Trẻ nổi rôm sảy khắp người: Nguyên nhân và cách xử lý an toàn
Mặc dù trông có vẻ nguy hiểm nhưng tình trạng trẻ nổi rôm sảy khắp người không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Ba mẹ chỉ cần điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, áp dụng các biện pháp kiểm soát triệu chứng để giúp bé cảm thấy thoải mái hơn, mau chống phục hồi.
Nổi rôm sảy khắp người ở trẻ và dấu hiệu nhận biết
Rôm sảy thuật ngữ dùng để chỉ một loại phát ban thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ em. Tình trạng này xảy ra khi lỗ chân lông bị tắc nghẽn khiến mồ hôi không thoát ra được và dẫn đến phát ban.
Phát ban do rôm sảy trông giống như những mảng mụn nước nhỏ, có màu đỏ hoặc hồng, thường xuất hiện ở những vùng da được che chắn bởi quần áo hoặc vùng da có nếp gấp. Tuy nhiên trẻ có thể bị nổi rôm sảy khắp người do nhiều nguyên nhân.
Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết:
- Xuất hiện những đốm nhỏ, nhô lên, thường có đường kính từ 2mm đến 4mm
- Một số đốm có thể chứa đầy dịch
- Phát ban có màu hồng hoặc đỏ trên nền da trắng
- Phát ban có màu trắng hoặc xám, khó nhìn thấy hơn trên nền da đen hoặc da nâu
- Cảm giác ngứa ngáy, châm chích khó chịu
- Sưng nhẹ
- Da đỏ
Rôm sảy ở trẻ sơ sinh và trẻ em có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, đặc biệt là những nơi tích tụ mồ hôi như nách, ngực, háng, nếp gấp khuỷu tay, phía sau đầu gối, thắt lưng… sau đó lây lan. Tuy nhiên tình trạng này không thể lây lan cho người khác.
Nguyên nhân khiến trẻ nổi rôm sảy khắp người
Tình trạng nổi rôm sảy khắp người ở trẻ xảy ra khi ống dẫn mồ hôi (hay lỗ chân lông) bị tắc nghẽn hoặc bị viêm, mồ hôi tích tụ. Điều này chủ yếu liên quan đến nhiệt độ và độ ẩm cao, đặc biệt phổ biến ở trẻ sơ sinh do tuyến mồ hôi chưa phát triển bình thường.
Ngoài ra những yếu tố dưới đây sẽ khiến trẻ có nhiều nguy cơ bị nổi rôm sảy khắp người:
- Mặc quá nhiều quần áo vào những thời điểm có nhiệt độ ấm hơn
- Nằm trên giường trong thời gian dài, đặc biệt là khi trẻ bị sốt (nhiệt độ cao).
Trẻ bị nổi rôm sảy khắp người có nguy hiểm không?
Bệnh rôm sảy thường không gây nguy hiểm cũng như không làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên thời tiết nóng cùng với việc tích tụ mồ hôi sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, dễ dẫn đến nhiễm trùng.
Thậm chí khi mụn nước vỡ và nấm/ vi khuẩn xâm nhập vào da, trẻ có thể gặp những biến chứng sau:
- Viêm da mãn tính
- Nhiễm trùng da
- Nhiễm trùng huyết và đe dọa đến tính mạng của trẻ
- Trẻ ngứa ngáy, quấy khóc, không chịu ăn dẫn đến sụt cân và suy nhược
- Mụn mủ vỡ ra để lại sẹo.
Ngoài ra tình trạng nổi rôm sảy khắp người có thể tái phát nhiều lần, khiến trẻ không đổ mồ hôi như bình thường và gây ra tình trạng kiệt sức vì nóng.
Mặt khác, khi rôm sảy đỏ tái phát nhiều lần sẽ thành rôm sảy nâu. Điều này đồng nghĩa với việc mức độ bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, khó điều trị, tổn thương vào lớp sâu bên trong da, không còn trên bề mặt da như lúc đầu.
Những tổn thương có màu thâm dễ dẫn đến hiện tượng không có mồ hôi lan rộng, trẻ gặp những biến chứng như nôn ói liên tục, mạch đập nhanh, kiệt sức…
Xem thêm: Trời nóng bị nổi sảy: Cách xử lý và phòng ngừa hiệu quả
Trẻ nổi rôm sảy khắp người có tự khỏi không? Khi nào cần thăm khám?
Bản chất bệnh rôm sảy là tình trạng phát ban do nhiệt, xảy ra do thời tiết quá nóng. Chính vì thế mà tình trạng này có thể tự thuyên giảm khi thời tiết trở nên mát mẻ, trẻ không còn tiết mồ hôi nữa.
Tuy nhiên những triệu chứng có thể sẽ tái phát trở lại nếu gặp thời tiết nóng bức, việc can thiệp kịp thời là điều cần thiết. Chính vì thế ba mẹ cần đưa trẻ đến chuyên khoa nhi khi trẻ có dấu hiệu nổi rôm sảy khắp người hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng như:
- Sốt
- Những mụn nước chứa đầy mủ
- Sưng hạch bạch huyết.
Chẩn đoán nổi rôm sảy khắp người ở trẻ
Thông thường bác sĩ sẽ xem xét tình trạng phát ban trên cơ thể trẻ. Đối với những trường hợp phức tạp, bác sĩ có thể lấy mẫu chất lỏng từ bên trong mụn nước để kiểm tra nhiễm trùng hoặc phân biệt với các tình trạng nghiêm trọng khác.
Điều trị trẻ bị nổi rôm sảy khắp người
Để giảm nhanh các triệu chứng, ba mẹ có thể áp dụng những cách điều trị tại nhà hoặc dùng thuốc (điều trị y tế) theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
1. Điều trị và chăm sóc tại nhà
Một số cách dưới đây có thể giúp tình trạng nổi rôm sảy ở trẻ mau chống thuyên giảm.
- Hạ nhiệt
Hạ nhiệt, giữ da của trẻ mát và khô có thể giúp rôm sảy tự khỏi mà không cần điều trị. Nên dùng máy điều hòa hoặc quạt thông khí, tránh cho trẻ nằm lâu 1 chỗ.
Ngoài ra nên thường xuyên thay tã và quần áo cho trẻ. Nên cho trẻ mặc quần áo mỏng, chất liệu cotton thấm hút mồ hôi và tạo cảm giác thoải mái. Vào thời điểm nóng bức, có thể chỉ dùng tã lót khi ngủ, tránh sử dụng nệm nhựa và không dùng nhiều chăn.
- Tắm thường xuyên và giữ cho da sạch sẽ
Thường xuyên tắm rửa cho trẻ. Điều này giúp làm mát cơ thể, loại bỏ vi khuẩn và chất gây kích ứng, giữ cho da luôn sạch sẽ và làm thông thoáng lỗ chân lông. Nên dùng sữa tắm dịu nhẹ cho làn da của trẻ, không màu, không chứa chất tẩy rửa; hoặc tắm bằng dung dịch thuốc tím pha loãng với tỉ lệ 1/10.000 để sát trùng và làm dịu những tổn thương trên da.
Đối với những trường hợp mới chớm bị rôm, ba mẹ có thể nấu nước chè xanh, lá khế, mướp đắng… cho bé tắm. Những loại lá tắm này này có tác dụng sát khuẩn và kháng viêm nhẹ nhàng trên da của trẻ, giảm cảm giác ngứa ngáy.
Sau khi tắm xong, nên dùng khăn bông mềm, sạch thấm khô nước, cẩn thận lau khô giữa các nếp gấp da. Sau cùng cho trẻ mặc quần áo sạch sẽ, mỏng, rộng rãi thoáng mát.
ĐỪNG BỎ LỠ: Trẻ bị rôm sảy nên tắm lá gì? TOP 5 loại lá tốt nhất nên dùng
- Tránh gãi ngứa
Rôm sảy nổi khắp người gây ngứa ngáy khó chịu. Tuy nhiên ba mẹ cần giữ cho bé không cào mạnh và không gãi để tránh làm trầy xước da. Điều này giúp giảm nguy cơ bội nhiễm và nhiễm trùng lan rộng. Nên cắt móng tay và mang bao tay cho trẻ để đảm bảo trẻ không cào lên những vùng da bệnh.
Để giúp con cảm thấy dễ chịu hơn, ba mẹ có thể nhẹ nhàng xoa lên những vùng da bị rôm sảy và giữ cho trẻ luôn mát mẻ.
3. Điều trị rôm sảy nổi khắp người cho trẻ bằng mẹo dân gian
Cha mẹ có thể sử dụng các bài thuốc chữa bệnh rôm sảy bằng dân gian sau đây để khắc phục triệu chứng trẻ rôm sảy nổi khắp người.
- Bài thuốc số 1:
Sử dụng 70 gram gừng tươi đem rửa sạch và giã nát. Sau đó dùng bông gòn thấm dung dịch nước cốt gừng và xoa nhẹ lên vùng da bị rôm sảy của trẻ. Mỗi ngày bôi 2 – 3 lần và thực hiện liên tục trong 5 ngày để đạt được kết quả tốt nhất.
Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể dùng 50 gram gừng giã lấy nước và pha với 2 lít nước, đun sôi. Chờ nước nguội dùng tắm cho trẻ. Mỗi ngày tắm 1 lần vào mỗi buổi sáng.
- Bài thuốc số 2
Dùng 50 gram lá nhài, 20 gram lá sài đất và 30 gram lá ngải cứu đem rửa sạch. Tất cả các vị thuốc cho vào ấm, sắc thuốc và chia ra uống 2 – 3 lần trong ngày. Uống liên tục 3 – 5 ngày giúp làm dịu và đẩy lùi triệu chứng ngứa. Bài thuốc chữa trẻ nổi mẩn ngứa khắp người này không áp dụng cho trẻ sơ sinh.
- Bài thuốc số 3
Dùng một nắm rau sam, rửa sạch đem giã nát và vắt lấy nước cốt. Sau đó hòa tan với nước ấm để nguội và tắm cho trẻ.
ĐỌC NGAY: Mách bạn 2 cách trị rôm sảy cho bé bằng lá tía tô an toàn, hiệu quả
3. Dùng thuốc trị trẻ nổi rôm sảy khắp người
Phần lớn trẻ bị nổi rôm sảy không cần dùng thuốc. Tuy nhiên ở những trường hợp nặng, chẳng hạn như trẻ nổi rôm sảy khắp người kèm theo ngứa ngáy dữ dội hoặc nhiễm trùbg, bác sĩ sẽ kê đơn kháng sinh hoặc một loại thuốc bôi phù hợp. Những loại thuốc được dùng có thể giúp trẻ giảm cảm giác khó chịu và ngứa ngáy, làm dịu da và ngăn ngừa biến chứng.
Lưu ý: Không tự ý dùng thuốc cho trẻ sơ sinh để tránh gây nguy hiểm cho trẻ.
Biện pháp phòng ngừa trẻ nổi rôm sảy khắp người
Cha mẹ có thể áp dụng những biện pháp sau đây để phòng tránh trẻ bị nổi rôm sảy khắp người.
- Nên tắm cho trẻ mỗi ngày bằng nước mát, ít nhất từ 1 – 2 lần
- Cho bé chơi ở nơi có bóng râm và đảm bảo trẻ uống đủ nước. Tuyệt đối không nên để trẻ ở phòng kín gây cản trở quá tình hô hấp ở da của trẻ
- Nên cho trẻ mặc những bộ quần áo thoáng mát, rộng rãi được làm bằng chất liệu cotton có khả năng thấm hút nhanh. Không nên cho trẻ mặc quá nhiều lớp áo và nhiều tã lót.
- Giữ da vùng cổ, nếp gấp và bẹn luôn được khô thoáng
- Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ và luôn giữ nhà thoáng gió, mát mẻ
- Tăng cường chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ
Nhìn chung, trẻ nổi rôm sảy khắp người thường không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, việc xử lý và điều trị đúng cách là điều cần thiết để tránh làm nặng thêm tình trạng và gây nhiễm trùng cho trẻ.
Có thể bạn quan tâm:
- 7 Cách trị rôm sảy cho bé an toàn và hiệu quả từ thảo dược dễ tìm
- Thuốc Bepanthen trị rôm sảy, viêm da: Cách dùng và liều lượng
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!