lý mùi hôi miệng khi mang thai hiệu quả
  • Đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày sáng – tối. Mỗi lần đánh răng kéo dài 3 phút. Chải răng đúng kỹ thuật, chải theo chiều dọc và đánh kỹ các răng nằm sâu trên cung hàm nhằm loại bỏ mảng bám, thức ăn thừa trên răng, tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. 
  • Nên chọn bàn chải đánh răng nhỏ gọn, lông mềm mảnh và dễ di chuyển. Thay mới bàn chải ít nhất 3 tháng/ lần. Ưu tiên chọn kem đánh răng có chứa flour để tăng hiệu quả bảo vệ răng. 
  • Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng chuyên dụng hoặc nước muối sau khi đánh răng để làm sạch hoàn toàn khoang miệng. Khi không còn mảng bám thức ăn và vi khuẩn thì mùi hôi miệng cũng sẽ biến mất. 
  • Với những bữa ăn nhẹ trong ngày hoặc sau khi nôn không nhất thiết phải đánh răng, mẹ chỉ cần dùng chỉ nha khoa sau đó súc miệng bằng nước muối là đủ. 
  • Mẹ bầu nên thường xuyên cạo lưỡi vì bề mặt lưỡi chính là nơi trú ngụ của rất nhiều loại vi khuẩn có hại. Thực hiện cạo lưỡi từ 1 – 2 lần/ ngày sẽ giúp mẹ giảm hôi miệng đáng kể. 

2. Điều chỉnh thói quen ăn uống, sinh hoạt

Thói quen ăn uống và sinh hoạt hàng ngày của mẹ bầu ảnh hưởng rất nhiều đến mùi của khoang miệng. Do đó, để tránh tình trạng hôi miệng khó chịu, mẹ bầu cần lưu ý các vấn đề sau:

Hôi miệng khi mang thai
Tăng cường các loại thực phẩm tăng lợi khuẩn, giàu vitamin C, chất xơ… sẽ giúp mẹ giảm mức độ hôi miệng
  • Tránh sử dụng các loại thực phẩm có mùi nồng như cá ngừ, các loại cá đóng hộp, hành, tỏi, các loại mắm, sốt nặng mùi, thức ăn chế biến nhiều gia vị, cay, thực phẩm lên men, các chất kích thích trong rượu bia, cà phê, trà đặc… Đây đều là những thực phẩm khiến hơi thở của mẹ nặng mùi hôi, không những vậy còn tạo áp lực cho hệ tiêu hóa, dễ gây khó tiêu, trào ngược và ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của thai nhi. 
  • Thay vào đó, nên tăng cường sử dụng nhóm thực phẩm lành mạnh, có khả năng giảm mùi hôi miệng như: sữa chua, gừng, mật ong, giấm táo, rau thì là, các loại trái cây giàu vitamin C (như dâu tây, đu đủ, cam, bưởi…), thực phẩm giàu chất xơ, uống nhiều nước… Những loại thực phẩm này giúp mẹ bầu cải thiện rõ rệt mức độ hôi miệng, đồng thời kích thích tuyến nước bọt hoạt động hiệu quả hơn để loại bỏ vi khuẩn gây mùi, làm sạch khoang miệng. 
  • Ngoài thói quen ăn uống, mẹ bầu cũng cần thay đổi một số thói quen xấu gây hôi miệng như ngủ ngáy, ngủ há miệng, thở bằng miệng, lười uống nước, đánh răng qua loa, thường xuyên ăn bánh kẹo ngọt, thức ăn nhiều đường..

3. Áp dụng các mẹo làm giảm mùi hôi miệng tại nhà

Để đối phó với mùi hôi miệng khó chịu khi mang thai, mẹ bầu có thể tận dụng một số loại nguyên liệu thiên nhiên như:

Hôi miệng khi mang thai
Bạc là là loại thảo dược có mùi thơm mát, giúp giảm mùi hôi miệng an toàn cho mẹ bầu
  • Súc miệng nước lá bạc hà: Tinh dầu trong bạc hà có mùi thơm mát tự nhiên, đặc biệt có tính kháng khuẩn, giảm viêm tốt, an toàn phù hợp cho phụ nữ mang thai. Mẹ dùng 1 nắm nhỏ lá bạc hà rửa sạch, giã nhuyễn, hòa cùng nước ấm rồi dùng nước này súc miệng 3 lần/ ngày. 
  • Súc miệng nước lá húng chanh: Húng chanh là loại thảo dược quý giúp chữa hôi miệng hiệu quả, an toàn. Không chỉ khử mùi hôi miệng mà nó còn giúp khoang miệng của mẹ bầu trở nên thơm mát, tỏa ra mùi hương dễ chịu. Đun sôi lá húng chanh cùng 300ml nước, đợi cho nước nguội dùng để súc, ngậm trong miệng 5 phút. 
  • Súc miệng bằng nước gừng: Gừng tươi chứa các hoạt chất có khả năng diệt khuẩn, giảm mùi hôi miệng và cải thiện chứng buồn nôn, phù hợp dùng cho phụ nữ mang thai. Gừng tươi đun sôi với nước, đợi nguội rồi dùng để súc miệng 3 lần/ ngày. 
  • Súc miệng bằng nước ngò gai + muối: Ngò gai có công dụng tốt trong cải thiện các triệu chứng đầy hơi, khó tiêu và hôi miệng. Mẹ chỉ cần dùng 1 nắm ngò gai, rửa sạch, cắt nhỏ và đun sôi với nước. Đổ nước ra ly, thêm muối khuấy tan đều rồi dùng để súc miệng. 
  • Chải răng bằng dầu dừa: Mẹ bầu bị hôi miệng kèm theo chảy máu nướu răng có thể sử dụng dầu dừa để kiểm soát triệu chứng. Dầu dừa có khả năng xoa dịu mô nướu, giảm đau, giảm chảy máu và ức chế sự phát triển của các hại khuẩn gây hôi miệng. 

Lưu ý: Những cách giảm hôi miệng tại nhà bằng dược liệu tự nhiên rất phù hợp dùng cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, vì chỉ mang hiệu quả tạm thời nên hướng điều trị hàng đầu vẫn là kết hợp chăm sóc vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng và từ bỏ các thói quen xấu không tốt cho khoang miệng. 

4. Điều trị hôi miệng theo phác đồ y tế

Một số trường hợp bị hôi miệng khi mang thai xuất phát từ các nguyên nhân bệnh lý về răng miệng hay tiêu hóa cần được thăm khám, chẩn đoán và điều trị theo phác đồ phù hợp. Tuy nhiên, vì phụ nữ mang thai là đối tượng khá nhạy cảm, việc điều trị bằng những cách thông thường. Thay vào đó chỉ được thực hiện một vài biện pháp y tế đơn giản nhằm kiểm soát triệu chứng, ngăn chặn tiến triển bệnh như sau:

Hôi miệng khi mang thai
Thăm khám khi cần thiết nếu mẹ bầu bị hôi miệng kèm theo các triệu chứng khác về răng miệng hay dạ dày
  • Đối với trường hợp bà bầu bị trào ngược dạ dày thực quản sẽ được chỉ định dùng một vài loại thuốc an toàn nhằm bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày, giảm tần suất trào ngược. 
  • Thực hiện trám răng, lấy vôi răng, tiểu phẫu hoặc dùng laser loại bỏ u hạt sinh mủ quanh chân răng. Lưu ý những thủ thuật này chỉ được áp dụng trong giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ (từ tuần 13 – tuần 26), còn 3 tháng đầu và 3 tháng cuối là giai đoạn rất nhạy cảm thường không được chỉ định thực hiện. 

Phụ nữ mang thai tuyệt đối không được thực hiện xét nghiệm chụp X quang, tự ý dùng các loại thuốc đặc trị bệnh hoặc thực hiện các phẫu thuật xâm lấn như nhổ răng, chữa tủy răng, phẫu thuật nạo túi nha chu… để tránh gây biến chứng và rủi ro cho sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi trong bụng. 

Hôi miệng khi mang thai đem lại rất nhiều phiền phức trong đời sống hàng ngày, tuy nhiên cũng không quá phức tạp trong việc xử lý. Tùy theo mức độ và nguyên nhân gây hôi miệng mà bác sĩ sẽ hướng dẫn mẹ bầu cách điều trị phù hợp và an toàn nhất. Ngoài ra, mẹ cần kết hợp thăm khám định kỳ thường xuyên để theo dõi tình trạng sức khỏe cũng như sự phát triển của thai nhi để đảm bảo không xảy ra vấn đề bất thường nào trong quá trình điều trị. 

Có thể bạn quan tâm

Chia sẻ:
10 cách trị hôi miệng tại nhà đơn giản – Dân gian hay dùng

Hôi miệng là vấn đề liên quan đến y tế, xảy ra do nhiều bệnh lý khác nhau như amidan,…

Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng lưỡi trắng hôi miệng Lưỡi trắng hôi miệng là dấu hiệu của bệnh gì?

Lưỡi trắng hôi miệng là một hiện tượng thường gặp ở nhiều người, có thể xuất phát từ nhiều nguyên…

Thực phẩm chức năng trị hôi miệng 10 Thực Phẩm Chức Năng Hỗ Trợ Trị Hôi Miệng Hiệu Quả Tốt

Trên thị trường có nhiều loại thực phẩm chức năng trị hôi miệng, có tác dụng xua tan mùi hôi…

Thực phẩm gây hôi miệng Những Thực Phẩm Gây Hôi Miệng Cần Biết Để Tránh Xa

Thường xuyên sử dụng các loại thực phẩm nặng mùi như hành, tỏi, sữa, các chế phẩm từ sữa, cà…

Bị Hôi Miệng Lâu Năm và Hướng Điều Trị Bệnh Tận Gốc Bị Hôi Miệng Lâu Năm và Hướng Điều Trị Bệnh Tận Gốc

Hôi miệng lâu năm gây ra nhiều phiền toái, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống, giao tiếp…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua