Bệnh mề đay và phù mạch – Cần hiểu rõ để phân biệt
Mề đay và phù mạch đều là những bệnh lý phổ biến, có thể gây nổi mẩn ngứa do giãn mạch và thoát dịch bên dưới da. Trong một số trường hợp, bệnh có thể gây biến chứng dẫn đến sốc phản vệ và ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh.
Mề đay và phù mạch là gì?
Nổi mề đay là tình trạng phát ban, nổi mẩn đỏ, ngứa hoặc có cảm giác châm chích trên bề mặt da. Tình trạng này có thể xuất hiện một một khu vực nhất định hoặc lan ra toàn cơ thể. Bao gồm ở mắt, mặt, môi, lưỡi, cổ họng và tai và có thể tồn tại trong nhiều giờ, nhiều tuần hoặc thậm chí nhiều năm.
Phù mạch là tình trạng sưng xảy ra dưới da không không phải trên bề mặt da. Phù mặt thường xuất hiện xung quanh mắt, môi, tay và chân và đôi khi là bộ phận sinh dục. Phù mạch thường biến mất trong vòng 24 giờ kể từ lúc xuất hiện. Bệnh hiếm khi ảnh hưởng đến cổ họng, lưỡi hoặc phổi.
Cả mề đay và phù mạch đều có thể xuất hiện do dị ứng, không thể dung nạp thức ăn hoặc tác dụng phụ của thuốc. Đôi khi các dấu hiệu có thể bị nhầm lẫn với nhau gây khó khăn cho việc chẩn đoán và điều trị.
Mặc dù rất hiếm nhưng bệnh có thể là dấu hiệu cho một tình trạng y tế nguy hiểm. Do đó, nếu nhận thấy các dấu hiệu của bệnh, hãy đến bệnh viện để được chẩn đoán và có biện pháp điều trị hợp lý.
Triệu chứng mề đay và phù mạch
Mặc dù các triệu chứng bệnh thường giống nhau và rất dễ lẫn lộn. Tuy nhiên, người bệnh có thể phân biệt mề đay và phù mạch quá các dấu hiệu sau:
Mề đay:
Các triệu chứng mề đay cơ bản bao gồm:
- Nổi mẩn ngứa màu đỏ hoặc hơi hồng.
- Ngứa hoặc rất ngứa.
- Có hình dạng bầu dục hoặc có hình giống như một con sâu.
- Kích thước nhỏ hơn một inch hoặc vài inch.
- Hầu hết các trường hợp mề đay mẩn ngứa thường biến mất trong vòng 24 giờ. Trường hợp mề đay mãn tính có thể kéo dài nhiều tháng hoặc nhiều năm.
Phù mạch:
Phù mạch là một phản ứng tương tự như mề đay tuy nhiên tình trạng ảnh hưởng đến lớp sâu hơn của da. Các triệu chứng phù mạch và mề đay có thể xuất hiện cùng lúc hoặc riêng biệt. Phù mạch có thể được nhận biết qua các dấu hiệu sau:
- Nổi mẩn đỏ trên một khu vực lớn, dày.
- Sưng phồng lên và có màu đỏ nhạt.
- Đau hoặc có cảm giác nóng ở khu vực bị ảnh hưởng.
- Phù mạch có thể ngứa hoặc không gây ngứa.
Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, phù mạch có thể lây lan đến các bộ phận khác của cơ thể và gây đau quặn bụng. Một số người bệnh phù mạch có thể bị sưng họng, khàn giọng và khó thở.
Hãy đến bệnh viện gần nhất ngay khi có dấu hiệu khó thở. Đây có thể là sự cảnh báo cho một tình trạng y tế nguy hiểm.
ĐỌC THÊM: Bệnh Phù Mạch (Phù Quincke) và cách điều trị hiệu quả
Nguyên nhân gây mề đay và phù mạch
Mề đay phù mạch thường là hệ quả của một phản ứng dị ứng. Khi bị dị ứng cơ thể sẽ tiết ra một chất gọi là Histamine làm cho mạch máu của bạn bị giãn ra và gây rò rỉ chất lỏng dẫn đến tình trạng phù mạch.
Các tác nhân có thể dẫn đến mề đay và phù mạch như:
- Thực phẩm: Một số loại thực phẩm có thể kích hoạt dị ứng ở những người nhạy cảm. Động vật có vỏ, cá, đậu phộng, trứng, sữa và sản phẩm từ sữa có thể làm nổi sẩn, mẩn ngứa.
- Thuốc: Hầu hết các loại thuốc đều có thể gây mề đay hoặc phù mạch. Các loại thuốc dễ gây bệnh bao gồm: Penicillin, Aspirin, Ibuprofen, Naproxen (Aleve) và thuốc huyết áp.
- Các chất dị ứng phổ biến như: Phấn hoa, vẩy, da động vật, nhựa cao su hoặc vết côn trùng đốt.
- Tác động của môi trường như: Nóng, lạnh, ánh sáng mặt trời, nước, áp lực lên da, căng thẳng hoặc luyện tập thể dục thể thao quá mức.
- Điều kiện y tế: Đôi khi mề đay và phù mạch có thể xảy ra khi truyền máu, rối loạn hệ thống miễn dịch (bao gồm bệnh Lupus ban đỏ, HIV), ung thư hạch, bệnh tuyến giáp hoặc bệnh gan.
- Di truyền: Bệnh có thể liên quan đến một số hoạt động bất thường của protein trong máu.
Ngoài ra, bệnh cũng có thể phát triển từ một số bệnh lý hoặc vấn đề sức khỏe khác trong cơ thể.
Cách điều trị mề đay phù mạch
Người bệnh có thể được yêu cầu thực hiện kiểm tra da để tìm ra các tác nhân kích ứng da để có hướng điều trị hợp lý. Cách điều trị mề đay tốt nhất là xác định và loại bỏ các tác nhân gây ra nó. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có thể tìm ra nguyên gây bệnh.
Kiểm soát triệu chứng mề đay bằng thuốc Tây
Người bị bệnh mề đay và phù mạch nặng cần sử dụng thuốc để hạn chế biến chứng có thể xảy ra. Các loại thuốc này bao gồm:
- Epinephrine cho các phản ứng dị ứng cấp tính không quá nghiêm trọng.
- Thuốc kháng Histamine như Claritin, Zyrtec nếu tình trạng này gây ngứa dữ dội và không tìm được nguyên nhân.
Đối với trường hợp mề đay, phù mạch di truyền bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc bao gồm:
- Chất ức chế C1 Esterase
- Bổ sung huyết tương tươi
- Ecallantide
*Lưu ý: Việc sử dụng thuốc Tây cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không được lạm dụng vì có thể gây các tác dụng phụ như: Teo da, rạn da, giãn mạch. Một số thuốc đường uống có thể gây hại chức năng gan, thận.
ĐỌC NGAY: 16 thuốc trị nổi mề đay tốt nhất hiện nay và lưu ý
Giảm mề đay phù mạch tại nhà
Ngoài ra, một số biện pháp điều trị tại nhà cũng được sử dụng để làm giảm các triệu chứng mề đay và phù mạch. Một số biện pháp bao gồm:
- Chườm lạnh hoặc chườm ướt để làm dịu da và hạn chế tình trạng trầy xước.
- Mặc quần áo làm bằng vải cotton, rộng rãi thoáng khí để tránh kích ứng da.
- Sử dụng lá khế rửa sạch, nấu sôi với nước rồi dùng nước đó để ngâm hoặc tắm rửa.
- Rửa sạch 1 nắm lá kinh giới, vò qua và sao nóng trên chảo. Dùng lá kinh giới khi còn ấm chà lên vùng da mề đay.
- Lấy 1 nắm lá tía tô rửa sạch, giã nát, lọc lấy nước. Thoa nước tía tô lên cùng da bị bệnh…
*Lưu ý: Các mẹo dân gian chỉ nên xem là biện pháp hỗ trợ giảm triệu chứng tạm thời. Vì dược tính thấp, định lượng theo cảm tính nên hiệu quả không cao, không có tác dụng điều trị. Hiệu quả và mức độ an toàn chưa được kiểm chứng nên không đảm bảo an toàn tuyệt đối. Nguy cơ bội nhiễm, tái phát mề đay cao.
Bệnh mề đay và phù mạch cần được điều trị đúng cách để tránh nguy hiểm. Tốt nhất nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn.
Bài đọc thêm:
- Chuyên gia và người bệnh đánh giá về bài thuốc trị mề đay Thuốc dân tộc
- Thoát khỏi mề đay sau sinh chỉ sau 1 tháng dùng thuốc
Bình luận (2)
Tôi bị mề đay ở vùng mắt, xin bác sỹ tư vấn
Tôi là người bị bệnh mề đay và phù mạch dạng nặng. Tôi sinh năm 1987, năm 2005 tôi bị lần đầu tiên lúc đó uống thuốc của bệnh viên da liễu bớt, năm 2008 tôi bị lại uống thuốc bớt, năm 2012 bị lại tôi có bầu bớt, năm 2016 tiếp tục bị lại tôi hiến máu và uống thuốc Mẩn bì đan bớt; đến tháng 11/2018 tôi lại bị bệnh uống thuốc như đợt trước và thuốc của da liễu tới nay nhưng cũng ko bớt, mới đây tôi lại phát hiện mình có bầu nên ko dám sử dụng các loại thuốc gì hết, nhưng tình trạng bệnh của tôi ngày một nặng: mẩn ngứa từng mảng khắp cả người, sưng phù mặt, mắt, môi, khó thở, mỗi lần nuôt nước bọt y như có một vật gì chạy lên chạy xuống trong cuống họng rất đau. Bây giờ tôi phải làm sao, mong trung tâm cho tôi biết với tôi sợ ảnh hưởng tới thai. Hiện tại tôi mang thai 1 tháng vậy trung tâm có thuốc gì để tôi sử dụng dược ko ah? Mong sớm nhận được câu trả lời.