Bệnh nổi mề đay ở trẻ em và cách chữa trị lành tính hiệu quả

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Bệnh nổi mề đay ở trẻ em thường bị coi nhẹ, nhưng lại có thể dẫn tới những biến chứng khó lường. Nguy hiểm hơn là có khoảng 50% số bệnh nhi gặp phải các biến chứng đe dọa đến tính mạng từ bệnh mề đay mẩn ngứa.

Nổi mề đay ở trẻ em là gì? Có nguy hiểm không?

Nổi mề đay ở trẻ em là tình trạng da nổi các đám mẩn đỏ không đều, nổi gồ trên da, kèm theo những triệu chứng ngứa ngáy, sưng tấy. Bệnh được chia thành 2 dạng, nổi mề đay cấp tính và mãn tính.

  • Nổi mề đay cấp tính ở trẻ em: Là tình trạng mề đay khởi phát và biến mất trong vòng 6 tuần.
  • Nổi mề đay mãn tính ở trẻ em: Là tình trạng mề đay kéo dài trên 6 tuần và thường xuyên tái phát trở lại.
Hình ảnh bệnh nổi mề đay ở trẻ em
Hình ảnh nổi mề đay ở trẻ em

Mề đay ở trẻ em là căn bệnh rất thường gặp nên nhiều người có tâm lý coi nhẹ. Tuy nhiên, căn bệnh này có thể gây ra nhiều biến chứng khó lường, bởi trẻ nhỏ có cơ địa rất nhạy cảm và sức đề kháng còn non yếu.

Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh có thể dẫn tới sốc phản vệ, khó thở, phù mạch cấp, trẻ mất ngủ biếng ăn do ngứa ngáy dẫn tới suy dinh dưỡng… Do đó, khi phát hiện trẻ bị nổi mề đay, cha mẹ không nên chủ quan mà cần cho con thăm khám sớm để được điều trị kịp thời.

Nguyên nhân nổi mề đay ở trẻ em

Theo bác sĩ Lệ Quyên, mề đay là phản ứng của mao mạch trên da. Căn nguyên của bệnh nổi mề đay rất phức tạp, bệnh có thể khởi phát do yếu tố bên trong cơ thể, nhưng cũng có thể bắt nguồn từ môi trường bên ngoài, cũng có không ít trường hợp bệnh nhân không xác định được nguyên nhân. Dựa trên nghiên cứu lâm sàng, các chuyên gia y khoa đã thống kê được một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng nổi mày đay ở trẻ em như sau:

  • Trẻ có làn da cơ địa yếu, cơ thể non nớt, chưa hoàn thiện, thể trạng và sức đề kháng chưa chống lại được các tác nhân gây bệnh từ môi trường (vi khuẩn, virus từ lông động vật hoặc các loại cây, hoa…).
  • Trẻ bị dị ứng với thực phẩm hoặc sữa mẹ.
  • Mẫn cảm với các thành phần có trong thuốc điều trị.
  • Trẻ nổi mề đay mẩn ngứa do thời tiết thay đổi.
  • Trẻ di truyền bệnh từ bố mẹ.

Triệu chứng nổi mề đay ở trẻ em

Bệnh nổi mề đay ở trẻ em có những biểu hiện khá rõ ràng, tuy nhiên, nhiều người lại dễ nhầm lẫn các triệu chứng của căn bệnh này với một số bệnh ngoài da thông thường, dẫn đến điều trị bệnh sai cách, có thể khiến tình trạng mẩn ngứa ở trẻ trầm trọng hơn. Một số triệu chứng nổi bật của căn bệnh mề đay ở trẻ em mà cha mẹ cần nắm rõ như:

  • Mẩn ngứa là dấu hiệu dễ nhận biết nhất khi trẻ bị mề đay mẩn ngứa. Những nốt mẩn ngứa này không chỉ đơn thuần trong vài phút, mà kéo dài tới vài ngày, gây cảm giác bứt rứt rất khó chịu.
  • Phù da: Phản xạ gãi ngứa của trẻ khiến các vùng da mẩn ngứa ngày càng lan rộng, xuất hiện các nốt phù không đồng đều, có khi nổi cả mảng da, ấn vào có cảm giác đau nhức.
  • Một số biểu hiện khác: Trẻ mắc bệnh mề đay mẩn ngứa có khi kèm theo các triệu chứng như sốt, rối loạn tiêu hóa, nhức đầu… nguy hiểm hơn là trụy tim mạch, đe dọa tính mạng trẻ nhỏ.

Bệnh nổi mề đay mẩn ngứa ở trẻ em nếu không có các biện pháp y tế can thiệp kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể của trẻ. Trẻ biếng ăn, khó ngủ, thường xuyên quấy khóc do ngứa ngày, khó chịu.

Đối với những trẻ lớn, việc sinh hoạt, học tập cũng bị ảnh hưởng ít nhiều, tâm lý mặc cảm, tự ti hình thành khiến trẻ ngại giao tiếp, vui chơi. Đặc biệt, nổi mề đay ở trẻ sơ sinh cần theo dõi kỹ lưỡng, bởi sức đề kháng của trẻ rất yếu nên dễ gặp phải biến chứng nguy hiểm.

 

Cách chữa nổi mề đay ở trẻ em hiệu quả

Là một trong những căn bệnh có tỷ lệ mắc phải rất cao, đã có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh nổi mề đay ở trẻ em được giới chuyên gia ứng dụng vào thực tiễn. Tuy nhiên, không phải ai cũng tìm được cách điều trị bệnh hiệu quả và an toàn cho con em mình. Về vấn đề này, bác sĩ Lệ Quyên đã đề cập đến một số phương pháp điều trị mề đay ở trẻ em phổ biến hiện nay.

Xem thêm: Mẩn ngứa ở trẻ em và cách chữa hiệu quả nhất từ thảo dược thiên nhiên

Chữa trị bệnh nổi mề đay ở trẻ bằng mẹo dân gian

Lo ngại trước những phản ứng phụ khi dùng thuốc Tây trị mề đay mẩn ngứa ở trẻ, nhiều người đã tìm để các mẹo dân gian để chữa căn bệnh này, với hy vọng các loại lá sẽ an toàn, tác động nhẹ nhàng, không làm tổn thương làn da của trẻ. Một số mẹo dân gian chữa mề đay ở trẻ em phổ biến như:

  • Tắm lá khế chua: Lấy lá khế chua rửa sạch, đun sôi rồi pha nước tắm cho bé.
  • Tắm lá sài đất: Dùng một nắm to lá sài đất, đun sôi pha nước tắm cho bé.
  • Lá đơn đỏ: Lấy 1 nắm nhỏ lá đơn đỏ rửa sạch, đun sôi rồi chắt lấy nước cho bé uống.

Đối với phương pháp này, bác sĩ Lệ Quyên cho rằng, mặc dù có thể giảm triệu chứng bệnh ở mức độ nào đó, nhưng hầu hết các mẹo này đều chưa qua kiểm chứng, các loại lá không được sơ chế, loại bỏ lông, sơ, tách chiết thành phần đúng quy trình có thể khiến bệnh của trẻ trầm trọng hơn.

Cách chữa nổi mề đay ở trẻ bằng thuốc Tây y, cần thận trọng tác dụng phụ

Y học hiện đại nhận định bệnh mề đay ở trẻ là phản ứng của mao mạch trên da với các yếu tố dị nguyên thông qua kháng thể IgE, với chất trung gian hóa học là histamin. Từ đó, các bác sĩ sẽ  tập trung chủ yếu dùng thuốc kháng histamin H1 cho các trường hợp nhẹ, phối hợp thêm corticoid đối với các trường hợp bệnh có diễn tiến nặng.

  • Ưu điểm: Thuốc có tác dụng giảm triệu chứng nhanh, đặc biệt là trong trường hợp nguy cấp, bệnh nhân có dấu hiệu suy hô hấp, sốc.
  • Nhược điểm: Các loại thuốc có thành phần kháng histamin thường gây ra nhiều tác dụng phụ như: Táo bón, khô miệng, buồn ngủ… làm ảnh hưởng đến việc học tập của trẻ.

Thuốc Tây giảm triệu chứng nhanh, nhưng lại không trị bệnh dứt điểm, nhất là ở các bệnh nhân bị bệnh mề đay mãn tính, kéo dài, hay tái phát. Mặt khác, có đến hơn 50% người bệnh không thích ứng được thành phần corticoid.

Thận trọng khi sử dụng thuốc Tây trị mề đay ở trẻ em
Thận trọng khi sử dụng thuốc Tây trị mề đay cho trẻ

Chữa trị bệnh nổi mề đay ở trẻ bằng thuốc Đông y

Đông y là phương pháp lành tính, đem lại hiệu quả trị bệnh ổn định, lâu dài hơn so với thuốc Tây y và mẹo dân gian. Hiện nay phương pháp này đang trở thành lựa chọn tối ưu của nhiều bà mẹ.

Các bài thuốc Đông y có thành phần từ thảo dược thiên nhiên, được bào chế, tách chiết theo quy chuẩn và công nghệ hiện đại. Vì vậy, thuốc Đông y phù hợp với nhiều cơ địa, không gây tác dụng phụ, ngay cả với làn da vô cùng nhạy cảm của trẻ.

Đông y chú trọng vào kích thích khả năng tự phục hồi của cơ thể, lập lại cân bằng âm dương, thanh nhiệt giải độc, trị bệnh từ căn nguyên. Đồng thời, kết hợp với việc nâng cao thể trạng và sức đề kháng cho trẻ nhỏ, giúp trẻ chống lại các tác nhân gây bệnh, ngăn chặn bệnh tái phát hiệu quả.

Ngoài ra, thuốc Đông y còn có lợi thế về biện chứng luận trị, tùy theo chứng trạng biểu hiện của từng cá thể để có công thức bào chế thuốc với liệu trình điều trị phù hợp nhất.

Nổi mề đay ở trẻ em kiêng gì? Trẻ bị nổi mề đay có được tắm không?

Mề đay thuộc nhóm bệnh da liễu vì thế chế độ sinh hoạt, ăn uống hàng ngày có ảnh hưởng rất lớn đến sự hồi phục của bệnh nhân, đặc biệt là với trẻ em. Khi trẻ bị nổi mề đay, nhiều bà mẹ thường băn khoăn về việc có nên cho con tắm không. 

Về vấn đề này, các bác sĩ cho biết: Khi trẻ bị nổi mề đay cha mẹ vẫn nên tắm cho con hàng ngày để đảm bảo vệ sinh cho vùng da bị bệnh. Không nên kiêng tắm dễ dẫn tới nhiễm trùng da. Tuy nhiên, khi tắm cho trẻ cần chú ý không sử dụng những loại xà phòng, sữa tắm có chất tẩy mạnh. Chỉ nên sử dụng các sản phẩm có thành phần tự nhiên, dịu nhẹ để phù hợp với làn da nhạy cảm của bé.

Ngoài ra, không nên cho trẻ mặc quần áo bó sát hoặc có chất liệu thô ráp sẽ khiến da bị cọ xát, gây ngứa ngáy, khó chịu hơn. Cha mẹ cũng cần lưu ý hạn chế để bé gãi để tránh làm tổn thương da dẫn tới nhiễm trùng.

Về chế độ ăn uống, bác sĩ Lệ Quyên cũng lưu ý các bậc phụ huynh nên hạn chế các nhóm thực phẩm sau trong thực đơn của bé:

  • Tôm, cua, cá, các loại hải sản…
  • Thịt bò, trứng.
  • Các món ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ
  • Các món ăn nhiều gia vị cay nóng.
  • Hạn chế tiêu thụ đường, sữa bò đặc.

Ngoài ra, quá trình ăn uống hàng ngày cha mẹ cần quan sát kỹ xem con có biểu hiện dị ứng với loại thực phẩm nào không để loại bỏ chúng ra khỏi thực đơn.

Bên cạnh đó nên tăng cường bổ sung những thực phẩm sau đây để giúp tăng sức đề kháng và phục hồi làn da cho trẻ:

  • Các loại trái cây, đặc biệt là những loại quả giàu vitamin C như cam, quýt, bưởi…
  • Các loại rau, củ đặc biệt là rau lá xanh.
  • Một số loại gia vị như nghệ, chanh, mật ong…
  • Tăng cường uống nước để thải độc.
Xây dụng chế độ ăn uống khoa học cho trẻ
Xây dụng chế độ ăn uống khoa học cho trẻ

Để việc điều trị nổi mề đay ở trẻ em đạt được kết quả cao, không tái phát, các bậc phụ huynh cần đưa trẻ đến cơ sở y tế thăm khám ngay khi có những dấu hiệu đầu tiên của bệnh. Việc xác định sớm nguyên nhân gây bệnh là yếu tố quan trọng để có được phương pháp chữa trị phù hợp và kịp thời nhất.

Trên đây là những lời khuyên từ bác sĩ Nguyễn Lệ Quyên dành cho các bậc phụ huynh trong quá trình chăm sóc trẻ. Hy vọng bố mẹ sẽ sớm khắc phục được bệnh nổi mề đay ở trẻ, giúp bé phát triển cả về thể chất và trí tuệ một cách tốt nhất

Để biết chính xác tình trạng và mức độ nổi mề đay của trẻ, cha mẹ nên đưa con tới thăm khám trực tiếp tại Trung tâm Thuốc dân tộc để được các bác sĩ thăm khám và tư vấn phác đồ điều trị thích hợp nhất.

 

Có thể bạn quan tâm: Bệnh nổi mề đay mẩn ngứa và cách điều trị dứt điểm bằng thảo dược Đông y

Ngày đăng 13:12 - 04/06/2023 - Cập nhật lúc: 08:44 - 23/05/2024
Chia sẻ:
Nổi mề đay kiêng gì, ăn gì? Lời khuyên từ chuyên gia

Cần nắm rõ nổi mề đay kiêng gì, ăn gì để có cách chăm sóc và xây dựng chế độ…

Công tác khám chữa bệnh mề đay tại Trung tâm Thuốc dân tộc Trung tâm Thuốc dân tộc đồng hành cũng VTV2 trong điều trị mề đay, mẩn ngứa

Ngày 20/10/2020 vừa qua, kênh truyền hình về khoa học và sức khỏe VTV2 Đài Truyền hình Việt Nam đã…

Thường xuyên bị nổi mề đay vào ban đêm Thường xuyên bị nổi mề đay vào ban đêm và cách xử lý

Nổi mề đay vào ban đêm là tình trạng nổi sẩn, phù nề và ngứa dữ dội thường xảy ra…

Bé bị mẩn ngứa như muỗi đốt và những điều cha mẹ cần biết

Bé bị mẩn ngứa như muỗi đốt có thể cảnh báo các bệnh lý ngoài da mà cha mẹ cần…

Chức năng thận suy giảm khiến độc tố tích tụ trong cơ thể cũng có thể gây ngứa toàn thân. Ngứa toàn thân là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Ngứa toàn thân thường là dấu hiệu của những tình trạng nghiêm trọng như nhiễm giun sán, sự suy giảm…

Bình luận (2)

  1. Nông văn tranh
    Nông văn tranh says: Trả lời

    E của e năm nay 10 tuổi kug bị ngứa và nổi lên từng mảng có phải bị mề đay ko ạ.

  2. Nguyến thị hai
    Nguyến thị hai says: Trả lời

    Con e bị ngứa mẩn có phải bị mề đay ko ạ giờ hiện tại con e đang ngứa lắm ạ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua