Thường xuyên bị nổi mề đay vào ban đêm và cách xử lý

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Nổi mề đay vào ban đêm là tình trạng nổi sẩn, phù nề và ngứa dữ dội thường xảy ra vào giữa đêm, trong khi ngủ, khiến giấc ngủ bị gián đoạn, ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và tính thẩm mỹ của làn da. Tình trạng này có thể là dấu hiệu cảnh báo suy giảm chức năng gan thận, hoặc tiếp xúc với chất gây kích ứng/ dị ứng.

Nổi mề đay vào ban đêm là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Nổi mề đay vào ban đêm là một thể bệnh nhỏ của chứng mề đay thông thường. Căn bệnh này khởi phát do phản ứng của mao mạch với da, dẫn tới hiện tượng phù cấp mãn tính ở trung bì, làm da nổi mẩn đỏ hoặc các mảng xung huyết và rất ngứa.

Thường xuyên bị nổi mề đay vào ban đêm
Thường xuyên bị nổi mề đay vào ban đêm biểu thị cho một số vấn đề về sức khỏe

Chứng nổi mề đay ban đêm cũng được chia thành 2 dạng như sau:

  • Mề đay cấp tính: Có thời gian bùng phát và biến mất rất ngắn, chỉ kéo dài trong khoảng vài giờ hoặc vài ngày. Mề đay cấp tính được hình thành chủ yếu do các tác nhân như thời tiết, dị ứng thức ăn, thuốc, lông động vật,…
  • Mề đay mãn tính: Thường có thời gian phát bệnh dài hơn 6 tuần và khó khắc phục. Ở thể lâm sàng, mề đay mãn tính có nguy cơ gây ra một số biểu hiện kèm theo như là sốt li bì, sốt cao trên 40 độ, cơ thể mệt mỏi, buồn nôn,… Chủ yếu bệnh tự phát và khó xác định nguyên nhân cụ thể nên làm cho việc điều trị cũng trở nên khó khăn.

Nổi mề đay vào ban đêm dù không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng lại khiến người bệnh gặp rất nhiều phiền toái trong cuộc sống, ảnh hưởng lớn đến chất lượng giấc ngủ.

Tham khảo thêm: Bị nổi mề đay phải kiêng những thứ này để hết ngứa, hết tái phát

Đặc điểm của tình trạng nổi mề đay vào ban đêm

Nổi mề đay vào ban đêm mang đến nhiều phiền toái cho người bệnh. Các nốt mẩn đỏ ngứa xuất hiện đột ngột, thay đổi vị trí liên tục và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giấc ngủ, từ đó làm giảm sút sức khỏe và tinh thần.

Xuất hiện đột ngột và biến mất không theo quy luật

Mề đay thường xuất hiện bất ngờ, có thể xảy ra ngay khi bạn đang ngủ hoặc vừa thức dậy, tạo nên tình trạng cấp tính khiến nhiều người không kịp chuẩn bị.

Các nốt mẩn này thường tồn tại trong thời gian ngắn, có thể xuất hiện và biến mất chỉ trong vài giờ hoặc kéo dài vài ngày. Đặc biệt, việc nổi mề đay không theo bất kỳ quy luật nào, có thể xuất hiện hàng ngày hoặc theo khoảng cách ngày tùy thuộc vào từng cá nhân và các yếu tố kích thích.

Thay đổi vị trí liên tục

Các nốt mề đay thường xuyên thay đổi vị trí trên cơ thể, có thể xuất hiện bất kỳ nơi nào từ mặt, cổ, tay chân, lưng… tạo nên sự khó lường.

Ngứa mề đay ban đêm
Vị trí ngứa mề đay có thể thay đổi liên tục khiến người bệnh khó chịu

Không chỉ thay đổi vị trí, các nốt mẩn còn có sự biến đổi về hình dạng và kích thước từ tròn, oval đến hình đa giác. Kích thước có thể từ nhỏ như hạt đậu đến lớn như lòng bàn tay.

Đặc biệt, không có vị trí cố định nào cho các nốt mẩn này, chúng có thể xuất hiện ở những vị trí khác nhau trong mỗi đợt phát bệnh.

Tham khảo thêm: Bị nổi mề đay trên mặt – Nguyên nhân và biện pháp xử lý

Ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ

Tình trạng ngứa ngáy, khó chịu do mề đay gây ra còn gây tác động tiêu cực đến chất lượng giấc ngủ. Cảm giác ngứa dữ dội khiến người bệnh không chỉ khó chịu mà còn mất tập trung, dẫn đến khó đi vào giấc ngủ.

Việc gãi liên tục và thay đổi tư thế để giảm ngứa càng làm giấc ngủ bị gián đoạn, gây ra tình trạng mất ngủ kéo dài. Hậu quả của việc thiếu ngủ là khiến cơ thể mệt mỏi, suy giảm sức khỏe, làm giảm sức đề kháng, gây chán ăn và giảm hiệu quả làm việc.

Ngoài ra, mất ngủ kéo dài còn ảnh hưởng đến tâm lý, gây ra căng thẳng, lo lắng, và trong một số trường hợp nghiêm trọng, có thể dẫn đến trầm cảm.

Gây ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày

Tình trạng mề đay tác động mạnh mẽ đến cuộc sống hàng ngày, làm giảm đáng kể chất lượng cuộc sống. Cảm giác ngứa ngáy và khó chịu liên tục ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt, công việc, học tập… khiến người bệnh không thể tập trung hoặc hoàn thành công việc một cách hiệu quả.

Bên cạnh đó, các nốt mẩn đỏ và sưng tấy trên da có thể gây mất tự tin, khiến người bệnh ngại giao tiếp và gặp trở ngại trong các mối quan hệ xã hội.

Tăng nguy cơ nhiễm trùng da

Tình trạng mề đay còn làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da, đặc biệt là khi người bệnh gãi liên tục. Hành động này có thể làm vỡ các nốt mẩn, gây trầy xước da và tạo ra môi trường thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập, dẫn đến viêm da và nhiễm trùng.

Gãi nhiều gây nhiễm trùng da
Việc gãi nhiều có thể khiến da bị tổn thương và nhiễm trùng

Tham khảo thêm: Bệnh mề đay và phù mạch – Cần hiểu rõ để phân biệt

Triệu chứng nổi mề đay vào ban đêm

Các triệu chứng mề đay này thường bùng phát và tự biến mất trong vòng vài giờ nhưng cũng có khả năng tái phát rất cao. Khi bệnh tái phát, bệnh nhân có thể nhận biết thông qua một số dấu hiệu điển hình đó là:

Mẩn ngứa và sưng đỏ

Đây là triệu chứng đặc trưng và thường gây khó chịu nhất. Các nốt mẩn có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể từ mặt, cổ, tay chân, thậm chí toàn thân. Cảm giác ngứa có thể nhẹ hoặc dữ dội, thường xuất hiện từng cơn và tăng lên vào ban đêm.

Ngoài mẩn đỏ, các vùng da bị ảnh hưởng cũng có thể bị sưng lên, đặc biệt là ở những người có phản ứng dị ứng mạnh. Chúng thường lan rộng trên toàn thân khi bệnh nhân cào gãi. Hầu như các nốt ban đều có hình dạng khác nhau với kích thước không cố định.

Ngứa dữ dội

Là dấu hiệu đặc trưng của bệnh lý mề đay. Cơn ngứa thường bùng phát mạnh khi được kích thích, cào gãi. Ngoài ra, mề đay nổi về đêm còn kèm theo một số triệu chứng khác như tụt huyết áp, rối loạn nhịp tim, đau bụng,… 

Cảm giác nóng rát

Một số người còn cảm thấy nóng rát hoặc châm chích ở vùng da bị nổi mề đay, không chỉ đơn thuần là nóng rát, cảm giác này có thể từ nhẹ như kiến bò, đến mức độ khó chịu, thậm chí đau rát.

Cảm giác này có thể thay đổi theo thời gian, lúc mạnh lúc yếu, tùy thuộc vào từng giai đoạn của bệnh và các yếu tố kích thích.

Nổi mề đay vào ban đêm
Nổi mề đay vào ban đêm có thể khiến da bị nóng rát khó chịu

Khó thở

Trong trường hợp nặng, nổi mề đay có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hơn như khó thở, phù nề mặt, môi, lưỡi hoặc cổ họng bởi tình trạng co thắt phế quản, làm thu hẹp đường thở và gây khó thở.

Tham khảo thêm: Nổi mề đay mẩn ngứa khi trời lạnh và cách chữa nhanh

Nguyên nhân nổi mề đay vào ban đêm

Hiện nay vẫn chưa có bất kỳ tài liệu nào khẳng định nguyên nhân cụ thể gây nổi mề vào ban đêm. Nhưng cũng có một vài thí nghiệm chỉ ra rằng các tế bào langerhans, tế bào lympho T hoặc tế bào hình thành chất sừng là những tác nhân tham gia trực tiếp vào quá trình phản ứng miễn dịch. 

Ngoài ra, chứng mề đay vô căn thường chiếm tỷ lệ rất cao, khoảng 50% các trường hợp. Mặc dù vậy, các nhà khoa học cũng chỉ ra một số tác nhân gây nổi mề đay buổi tối cơ bản như là:

  • Di truyền từ người thân
  • Người có cơ địa nhạy cảm hoặc do hệ miễn dịch kém
  • Sử dụng thức ăn dễ kích ứng như hải sản, thức ăn nhanh,…
  • Tác dụng phụ của một số thuốc như thuốc ngủ, thuốc tránh thai, Sulfamides, Penicilline,…
  • Mắc các bệnh lý như nóng gan, thận bài tiết không tốt.
  • Do một số bệnh lý nhiễm trùng ẩn náu trong cơ thể như viêm đường hô hấp, viêm xoang, tiểu đường, lupus ban đỏ, u ác tính,…
  • Thời tiết thay đổi thất thường, quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Phản ứng với chất liệu quần áo, phấn hoa, lông thú,…
ăn nhiều hải sản gây ngứa mề đay
Việc ăn nhiều hải sản cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến nổi mề đay ngứa về đêm

 

Các cách điều trị nổi mề đay vào ban đêm nhanh chóng, hiệu quả

Điều trị nổi mề đay bao gồm nhiều phương pháp khác nhau, từ các biện pháp tự nhiên đến các loại thuốc đặc trị. Việc lựa chọn phương pháp phù hợp sẽ giúp bạn nhanh chóng kiểm soát triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống

1. Dùng thuốc tây để kiểm soát triệu chứng bệnh

Các loại thuốc Tây y làm giảm triệu chứng mề đay nhanh chóng và giúp cho bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, trong thuốc có chứa một số thành phần có khả năng gây ra tác dụng phụ và khiến cho cơ địa bệnh nhân nhạy cảm hơn nếu sử dụng quá mức. 

Thông thường, người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng một số nhóm thuốc để cắt cơn ngứa ngáy do mề đay như là:

  • Thuốc kháng histamin H1 như: loratadin (Clarytin), acrivastin (Semplex), cetirizin (Zyrtec).
  • Nhóm thuốc có chứa corticoid dạng uống hoặc tiêm.
  • Thuốc bôi giảm ngứa.

Lưu ý: Tuyệt đối không được tự ý mua và sử dụng thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ để tránh gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm và làm cho chứng mề đay tái phát nghiêm trọng hơn.

Tham khảo thêm: Nổi mề đay nhưng không ngứa là do bệnh gì?

2. Mẹo dân gian làm giảm ngứa ngáy do mề đay

Một số phương pháp dân gian có thể được áp dụng để giảm bớt ngứa ngáy khi mề đay bùng phát vào ban đêm như: 

  • Uống trà gừng mật ong: Giã nhỏ vài lát gừng cho vào cốc, đổ nước đun sôi vào, khuấy đều và cho thêm khoảng 2 thìa cà phê mật ong. Uống khi còn nóng sẽ giúp giảm ngứa và dễ ngủ hơn.
  • Trà hoa cúc: Một cốc trà hoa cúc nóng cũng giúp làm giảm bớt cảm giác khó chịu và cho giấc ngủ ngon hơn.
  • Tắm lá sài đất, khế chua: Dùng một nắm to cây sài đất hoặc lá khế chua đun lấy nước tắm.
Điều trị nổi mề đay vào ban đêm
Điều trị nổi mề đay vào ban đêm bằng trà gừng mật ong là phương pháp được nhiều người lựa chọn

Tuy nhiên, các phương pháp này chỉ giúp kiểm soát phần nào triệu chứng của bệnh chứ không đem lại hiệu quả điều trị triệt để. Do đó, để xử lý tận gốc căn bệnh này, người bệnh vẫn cần thăm khám và điều trị theo phác đồ được bác sĩ tư vấn.

Bệnh nhân nên thăm khám tại các cơ sở chuyên khoa y tế uy tín để được chẩn đoán chính xác về tình trạng bệnh mề đay và nhận tư vấn phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Nổi mề đay vào ban đêm kiêng gì?

Để giảm thiểu tối đã nguy cơ bùng phát mề đay vào ban đêm và ngăn không cho triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ bằng nước ấm và dùng khăn bông mềm thấm khô da. Tuyệt đối không nên sử dụng nước quá nóng hoặc quá lạnh để tắm.
  • Luôn giữ nhiệt độ cơ thể ở mức ổn định, tránh tiếp xúc với môi trường nóng  – lạnh đột ngột.
  • Hạn chế sử dụng thức ăn lạ, bia rượu, thuốc lá hoặc các chất kích thích có khả năng gây hại cho sức khỏe.
  • Ngưng sử dụng mỹ phẩm hoặc các loại sữa tắm, những hóa chất được sử dụng bên ngoài da trong thời gian bệnh bùng phát.
  • Hạn chế cào gãi, cọ xát mạnh, tránh làm cho da bị tổn thương.
  • Tránh tiếp xúc với một số tác nhân có thể gây dị ứng như khói bụi, phấn hoa,…
  • Không nên sử dụng quần áo len, đồ bó sát, khó thấm hút…
Mặc quần áo ngủ rộng rãi, thoáng mát giảm ngứa mề đay
Mặc quần áo ngủ rộng rãi, thoáng mát là một trong những cách giúp cải thiện tình trạng ngứa khi ngủ hiệu quả

Tham khảo thêm: Cách chữa mề đay bằng lá hẹ giúp giảm triệu chứng nhanh chóng

Phòng tránh nổi mề đay vào ban đêm tại nhà đơn giản

Để phòng tránh tình trạng nổi mề đay vào ban đêm tại nhà, bạn có thể áp dụng một số biện pháp đơn giản sau:

  • Giữ môi trường ngủ thoáng mát và sạch sẽ
  • Sử dụng máy lọc không khí
  • Vệ sinh chăn gối thường xuyên, lựa chọn chất liệu phù hợp
  • Tắm nước ấm trước khi đi ngủ
  • Hạn chế các thực phẩm gây dị ứng
  • Áp dụng các bài tập thư giãn trước khi đi ngủ để kiểm soát stress
  • Mặc quần áo thoáng mát, tránh bó sát
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, nhiều rau xanh…

Nổi mề đay vào ban đêm không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của các phương pháp điều trị phù hợp, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát tình trạng này và tận hưởng giấc ngủ ngon. Nếu các biện pháp tại nhà không mang lại hiệu quả, việc thăm khám là điều cần thiết để điều trị kịp thời.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Bị nổi mề đay có nên kiêng gió không?
Bị nổi mề đay có nên kiêng gió không là thắc mắc chung của nhiều người. Theo dân gian, người bị mề đay mẩn ngứa tuyệt đối không tiếp xúc…
Trẻ bị nổi mẩn ngứa quanh miệng và các bệnh lý liên quan

Trẻ bị nổi mẩn ngứa quanh miệng là một tình trạng khá phổ biến, nhưng không phải ai cũng biết…

Nổi mề đay quanh mắt và những điều bạn cần lưu ý

Nổi mẩn ngứa quanh mắt khiến da bị khô, ngứa, đỏ, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tăng nguy cơ…

Chức năng thận suy giảm khiến độc tố tích tụ trong cơ thể cũng có thể gây ngứa toàn thân. Ngứa toàn thân là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Ngứa toàn thân thường là dấu hiệu của những tình trạng nghiêm trọng như nhiễm giun sán, sự suy giảm…

Bị nổi mề đay phải kiêng những thứ này để hết ngứa, hết tái phát

Cần nắm rõ bị nổi mề đay kiêng gì để có hướng chăm sóc phù hợp, giúp sớm thoát khỏi…

Thuốc Chophytol – Công dụng, Cách dùng, Giá bán & Lưu ý

Thuốc Chophytol là dược phẩm của Công ty Rosa-Phytopharma Laboratoires - Pháp. Thuốc có tác dụng lợi mật, thông tiểu,…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua