Hắc lào ở mặt: Nguyên nhân và các biện pháp điều trị hiệu quả nhất

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Bị hắc lào ở mặt gây ngứa ngáy khó chịu và ảnh hưởng đến thẩm mỹ, nhất là đối với phụ nữ. Triệu chứng điển hình là xuất hiện những đốm tròn khác màu so với vùng da còn lại và rất ngứa. Hắc lào nói chung và hắc lào ở mặt cần điều trị sớm và đúng cách để hạn chế các tác hại như viêm nhiễm, tổn thương sâu, sẹo xấu. 

Hắc lào ở mặt là gì? Có nguy hiểm không?

Mặt là vị trí dễ phát triển hắc lào và các bệnh da liễu do nấm khác. Vì đây là vùng da nhạy cảm, dễ bị các vi nấm là tác nhân gây hắc lào như Trichophyton, Epidermophyton, Microsporum xâm nhập, tấn công và gây tổn thương.

Nóng rát, ngứa ngáy, khó chịu trên da mặt là những dấu hiệu đặc trưng mà người bệnh hắc lào thường gặp. Tổn thương hắc lào thường khu trú và ký sinh trên da mặt, nhưng cũng dễ lây lan sang các vùng da lân cận do cào gãi. Một số trường hợp có thể lây lan sang người khác khi tiếp xúc trực tiếp, dùng chung đồ dùng cá nhân.

bệnh hắc lào ở mặt
Bệnh hắc lào ở mặt khiến người bệnh ngứa ngáy và gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ

So với các vị trí khác, hắc lào ở mặt nguy hiểm hơn so với các vị trí khác vì da mặt nhạy cảm, dễ xuất hiện tình trạng viêm nhiễm, mưng mủ tại vùng da bị bệnh. Di chứng sau hắc lào thường để lại sẹo xấu trên da ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Các trường hợp nặng có thể bội nhiễm và hình thành sẹo vĩnh viễn. 

=> XEM THÊM: Hắc Lào Trên Da Đầu: Chẩn Đoán, Điều Trị và Phòng Ngừa

Nguyên nhân gây hắc lào ở mặt

  • Hệ thống miễn dịch suy yếu khiến cơ thể không thể chống lại nấm, vi trùng xâm nhập vào cơ thể;
  • Chế độ dinh dưỡng không phù hợp, thiếu chất có thể làm tăng nấm men trong ruột;
  • Vệ sinh cá nhân kém, ít rửa mặt, để da mặt tiếp xúc với môi trường bụi bẩn, nóng và ẩm ướt;
  • Tiếp xúc với nguồn nước nhiễm bẩn thông qua tắm hoặc bơi lội; 
  • Dùng chung khăn mặt, quần áo, đồ dùng các nhân với người nhiễm bệnh; 
  • Quan hệ tình dục, đặc biệt là quan hệ bằng miệng với người bị hắc lào;
  • Thường xuyên ôm hôn, vuốt ve, tiếp xúc với lông, da thú cưng hoặc vật nuôi bị nhiễm nấm da;
  • Tiếp xúc thường xuyên với ánh sáng mặt trời;

Triệu chứng hắc lào ở mặt 

Hắc lào xuất hiện ở mặt cũng có triệu chứng tương tự như các vùng da khác. Biểu hiện đặc trưng thường là ngứa, rát, xuất hiện tổn thương viêm đỏ da có hình tròn. 

# Triệu chứng ở người lớn

  • Xuất hiện các đốm da hình tròn đồng xu, màu hồng, đỏ,
  • Tổn thương có ranh giới với các vùng da lân cận; 
  • Nổi mụn nước li ti;
  • Cảm giác ngứa, rát, nhất là khi trời nóng, đổ mồ hôi nhiều;
  • Các vị trí như má, cằm, trán, mũi, tai, quanh mắt… dễ bị hắc lào nhất; 

# Triệu chứng ở trẻ em

Về cơ bản, biểu hiện hắc lào ở trẻ em tương tự người lớn. Tuy nhiên, da của các bé mỏng và nhạy cảm hơn nên tổn thương thường nghiêm trọng và dễ lây lan hơn. Các di chứng do hắc lào để lại trên da cũng nghiêm trọng hơn.

Biện pháp điều trị hắc lào ở mặt

Dưới đây là một số biện pháp hiệu quả giúp chữa bệnh hắc lào ở mặt:

1. Dùng thuốc và các sản phẩm dưỡng da

  • Kem chống viêm (Corticosteroid): Loại thuốc này giúp làm giảm viêm, ngứa và sưng đỏ. Thuốc được điều chế dưới nhiều dạng gồm kem, gel, thuốc mỡ… Tuy nhiên, chỉ được dùng khi có chỉ định của bác sĩ và không nên sử dụng quá mức hoặc trong thời gian dài.
  • Kem chứa tacrolimus hoặc pimecrolimus: Đây là loại thuốc ức chế miễn dịch không steroid. Có tác dụng chính là kiểm soát triệu chứng hắc lào mà không gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng như thuốc corticosteroid.
  • Thuốc kháng histamine: Thuốc này giúp giảm ngứa do tổn thương hắc lào gây ra. Chúng thường được sử dụng bổ sung vào toa thuốc khi cần thiết.
  • Thuốc kháng sinh: Nếu da bị nhiễm khuẩn do viêm nhiễm, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng.

=> ĐỌC NGAY: 10 thuốc trị hắc lào tốt nhất hiện nay – Hiệu quả tận gốc

2. Chăm sóc tích cực 

  • Dinh dưỡng lành mạnh: Ăn một chế độ ăn lành mạnh, giàu vitamin và khoáng chất có thể giúp cải thiện tình trạng da và hệ thống miễn dịch tự nhiên của cơ thể.
  • Tránh kích thích: Tránh tiếp xúc với các tác nhân kích thích như hóa chất, sản phẩm chăm sóc da không phù hợp, và tia UV mặt trời.
  • Quản lý căng thẳng: Các kỹ thuật giảm căng thẳng như thiền, yoga, và tập thể dục có thể giúp cải thiện tình trạng hắc lào, vì căng thẳng có thể làm trầm trọng triệu chứng.
  • Theo dõi sự phát triển: Theo dõi tình trạng da và thường xuyên thăm khám bác sĩ để theo dõi sự phát triển của bệnh và điều chỉnh liệu trình điều trị.

3. Chữa bằng thảo dược

Có một số biện pháp điều trị hắc lào ở mặt tại nhà có thể giúp người bệnh giảm nhẹ các triệu chứng bao gồm:

Tình trạng hắc lào ở mặt nhẹ có thể được điều trị ngay tại nhà
Tình trạng hắc lào ở mặt nhẹ có thể được điều trị ngay tại nhà
  • Mật ong: Thoa mật ong ấm lên vùng da bị hắc lào có thể loại bỏ các triệu chứng bệnh và ngăn ngừa tái phát.
  • Tinh dầu: Sử dụng tinh dầu như tinh dầu tràm trà hoặc oải hương để kháng nấm và điều trị hắc lào trên mặt một cách an toàn. Tuy nhiên hãy pha loãng tinh dầu theo tỷ lệ 1:1 trước khi sử dụng để hạn chế kích ứng da.
  • Trà thảo dược: Sử dụng các loại trà thảo dược như trà gừng, trà hoa cúc, cam thảo để chống nấm từ bên trong. Người bệnh cũng có thể thoa trực tiếp các loại trà thảo dược lên vùng da hắc lào để đẩy nhanh quá trình điều trị.
  • Nghệ: Trộn 1 thìa tinh bột nghệ và 1 thìa mật ong và thoa đều lên vùng da mặt bị hắc lào 2 lần/ ngày.
  • Dầu dừa: Vệ sinh vùng da hắc lào thật sạch, thoa 1 lớp dầu dừa nguyên chất lên da đều đặn 2-3 lần/ ngày.

Biện pháp phòng ngừa hắc lào ở mặt

Hắc lào ở mặt tương đối dễ đề phòng thông qua các biện pháp sau đây: 

  • Vệ sinh da cẩn thận, rửa mặt thường xuyên nếu bạn luyện tập thể dục thể thao hoặc có các hoạt động thể chất ra nhiều mồ hôi.
  • Sau khi rửa mặt, hãy lau khô bằng khăn cá nhân sạch và khô.
  • Không dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác, bao gồm các thành viên trong gia đình.
  • Tránh việc sử dụng nhà vệ sinh công cộng hoặc tiếp xúc với nguồn nước bẩn, không vệ sinh.
  • Không cọ xát, gãi ở vùng da bệnh.
  • Tránh khỏi các tác nhân gây bệnh hoặc nguồn lây nhiễm nấm. 
  • Tránh ánh sáng mặt trời, đội mũ, mang kính râm, che chắn cẩn thận cho da mặt khi đi ra ngoài.

Hắc lào ở mặt cần được điều trị đúng cách và đúng thời điểm để không để lại các di chứng hoặc sẹo. Hãy liên hệ với Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc để được đội ngũ bác sĩ YHCT đầu ngành tư vấn và hướng dẫn điều trị hiệu quả, an toàn bằng liệu pháp thảo dược.

Tham khảo thêm

Chia sẻ:
Bị hắc lào nặng – Đây là giải pháp tốt nhất cho bạn
Khi bị hắc lào nặng, các tổn thương nghiêm trọng trên da bộc phát gây ra nhiều hệ lụy và…
hắc lào ở trẻ sơ sinh Hắc lào ở trẻ sơ sinh và cách điều trị lành tính cha mẹ cần biết
Hắc lào ở trẻ sơ sinh là mối lo ngại rất lớn của nhiều bậc phụ huynh. Nếu không được…
Hình ảnh bệnh hắc lào ở nhiều vị trí trên cơ thể Hình ảnh bệnh hắc lào ở nhiều vị trí trên cơ thể
Hắc lào là một dạng nhiễm trùng da do nấm gây ra, thường ảnh hưởng đến vùng da mặt, cánh…
Hướng dẫn trị hắc lào bằng củ riềng đúng cách hiệu quả
Trị hắc lào bằng củ riềng là mẹo lưu truyền trong dân gian. Tuy nhiên, so với các phương pháp…
Phân biệt hắc lào và tổ đỉa Hắc Lào, Tổ Đỉa: Phân Biệt Làm Sao? [Chuyên Gia Chia Sẻ]

Tổ đỉa và hắc lào đều là những bệnh ngoài da, đặc trưng bởi tình trạng ngứa ngáy, khó chịu…

Thuốc 7 màu Silkron: Công dụng, cách dùng và lưu ý

Thuốc 7 màu Silkron là một dạng kem bôi ngoài da thường được sử dụng để điều trị lác đồng…

Cách trị hắc lào ở vùng kín nam giới nhanh khỏi không tái phát

Bệnh hắc lào ở vùng kín nam giới thường xuyên gây ra cảm giác ngứa ngáy khó chịu, ảnh hưởng…

Kem đánh răng trị hắc lào Cách Chữa Hắc Lào Bằng Kem Đánh Răng – Mẹo Dùng Hay

Có rất nhiều người luôn thắc mắc và đặt câu hỏi về thực hư hiệu quả của các mẹo chữa…

Người bị hắc lào sẽ thường xuyên bị ngứa dữ dội Bài thuốc Trị Hắc Lào Tận Gốc từ thảo dược tự nhiên

Sử dụng các loại thảo dược tự nhiên chữa hắc lào tuy không phải phương pháp y tế được công…

Chia sẻ
Bỏ qua