Răng Ngả Màu Sau Lấy Tủy Do Đâu? Cải Thiện Thế Nào?
Răng ngả màu sau lấy tủy là tình trạng xảy ra rất phổ biến sau khi răng không còn được tủy nuôi dưỡng, ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ của răng khiến người bệnh có tâm lý ngại ngùng, thiếu tự tin khi giao tiếp. Nguyên nhân chính của vấn đề này thường là do chế độ chăm sóc cho răng sau khi lấy tủy không phù hợp hoặc do chất lượng của nha khoa lấy tủy răng cho bạn không đảm bảo.
Răng ngả màu sau khi lấy tủy do đâu?
Lấy tủy răng là một thủ thuật nha khoa tương đối phức tạp, được chỉ định cho trường hợp bị viêm tủy răng, hoại tử tủy răng… Đối với trường hợp tủy viêm một phần và có thể phục hồi, các bác sĩ sẽ lấy đi phần tủy bị viêm, chừa phần tủy khỏe mạnh lại rồi tiến hành che tủy, hỗ trợ phục hồi cho tủy.
Nếu bị viêm tủy răng không thể phục hồi hoặc tủy răng bị hoại tử thì bắt buộc phải tiến hành lấy tủy răng hoàn toàn để bảo tồn răng, tránh lây lan cho các răng khác.
Tình trạng răng bị ngả màu sau khi lấy tủy hay xảy ra với trường hợp lấy tủy răng hoàn toàn. Được biết, một số nguyên nhân chính có thể gây ra vấn đề này thường là:
1. Do răng không được tủy nuôi dưỡng
Tủy răng được mệnh danh là nguồn sống của răng, có chứa nhiều mạch máu, tế bào thần kinh. Có tác dụng vận chuyển oxy, dưỡng chất nuôi dưỡng ngà răng và thực hiện chức năng dẫn truyền cảm giác. Cơ quan này nằm sâu bên trong răng, được bao bọc bởi men răng và ngà răng, chi phối sức khỏe của răng.
Sau khi lấy tủy, răng sẽ không còn được tủy nuôi dưỡng, trong khi đó quá trình bào mòn răng vẫn liên tục tiếp diễn. Men răng nếu bị hư tổn, không được tái phục hồi sẽ có xu hướng ố màu, không còn giữ được màu sắc vốn có mà trở nên vàng dần theo thời gian.
Mất tủy răng, răng không còn được tủy nuôi dưỡng chính là nguyên nhân hàng đầu khiến răng chuyển sang màu vàng, nâu hoặc đen sau khi lấy tủy một thời gian.
Tham khảo thêm: Thuốc diệt tủy răng: Nên dùng khi nào? Làm gì khi nuốt phải?
2. Do thói quen chăm sóc răng miệng không đúng cách
Răng sau khi lấy tủy thường rất yếu ớt, dễ bị tác động của ngoại lực. Nếu không được chăm sóc đúng cách, răng không chỉ bị xuống màu, ố màu mà còn rất dễ vỡ, tuổi thọ của răng bị giảm sút đáng kể. Một số thói quen chăm sóc răng miệng khiến răng ngả màu sau lấy tủy có thể kể đến như:
- Không thường xuyên chải răng, việc lười chải răng sẽ khiến các vụn thức ăn, mảng bám tích tụ nhiều trên răng khiến răng ố vàng, ngày càng xuống màu, làm người bệnh tự ti hơn khi giao tiếp
- Ngoài ra, tình trạng răng ngả màu sau lấy tủy cũng xuất hiện do việc lạm dụng các sản phẩm làm sạch răng có chất lượng không đảm bảo, chải răng không cẩn thận hoặc chải răng quá mạnh làm mòn men răng
3. Do chế độ ăn uống không phù hợp
Một chế độ ăn uống thiếu khoa học, thường xuyên sử dụng các thực phẩm làm nhuộm màu răng nhưng lại không chăm sóc răng cẩn thận cũng có thể là nguyên nhân khiến răng ngả màu sau khi lấy tủy. Thường là do:
- Ăn nhiều đồ ngọt, tinh bột khiến mảng bám, vụn thức thừa tích tụ nhiều trên răng, do không được làm sạch cẩn thận khiến răng bị ố vàng, ngả màu nghiêm trọng hơn sau khi lấy tủy
- Thường xuyên sử dụng các thực phẩm làm nhuộm màu răng như trái cây, rau quả có màu sắc mãnh liệt, cà phê, trà, rượu vang, nước sốt, socola…
- Thường xuyên sử dụng các thực phẩm dễ gây mòn men răng, khó làm sạch, dễ mắc ở các kẽ răng như đồ ăn, thức uống chứa nhiều acid, đồ uống năng lượng, nước khoáng có gas…
- Hay sử dụng rượu bia, thức uống có cồn, đặc biệt là những người có thói quen hút thuốc lá. Theo nhiều nghiên cứu, nicotin trong khói thuốc lá là một trong những nguyên nhân hàng đầu làm hỏng men răng, ngả răng. Do răng không còn được tủy nuôi dưỡng nên sẽ dễ bị ngả màu ố vàng hơn so với các răng khác.
Răng bị ngả màu sau khi lấy tủy là tình trạng thường gặp, xảy ra rất phổ biến sau khi răng bị mất tủy một thời gian. Tuy nhiên, nếu người bệnh có chế độ ăn uống, chăm sóc răng không phù hợp thì tình trạng này sẽ sớm xuất hiện và nghiêm trọng hơn. Không chỉ vậy, nó còn là nguyên nhân gây ra các bệnh lý về răng miệng như viêm nướu răng, sâu răng…
Dấu hiệu nhận biết răng bị ngả màu sau khi lấy tủy
Lấy tủy răng là phương pháp làm sạch phần mô tủy bị viêm nhiễm rồi trám bít buồng tủy với vật liệu nhân tạo nhằm bảo tồn răng, ngăn ngừa ổ viêm nhiễm lan rộng và ngăn ngừa vi khuẩn phá hủy thân răng cũng như ảnh hưởng đến các răng khác.
Do tủy răng giữ vai trò quan trọng trong một chiếc răng, nên sau khi lấy tủy, răng sẽ xuất hiện các vấn đề như ngả màu răng, giảm tuổi thọ, răng giòn, yếu, dễ lung lay, sứt mẻ hơn.
Thông thường, nếu không cẩn thận trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng, chúng ta sẽ rất khó phát hiện răng đang dần ngả màu sau khi lấy tủy. Chỉ đến khi màu răng bị thay đổi nghiêm trọng, đến khi phát hiện đã tương đối muộn, không thể cải thiện được nữa. Có thể nhận biết tình trạng răng ngả màu sau khi lấy tủy như sau:
- Răng không còn trơn bóng như những răng khác mà thô, nhám hơn, có màu tối hơn so với những răng còn lại nếu sớm phát hiện
- Trong trường hợp lâu ngày không chú ý, răng đã ngả màu nhiều, khi quan sát nhận thấy răng có màu vàng nâu, xám hoặc đen
- Chỉ bị đổi màu ở răng bị chết tủy, các răng còn lại vẫn có màu sắc bình thường. Một số trường hợp do chăm sóc răng miệng không đúng cách, sử dụng nhiều thực phẩm nhuộm màu răng khiến toàn bộ răng có thể trở nên ố vàng, ngả màu. Trong đó, chiếc răng bị lấy tủy sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất
- Bên cạnh đó, ở chiếc răng này còn xuất hiện những dấu hiệu khác như mất cảm giác, khó điều chỉnh lực cắn cho răng, thường có chất giòn, cảm giác lung lay, không chắc chắn khi ăn nhai.
Răng bị ngả màu sau khi lấy tủy mặc dù không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mỹ. Do không còn được tủy răng nuôi dưỡng nên men răng, ngà răng không được tái tạo như trước và dần hư, hỏng theo thời gian. Men răng bị ố vàng, chuyển sang các màu sắc khác là xu hướng tất yếu.
Do đó, để đảm bảo tính thẩm mỹ và gia tăng tuổi thọ cho răng, các bác sĩ thường khuyến khích người bệnh trùm mão sứ cho răng đã lấy tủy thay vì chỉ trám bít thông thường, nhất là với những chiếc răng tiền hàm, răng cửa…
Tham khảo thêm: Lấy Tủy Răng Có Chích Thuốc Tê Không? Nha Sĩ Giải Đáp
Răng bị ngả màu sau lấy tủy có nguy hiểm không?
Nhiều người thường lo ngại sau khi lấy tủy răng sẽ trở nên giòn, dễ vỡ, bị ố vàng, ngả màu nên không muốn điều trị tủy. Thế nhưng, cần nhớ rằng, nếu bị viêm tủy răng mà không điều trị sẽ gây chết tủy, ảnh hưởng đến sức khỏe của các răng khác, gây ra các bệnh lý về răng mặt nghiêm trọng.
Nguy hiểm hơn, viêm tủy răng nếu không được sớm điều trị sẽ dẫn đến hoại tử tủy, một số trường hợp bắt buộc phải nhổ bỏ răng để loại bỏ ổ viêm nhiễm, tránh ảnh hưởng đến các răng khác.
Lấy tủy răng tuy sẽ làm giảm tuổi thọ, chức năng ăn nhai của răng nhưng là phương pháp điều trị cần thiết để bảo tồn răng, loại bỏ các cơn đau nhức, khó chịu khi tủy răng bị viêm, hoại tử, đồng thời ngăn ngừa ổ viêm nhiễm lan rộng sang các tổ chức quanh răng khác. Nhìn chung, sau khi lấy tủy răng, răng thường dễ bị xuống màu do không còn tủy hoặc có màu sắc khác do sử dụng lớp trám từ vật liệu y tế chuyên dụng.
Việc răng ngả màu sau khi lấy tủy hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Tuy nhiên, tình trạng này có thể gây mất thẩm mỹ, khiến bệnh nhân trở nên tự ti, ngại ngùng trong giao tiếp do ái ngại về màu sắc răng của mình. Tình trạng răng ố màu thường gây tác động chính đến tâm lý, ít khi ảnh hưởng đến sức khỏe.
Thế nhưng, một số trường hợp nếu răng chuyển sang màu nâu, đen thì rất có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng, lấy tủy răng không sạch, sâu răng… Do đó, bạn nên thăm khám bác sĩ, nha sĩ để được thăm khám, chẩn đoán và có biện pháp xử lý, can thiệp phù hợp.
Răng đã điều trị tủy có tẩy trắng được không?
Tẩy trắng răng là phương pháp giúp làm màu răng sáng hơn với hóa chất đặc biệt hoặc kết hợp làm răng trắng hơn với hóa chất và năng lượng ánh sáng. Có rất nhiều phương pháp tẩy trắng răng như đặt thuốc trong khay mang trên răng để tẩy trắng tại nhà, tẩy trắng răng từ bên trong, tẩy trắng răng từ bên ngoài bằng cách đặt thuốc và có chiếu đèn hoặc không tại phòng nha.
Theo các chuyên gia, đối với răng đã chết tủy, các phương pháp tẩy trắng răng tại nhà như đặt thuốc trong khay mang trên răng, dùng thuốc tẩy trắng răng, sử dụng các hợp chất tẩy trắng răng tại nhà… hầu như đã không còn tác dụng nữa.
Tuy nhiên, chúng ta có thể tẩy trắng răng đã điều trị tủy bằng cách đặt thuốc tẩy trắng răng trong buồng tủy. Phương pháp này chỉ sử dụng cho răng đã chết tủy, do các chất phát sinh trong quá trình hoại tử tủy hoặc do việc điều trị tủy xâm nhập ống ngà răng khiến răng bị đổi màu.
Tẩy trắng răng đã điều trị tủy chỉ thực hiện ở phòng nha. Trước khi tẩy răng, răng phải được chụp phim X-quang để kiểm tra kết quả của quá trình điều trị tủy trước.
Trường hợp kết quả tốt thì sẽ mở lối vào buồng tủy, đặt lên trên chất trám bít ống tủy một lớp trám bảo vệ dày khoảng 1.5 – 2mm rồi mới đặt thuốc tẩy trắng vào trong buồng tủy và tiến hành trám tạm lại. Sau đó sẽ thay thuốc tẩy trắng đều đặn 1 – 2 tuần đến khi răng trắng. Trường hợp nếu kết quả điều trị chưa tốt thì cần phải điều trị nội nha lại rồi mới tẩy trắng răng.
Tham khảo thêm: Lấy Tủy Răng Có Chích Thuốc Tê Không? Nha Sĩ Giải Đáp
Cách cải thiện khi răng bị ngả màu sau lấy tủy?
Ngả màu răng sau khi lấy tủy là tất yếu do tủy răng không còn để nuôi dưỡng, tái tạo men răng, ngà răng. Răng bị chết tủy thường bị ngả màu, tuổi thọ suy giảm, chức năng nhai giảm sút, dễ vỡ do không còn cảm giác, không thể điều chỉnh lực cắn ở chiếc răng này. Đối với tình trạng này, có thể cải thiện bằng một số phương pháp sau:
1. Bọc mão sứ
Bọc mão sứ hay bọc răng sứ thẩm mỹ là phương pháp được nhiều người biết đến và lựa chọn để bảo vệ cho chiếc răng bị chết tủy. Tùy vào điều kiện, tình trạng sức khỏe răng miệng mà chúng ta lựa chọn chỉ bọc sứ cho chiếc răng chết tủy hoặc bọc cho cả hàm răng để cải thiện thẩm mỹ.
Phương pháp này sử dụng vật liệu tổng hợp chuyên dụng trong nha khoa để tạo thành phần mão sứ chụp lên chiếc răng thật, răng sứ có cấu trúc tương ứng với cấu trúc răng hàm. Có thể dán sứ hoặc chụp mão sứ đều được, trong đó, với cách chụp mão sứ, phải tiến hành mài nhỏ răng để đảm bảo thẩm mỹ. Phương pháp này có thể khắc phục được tình trạng răng thưa, răng mọc không đều, răng sứt mẻ hư nhiều, răng ố màu, đổi màu…
Có rất nhiều chất liệu được dùng để tạo nên não sứ cho răng. Tuy nhiên, cần cân nhắc khi thực hiện vì khi bọc sứ răng dễ có mùi, nếu thực hiện ở những địa chỉ không uy tín rất dễ gặp phải tình trạng “tiền mất tật mang”, răng bị suy giảm chức năng nghiêm trọng.
Do đó, nếu có ý định bọc sứ với trường hợp răng đều, khỏe thì chỉ bọc sứ ở chiếc răng bị lấy tủy mà thôi. Nếu muốn bọc sứ cho toàn bộ răng thì nên chọn những địa chỉ chuyên nghiệp, uy tín hàng đầu để thực hiện.
2. Tẩy trắng răng
Như đã đề cập, với trường hợp răng đã chết tủy, đã được điều trị tủy thì sẽ được tẩy trắng bằng phương pháp đặt thuốc tẩy trong buồng tủy. Nếu răng đã chết tủy mà chưa được điều trị hoặc kết quả điều trị chưa tốt thì sẽ tiến hành điều trị nội nha rồi mới đặt thuốc tẩy trắng.
Thế nhưng, phương pháp này không được khuyến khích sử dụng. Mặc dù không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng hiệu quả thường không dài, chỉ khoảng 6 tháng đến 1 năm. Sau đó, nếu không được chăm sóc cẩn thận có thể khiến răng bị ố vàng, xỉn màu trở lại.
Tham khảo thêm: Tủy Răng Bị Thối: Biến Chứng, Hướng Xử Lý và Chữa Trị
3. Chăm sóc răng miệng đúng cách
Bên cạnh phương pháp bọc mão sứ hoặc tẩy trắng răng, để phòng ngừa các bệnh lý nha khoa và giúp răng khỏe mạnh, trắng sáng dài lâu, chúng ta cần xây dựng một chế độ chăm sóc răng đúng cách, phù hợp. Có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:
- Chải răng đều đặn mỗi ngày, khoảng 2 – 3 lần để làm sạch răng, loại bỏ các vụn thức ăn và mảng bám, ngăn ngừa hình thành vôi răng
- Để tăng hiệu quả làm sạch răng miệng, nên kết hợp chải răng với dùng chỉ nha khoa, nước súc miệng và chải lưỡi. Nếu bọc sứ thì nên dùng thêm tăm nước để giúp loại bỏ vụn thức ăn ở các kẽ răng tốt hơn
- Uống nhiều nước nhằm tăng tiết nước bọt, làm sạch khoang miệng, ngăn ngừa sự sinh sôi phát triển của vi khuẩn, giúp tái khoáng, phục hồi men răng và nâng cao sức khỏe
- Tránh xa các thực phẩm gây nhuộm màu răng như trà đặc, cà phê, nước ngọt có gas, thực phẩm có màu đặc biệt, rượu bia…
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, đa dạng dưỡng chất, hạn chế sử dụng thức ăn quá nóng, quá lạnh, thức ăn ngọt nhiều tinh bột, thực phẩm chứa nhiều axit
- Tránh xa thuốc lá vì đây là một trong những thủ phạm hàng đầu gây ngả màu răng và các bệnh lý về răng miệng, cũng như các bệnh về gan, phổi khác…
- Từ bỏ các thói quen xấu làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng như nghiến răng, cắn móng tay, dùng răng cắn vật cứng…
- Thăm khám nha khoa, lấy vôi răng định kỳ 6 tháng/lần để làm sạch răng miệng và kịp thời phát hiện các vấn đề bất thường.
Như vậy, có thể thấy, răng ngả màu sau lấy tủy là tình trạng diễn ra rất phổ biến, không hiếm gặp, có thể do trong quá trình điều trị tủy làm ảnh hưởng đến ngà răng, do răng không được tủy nuôi dưỡng hoặc do chế độ chăm sóc răng miệng không phù hợp. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn hiểu hơn về vấn đề này và có cách xử lý phù hợp.
Có thể bạn quan tâm:
- Răng chết tủy tồn tại được bao lâu? Chăm sóc thế nào?
- Chi phí điều trị viêm tủy răng bao nhiêu tiền [Bảng giá mới]
- Lấy tủy răng không sạch: Mối nguy hại cho răng miệng
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!