Bé bị nổi mẩn đỏ từng mảng là bệnh gì? Có nguy hiểm không và cách chữa?
Bé bị nổi mẩn đỏ từng mảng là biểu hiện của một số bệnh lý da liễu bao gồm mề đay, chàm, vẩy nến, viêm da dị ứng,… Tuy nhiên, hiện tượng này có thể cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm hơn như bệnh Prurit hoặc viêm da thần kinh.
Bé bị nổi mẩn đỏ từng mảng là bệnh gì?
Bé bị nổi mẩn đỏ từng mảng thường không nguy hiểm và có thể điều trị được. Điều quan trọng là cần tìm được nguyên nhân gây bệnh để có phương pháp điều trị phù hợp. Một số bệnh lý có liên quan bao gồm:
1. Mề đay mẩn ngứa
Mề đay ở trẻ em là tình trạng phổ biến bởi vì hệ thống miễn dịch ở trẻ chưa hoàn thiện, dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết và các tác nhân bên ngoài môi trường. Bên cạnh đó, da của bé cũng khá mỏng manh, tạo cơ hội cho dị ứng và bệnh mề đay bùng phát.
Dấu hiệu phổ biến của bệnh mề đay mẩn ngứa là hiện tượng phù nề trên da kèm theo các cơn ngứa dữ dội. Hình dạng và kích thước của những mảng phù nề này có thể khác nhau, tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và cơ địa của người bệnh.
2. Dị ứng thời tiết
Thời tiết thay đổi đột ngột có thể tác động lên da và khiến bé bị nổi mẩn đỏ từng mảng. Dị ứng thời tiết không phải là tình trạng nguy hiểm và có thể được cải thiện trong vài ngày.
Tuy nhiên, dị ứng thời tiết ở trẻ em có thể dẫn đến sốc nhiệt, nhiễm trùng da, áp xe,… Do đó, cách tốt nhất là nắm rõ các dấu hiệu để có biện pháp điều trị kịp lúc.
3. Viêm da dị ứng gây nổi mẩn ngứa thành mảng
Viêm da dị ứng là tình trạng da nổi mẩn ngứa thành từng mảng khi cơ thể tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng. Đây là tình trạng da liễu thường gặp, đặc biệt là ở trẻ em. Bệnh có xu hướng kéo dài và có khả năng tái phát định kỳ hàng năm.
Để khắc phục, cần giữ bé tránh xa các tác nhân gây dị ứng. Bên cạnh đó tăng cường bổ sung vitamin, khoáng chất, rau củ, trái cây tươi để tăng cường sức khỏe tổng thể của trẻ.
Bật mí: Viêm da dị ứng kiêng gì? Nên ăn gì giúp khỏi nhanh?
4. Viêm da tiếp xúc
Tương tự như viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc xảy ra khi da tiếp xúc với các tác nhân kích ứng, điển hình là nhựa cao su, hóa chất, hóa mỹ phẩm,…. Các triệu chứng chỉ tác động lên vùng da tiếp xúc với tác nhân kích ứng, do đó phạm vi ảnh hưởng thường không lớn.
Viêm da tiếp xúc ở trẻ em không chỉ khiến bé bị nổi mẩn đỏ từng mảng mà còn gây đỏ, ngứa rát và nổi các nốt mụn nước trên da. Bệnh thường không nguy hiểm và có thể phòng ngừa bằng cách cho bé tránh khỏi các tác nhân kích ứng da.
5. Bệnh chàm
Chàm là một bệnh viêm da mãn tính và vẫn chưa có cách điều trị dứt điểm. Bệnh có thể xuất hiện ở người lớn và cả trẻ nhỏ kéo dài trong nhiều tuần và có xu hướng tái phát thường xuyên.
Bệnh chàm ở trẻ em thường được nhận biết thông qua việc bé bị nổi mẩn đỏ từng mảng, da khô, bong tróc vảy và rất ngứa ngáy. Bệnh thường không gây ra các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, việc điều trị là cần thiết để tránh việc ngứa ngáy ảnh hưởng đến giấc ngủ, chất lượng cuộc sống và sự phát triển toàn diện của trẻ.
6. Bệnh vẩy nến
Vẩy nến là tình trạng bệnh lý ngoài da do rối loạn hệ thống miễn dịch, có thể xảy ra ở người trưởng thành và cả trẻ em. Ở trẻ em, bệnh thường lành tính và không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, vảy nến có thể ảnh hưởng đến tinh thần, thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống của trẻ.
Khi bị vẩy nến, da nổi mẩn đỏ từng mảng có ranh giới rõ ràng, da khô, nứt nẻ và chảy máu gây đau đớn. Hiện tại, vẫn chưa có biện pháp điều trị dứt điểm bệnh vẩy nến nhưng có thể kiểm soát và ngăn ngừa bệnh tái phát.
7. Bệnh Rosacea khiến bé bị nổi chấm đỏ trên mặt (chứng đỏ mặt)
Bệnh Rosacea hay còn được gọi là chứng đỏ mặt. Đây là bệnh da liễu lành tính và thường ảnh hưởng đến làn da hai bên má và mũi. Bệnh khiến da bé bị đỏ, sưng tấy, nổi mẩn và làm các mạch máu nhỏ ở thượng bì da bị giãn ra.
8. Bệnh viêm da thần kinh
Viêm da thần kinh là một dạng lichen hóa da mãn tính và thường gây ảnh hưởng đến một số khu vực cụ thể như đầu, cổ tay, phía trên đùi, gáy,… Viêm da thần kinh ở trẻ em thường được nhận biết thông qua các mảng da nổi mẩn đỏ, có màu tím và các khía ngang dọc.
Để điều trị viêm da thần kinh, cần kết hợp việc dùng thuốc chống ngứa, giảm viêm và khắc phục các vấn đề thần kinh.
9. Bệnh Prurit
Bệnh Prurit là bệnh ngoài da được nhận biết bởi các cơn ngứa dai dẳng. Ở trẻ em bệnh thường khiến bé bị nổi mẩn đỏ từng mảng kèm theo ngứa rát kéo dài. Bệnh Prurit là một bệnh lý hiếm gặp và chưa có biện pháp điều trị dứt điểm.
Bé bị nổi mẩn đỏ từng mảng có nguy hiểm không?
Mức độ nguy hiểm của việc bé bị nổi mẩn đỏ từng mảng phụ thuộc vào các nguyên nhân cụ thể. Nổi mẩn đỏ thành mảng thường bắt nguồn từ các bệnh da liễu, ít khi gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của trẻ. Tuy nhiên tình trạng này cũng có thể do bệnh lý nghiêm trọng hơn.
Do đó, hãy đưa bé đến bệnh viện ngay khi:
- Bé bị nổi mẩn đỏ từng mảng kèm theo việc hình thành chất dịch, mủ bên trong. Đây là có thể là dấu hiệu nhiễm trùng nghiêm trọng.
- Các nốt mẩn đỏ bị chảy máu, dịch vàng,… Đây là có thể là dấu hiệu của việc nhiễm virus.
- Các triệu chứng không có dấu hiệu thuyên giảm sau 1 tuần hoặc có nguy cơ trở nên nghiêm trọng hơn.
- Nhiều trẻ bị nổi mẩn đỏ từng mảng do mề đay mẩn ngứa, dị ứng có thể dẫn đến sốc phản vệ, khó thở do mề đay xuất hiện tại đường thở. Trường hợp này cần được cấp cứu kịp thời để tránh nguy hiểm đến tính mạng.
Chính vì vậy, các bậc phụ huynh không nên chủ quan với các biểu hiện nổi mẩn đỏ trên da mà bé gặp phải. Hãy chủ động cho bé đi thăm khám để được bác sĩ tư vấn cách chữa trị hiệu quả, an toàn.
Thông tin thêm: Bé bị mẩn ngứa như muỗi đốt và những điều cha mẹ cần biết
Chữa nổi mẩn đỏ từng mảng trên da ở trẻ em và những sai lầm thường gặp
Những sai lầm trong điều trị bệnh ngoài da cho trẻ mà các bậc phụ huynh thường gặp phải gồm:
Tùy tiện chữa nổi mẩn đỏ từng mảng ở trẻ tại nhà
Trong dân gian có nhiều mẹo dùng lá tắm để cải thiện tình trạng nổi mẩn trên da cho trẻ. Các mẹo này thường sử dụng thảo mộc tự nhiên nên khá lành tính và dễ kiếm. Một số cách thường được áp dụng như:
- Tắm bằng lá trầu không: Lấy 1 nắm trầu không, rửa sạch và đun sôi với nước. Gạn lấy nước để đến khi còn ấm thì tắm cho trẻ.
- Chữa nổi mẩn đỏ từng mảng bằng cây sài đất: Lấy cây sài đất, rửa sạch cả lá và thân, đun sôi với nước. Dùng nước này để tắm cho trẻ khi nước vừa đủ ấm.
- Tắm bằng lá khế: Sử dụng 1 nắm lá khế, rửa sạch, đun sôi với nước trong 5 – 10 phút. Chờ nước nguội rồi dùng nước đó để tắm cho bé.
- Ngoài ra, tắm bằng lá trà xanh, lá ổi, lá bạc hà, mướp đắng… cũng là cách được nhiều cha mẹ áp dụng.
Việc tùy tiện áp dụng các mẹo dân gian là nguyên nhân khiến nhiều bé bị nhiễm khuẩn, bội nhiễm da, da nổi mẩn nghiêm trọng hơn. Tình trạng này là do sử dụng lá tắm sai cách.
Hơn nữa trong các thảo dược nói trên có chứa 1 lượng lớn tinh dầu và hoạt chất khiến da bé bị kích ứng, dị ứng dẫn đến viêm, tổn thương. Thảo dược không sạch, không đảm bảo vệ sinh dễ gây bội nhiễm.
Nhiều trường hợp da bé bị nổi mẩn đỏ từng mảng có biểu hiện ngứa rát nhưng cha mẹ vẫn dùng các loại lá tắm, lá đắp khiển trẻ bị đỏ toàn thân. Do đó, khi trẻ gặp các vấn đề về da, cha mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng bất cứ cách chữa trị nào.
Thận trọng khi dùng thuốc Tây
Hầu hết các loại thuốc bôi ngoài da đều chứa 1 lượng corticoid nhất định có thể gây hại cho da của trẻ. Một số loại kháng sinh có thể gây nhờn thuốc, kháng thuốc, ức chế miễn dịch.
Trong nhiều trường hợp thuốc kháng sinh, corticoid chống chỉ định với trẻ nhỏ. Do đó, cha mẹ chỉ nên sử dụng thuốc Tây theo chỉ định của bác sĩ khi các bé bị nổi mẩn đỏ từng mảng có dấu hiệu viêm nhiễm.
Có thể bạn quan tâm:
- Nổi mề đay quanh mắt và những lưu ý
- Thường xuyên bị nổi mề đay vào ban đêm và cách xử lý hiệu quả
Bình luận (2)
Bé bị nổi từng mảng khắp người là bị gì vậy Bác sĩ
Chao Bac si.
Hien Tai toi dang Song o duc. Neu toi mua San pham Ben Ban thi co GUI sang duc khong?
Rat Mong Cho CAU tra loi zu Bac si.
Mail: pierlingnguyen68@gmail.com