Bị hắc lào nặng – Đây là giải pháp tốt nhất cho bạn

Khi bị hắc lào nặng, các tổn thương nghiêm trọng trên da bộc phát gây ra nhiều hệ lụy và biến chứng khó lường. Bệnh nhân cần có một giải pháp điều trị hiệu quả toàn diện để giải quyết triệt để căn bệnh này và nhanh chóng phục hồi làn da.
Triệu chứng bị hắc lào nặng
Bệnh hắc lào là căn bệnh da liễu xảy do sự xâm nhập của các vi nấm vào da gây nhiễm trùng. Tổn thương đặc trưng là các vết ban hình tròn (hay còn gọi là lác đồng tiền), nổi nhiều mụn nước nhỏ, da đỏ ửng, khô ráp, bong tróc, ngứa ngáy khó chịu…

Nếu không điều trị, theo thời gian các tổn thương này xu hướng phát triển nặng hơn, bao gồm:
- Các đốm da hình tròn lan rộng sang vùng da lành xung quanh;
- Tổn thương xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể, có khi lan ra toàn thân, vết ban mới nằm chồng chéo lên vết cũ;
- Mụn nước mọc chi tiết thành cụm. Một số mụn có thể kết hợp với nhau tạo thành mụn phồng to.
- Các mụn nước bị vỡ gây chảy dịch, tạo thành các vết trợt loét trên da
- Cơn ngứa xuất hiện thường xuyên và dữ dội hơn. Tình trạng ngứa tăng lên vào ban đêm khiến người bệnh mất ngủ.
- Tổn thương ăn sâu vào da gây lở loét, đau rát
- Các biểu hiện toàn thân có thể gặp: Mệt mỏi, nóng sốt do bị hắc lào nặng gây bội nhiễm.
=> ĐỌC NGAY: Hình ảnh bệnh hắc lào ở nhiều vị trí trên cơ thể
Nguyên nhân gây bệnh hắc lào nặng
Bệnh hắc lào nặng là kết quả của việc không phát hiện và điều trị bệnh sớm ngay từ khi bệnh mới khởi phát.
Ngoài ra, sự phát triển nhanh chóng ở giai đoạn này cũng do 4 yếu tố sau:
- Do điều trị bệnh không đúng cách, tự chữa bệnh tại nhà bằng các phương pháp dân gian phản khoa học, sử dụng thuốc tây tùy tiện;
- Điều kiện vệ sinh cá nhân kém, chăm sóc da không đúng cách;
- Thường xuyên cào gãi mạnh khiến da bị trầy xước, chảy máu, bội nhiễm;
- Suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc bệnh lý;
Bị hắc lào nặng phải làm sao?
2 phương pháp điều trị dành cho người bị hắc lào nặng gồm:
1. Điều trị bằng Tây y
Sử dụng thuốc tây là một trong những phương pháp điều trị chính cho người bị hắc lào nặng. Các loại thuốc tân dược có tác dụng mạnh trong việc ức chế sự phát triển của vi nấm gây bệnh, do đo có thể giúp người bệnh kiểm soát tốt được các tổn thương trên da và ngăn chặn không để bệnh tiếp tục diễn tiến phức tạp hơn.

Bệnh nhân bị hắc lào nặng thường được bác sĩ kê đơn các thuốc sau:
– Thuốc kháng nấm:
- Ketoconazol
- Fluconazole
- Miconazol
- Econazol
- Griseofulvin
- Ketoconazol
- Itraconazole
Khi sử dụng thuốc chống nấm, bệnh nhân nên đề phòng với các tác dụng phụ như: Buồn nôn, đau đầu, khô da, chóng mặt, giảm tiểu cầu, phát ban, tiêu chảy…
– Thuốc sát khuẩn tại chỗ:
Chẳng hạn như hồ nước hay Jarish… Chúng được bào chế dưới dạng dung dịch sát khuẩn nhẹ, khi thoa lên da sẽ giúp làm dịu kích ứng, chống viêm, giảm ngứa da.
Nhóm thuốc này được chỉ định khi bị hắc lào nặng có mụn nước đã vỡ gây rò rỉ dịch hoặc lở loét da. Bệnh nhân có thể dùng dung dịch sát khuẩn 2 – 3 lần trong ngày kết hợp với thuốc khác theo hướng dẫn của bác sĩ.
– Thuốc giảm đau:
Bao gồm Paracetamol hay Aspirin… Thuốc được chỉ định cho các trường hợp có bị đau rát da nghiêm trọng hoặc nóng sốt khó chịu trong người do ảnh hưởng của hắc lào.
– Thuốc kháng viêm NSAID:
Nhóm thuốc này có tác dụng giảm viêm nhiễm ở khu vực bị tổn thương, xoa dịu cảm giác đau rát dữ dội do bị hắc lào nặng. Cần lưu ý các tác dụng phụ của thuốc như viêm loét dạ dày, suy thận, giảm bạch cầu, rối loạn đông máu…
– Thuốc kháng sinh:
Nếu bệnh hắc lào nặng gây biến chứng bội nhiễm, thuốc kháng sinh sẽ được chỉ định kèm theo. Bệnh nhân có thể được chỉ định thuốc kháng sinh đường uống hoặc bôi với liệu trình kéo dài từ 7 – 10 ngày, tùy theo mức độ nhiễm trùng.
2 loại kháng sinh thường dùng nhất là Penicillin và các thuốc thuộc nhóm macrolid.
=> BẬT MÍ: 10 thuốc trị hắc lào tốt nhất hiện nay – Hiệu quả tận gốc
2. Các biện pháp hỗ trợ khác
Ngoài thuốc, Tây y còn kết hợp sử dụng công nghệ cao để điều trị bệnh hắc lào nặng, chẳng hạn như quang đông hồng ngoại. Phương pháp này sử dụng liệu pháp ánh sáng tác động trực tiếp vào vùng da tổn thương để tiêu diệt nấm, làm giảm triệu chứng bệnh và đẩy nhanh tốc độ tái tạo da.
Lưu ý khi bị hắc lào nặng
- Giữ gìn vệ sinh khu vực bị bệnh sạch sẽ, hạn chế cào gãi hoặc kỳ cọ mạnh làm tăng nguy cơ bị lở loét da, bội nhiễm vi khuẩn.
- Tắm rửa, giặt giũ quần áo và đồ dùng cá nhân thường xuyên.
- Không để vùng da bị hắc lào tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, chất tẩy rửa, hóa chất.
- Kiêng uống rượu bia, hạn chế các món ăn cay nóng, đồ béo
- Trang phục mặc hàng ngày nên lựa chọn chất liệu mềm mỏng, thấm mồ hôi nhanh, tránh mặc đồ ôm sát.
- Đảm bảo ngủ đủ giấc và hạn chế để đầu óc bị căng thẳng bởi stress.
- Kiên trì sử dụng thuốc đủ liệu trình theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Đừng vì nôn nóng quá mức mà thay đổi phương pháp điều trị liên tục khiến bệnh tình chẳng những không được khống chế mà còn diễn biến phức tạp hơn.
Tham khảo thêm
- Bệnh hắc lào có tự khỏi được không? Bao lâu thì khỏi dứt điểm?
- Bệnh hắc lào có ngứa không ? Giải pháp khắc phục
