Rôm sảy ở trẻ sơ sinh và những kiến thức cha mẹ cần biết

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Rôm sảy ở trẻ sơ sinh là một bệnh lý về da, gây phát ban hoặc mọc mụn nhỏ trên da. Rôm sảy thường xảy ra ở những vùng da tiếp xúc với quần áo, có nhiều nếp gấp như cổ, vai, ngực, bụng,…gây ngứa ngáy và khó chịu. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để bạn có thể hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh.

Hình ảnh trẻ sơ sinh bị rôm sảy
Hình ảnh trẻ sơ sinh bị rôm sảy

Nguyên nhân và triệu chứng bệnh rôm sảy ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân gây rôm sảy

Rôm sảy xảy ra khi da bị kích thích, lỗ chân lông bị bí tắc đặc biệt là vào những ngày thời tiết nắng nóng, oi bức. Dưới đây là một số yếu tố gây ra bệnh rôm sảy ở trẻ sơ sinh:

  • Mặc nhiều quần áo cho bé: Cha mẹ thường có thói quen mặc nhiều quần áo cho bé vì sợ bé bị cảm lạnh. Tuy nhiên, điều đó sẽ khiến cơ thể bé bị nóng bức, mồ hôi không thể thoát ra ngoài gây nên tình trạng nổi mụn đỏ, rôm sảy.
  • Không khí nóng bức, không thoáng mát: Khi trong nhà chứa nhiều đồ đạc, không có quạt hay lỗ thông hơi, gây nên nóng và bí dễ khiến trẻ bị rôm sảy. Bên cạnh đó, nước ta là vùng có khí hậu nhiệt đới, khi vào mùa nóng thì rất oi bức, nếu da của bé không được thoáng mát sẽ gây ra tình trạng rôm sảy.
  • Vệ sinh da không tốt: Trẻ sơ sinh nếu không được vệ sinh và tắm lau kỹ rất dễ bị rôm sảy. Đặc biệt là vùng da ở mông, nếu không được lau sạch sẽ gây ẩm, ảnh hưởng đến làn da.
  • Thời tiết nóng bức: Thời tiết nóng bức, nhất là mùa khô nhiệt độ lên cao cũng rất dễ gây nên tình trạng rôm sảy, nổi mẩn đỏ ở trẻ nhỏ.

Triệu chứng rôm sảy 

Trẻ ở mọi lứa tuổi đều có thể bị rôm sảy. Tuy nhiên, phổ biến nhất là ở trẻ sơ sinh, khi trẻ bị rôm sảy bạn có thể nhận biết qua những dấu hiệu sau đây:

  • Nổi nhiều sần nhỏ màu hồng trên da: Khi bị rôm sảy, da trẻ sẽ bắt đầu xuất hiện những nốt sần, nốt mẩn màu đỏ hoặc hồng gây ngứa ngáy, khó chịu.
  • Các nốt sần mọc ở đầu, cổ, vai, lưng: Những nốt sần có thể mọc khắp nơi trên cơ thể của trẻ. Đặc biệt, vùng đầu, cổ, vai hoặc lưng. Những nốt sần này sẽ mọc li ti, dày đặc và lan rộng đến những vùng khác.
  • Trẻ bị ngứa ngáy, hay cào gãi lên vùng da nổi đỏ: Những nốt đỏ mọc lên khiến da không thể thoát mồ hôi, gây ra tình trạng ngứa ngáy và khó chịu. Nếu không có biện pháp bảo vệ, bé cào gãi sẽ khiến da bị xước, tình trạng sẽ nặng hơn.

Cách điều trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh

Rôm sảy là bệnh lý về da không quá nguy hiểm, có thể hoàn toàn tự khỏi ở nhà nếu da được chăm sóc đúng cách. Mẹ có thể sử dụng các phương pháp dân gian để chữa rôm sảy cho bé

Điều trị rôm sảy bằng cách tắm nước mướp đắng

Tắm nước mướp đắng giúp điều trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh
Tắm nước mướp đắng giúp điều trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh

Mướp đắng có tính hàn, thường được chế biến thành những món ăn bổ, mát. Nếu bé bị rôm sảy, mẹ có thể dùng mướp đắng để tắm cho bé

Cách thực hiện:

  • Lấy 1 – 2 quả mướp đắng tươi, xay nhuyễn
  • Lấy bã để vào miếng vải buộc chặt, bỏ vào nồi nấu nước tắm cho bé.
  • Thực hiện cách này khoảng 1 tuần, tình trạng rôm sảy sẽ có dấu hiệu thuyên giảm

Điều trị rôm sảy bằng cách tắm lá kinh giới

Lá kinh giới có tác dụng rất tốt để đánh bay rôm sảy ở trẻ sơ sinh

Cách thực hiện:

  • Lấy một nắm lá kinh giới tươi, vò nát lấy nước rồi đem tắm cho bé
  • Nếu lá khô thì đem nấu chừng 10 phút rồi làm tương tự
  • Mẹ cũng có thể kết hợp lá kinh giới với mướp đắng để tăng hiệu quả.

Điều trị rôm sảy bằng cách tắm lá nước khế

Lá khế có tác dụng điều trị rôm sảy và giảm triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu

Cách thực hiện:

  • Lấy một nắm lá khế, rửa sạch với muối loãng
  • Cho vào nồi đun sôi 
  • Sử dụng nước lá khế để tắm cho bé
  • Thực hiện cách này khoảng 3 lần/tuần sẽ thấy hiệu quả
  • Mẹ không nên làm quá thường xuyên, nhựa lá cây khế sẽ làm cho da bé bị sỉn màu.

Điều trị rôm sảy bằng cách tắm lá chè xanh

Lá chè xanh có tác dụng điều trị rôm sảy tốt
Lá chè xanh có tác dụng điều trị rôm sảy tốt

Lá chè xanh có tác dụng điều trị rôm sảy tốt. Mẹ nên chọn những lá chè xanh sạch và an toàn để tắm cho bé.

Cách thực hiện:

  • Lấy một nắm lá chè xanh rửa sạch
  • Đun sôi lá chè với nước
  • Sử dụng nước này tắm cho bé 

Thuốc tím pha loãng

Mẹ có thể trị rôm cho bé bằng cách sử dụng thuốc tím pha loãng với tỷ lệ 1/10.000 hoặc lactaxcyd, mỗi ngày một lần.

Không nên bôi corticoid vì da bé rất mỏng, có thể gây tổn thương cho da.

Lưu ý:

  • Khi sử dụng lá để tắm cho bé, mẹ nên rửa thật sạch, ngâm qua nước muối trước để loại trừ các vi khuẩn gây hại, gây kích ứng cho da bé.
  • Nên tắm sạch cho bé bằng sữa tắm trước để loại bỏ các chất nhờn trên da.
  • Không vắt nhiều chanh, muối vào nước tắm sẽ khiến bé bị rát, gây kích ứng.
  • Không nên đun nước lá quá đặc, tinh bột có thể đọng lại trên da gây nhiễm khuẩn, viêm da, dị ứng.
  • Không tắm nước lá cho bé khi da bị trầy xước, mưng mủ sẽ tăng nguy cơ bị vi khuẩn xâm nhập khiến cho tình trạng nhiễm trùng nặng hơn.

Khi nào cần khám bác sĩ

Bệnh rôm sảy có thể tự hết sau 7 – 10 ngày nếu được chăm sóc tại nhà đúng cách. Nếu tình này kéo dài, không có dấu hiệu khỏi. Có khả năng lan rộng sang các vùng da khác, tái phát nhiều lần, trẻ bị sốt và có dấu hiệu nhiễm trùng,… Nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để có biện pháp điều trị phù hợp.

Khi trẻ bị rôm sảy và có dấu hiệu sốt mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ
Khi trẻ bị rôm sảy và có dấu hiệu sốt mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị rôm sảy

Chăm sóc da cho trẻ sơ sinh khi bị rôm sảy có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị rôm sảy, hạn chế bệnh lây lan và các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu do bệnh gây ra.

Tránh để bé ra nhiều mồ hôi

Nguyên nhân chính gây ra bệnh rôm sảy là do mồ hôi bài tiết ra quá nhiều nhưng không kịp bốc hơi gây bí tắc các lõ chân lông, cản trở quá trình thoát mồ hôi. Việc vệ sinh sạch sẽ mồ hôi trên cơ thể bé là cách tốt nhất để điều trị cũng như phòng ngừa bệnh rôm sảy ở trẻ sơ sinh.

Mẹ hãy thường xuyên dùng khăn ẩm để lau mát cho bé, hạn chế vùng da bị rôm sảy có thể phát triển và lây lan. Thay khăn gạc mềm tránh gây ẩm mốc, tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập vào da.

Nếu phải đi ra ngoài, cha mẹ hãy chuẩn bị khăn giấy ướt, mềm mại có tác dụng chống hăm và rôm sảy để lau toàn thân cho bé, hạ nhiệt độ để bé cảm thấy thông thoáng.

Nên cho con bú nhiều hơn để giúp cơ thể bé dễ thoát mồ hôi mà không bị mất nước.

Cho bé mặc quần áo thoáng mát

Mẹ nên cho bé mặc những bộ quần áo bằng cotton, đây là nguyên liệu được làm từ thành phần tự nhiên và có tác dụng thấm hút rất tốt, giúp bé không bị nóng bức, vùng da rôm sảy được thoáng mát, tình trạng rôm sảy sẽ nhanh chóng thuyên giảm.

Không nên mặc cho bé những loại quần áo có chất liệu dày, vải nylon,… gây bí hơi, mồ hôi không thoát ra được khiến cho tình trạng rôm sảy trở nên tồi tệ hơn.

Chọn đúng sữa tắm để giảm rôm sảy

Mẹ nên để ý đến vai trò của sữa tắm trong điều trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh, nên lựa chọn những loại sữa tắm thích hợp với làn da em bé, ít gây kích ứng giúp bé thoát khỏi tình trạng ngứa ngáy, bức bối.

Nên lựa chọn những loại sữa tắm có độ pH từ 4.0 đến 6.0 để tắm cho bé. Nếu sau khi dùng sữa tắm mà da bé xuất hiện thêm nhiều mẩn đỏ, da bé không được sạch thì mẹ nên thay một loại sản phẩm khác.

Giữ nhà cửa thoáng mát, sạch sẽ

Luôn giữ phòng trẻ ở sạch sẽ, thoáng mát
Luôn giữ phòng trẻ ở sạch sẽ, thoáng mát

Thời tiết nóng bức là điều kiện thuận lợi để rôm sảy phát triển trên da bé. Mẹ nên giữ phòng bé ở luôn thoáng mát và sạch sẽ, không khí lưu thông dễ dàng để vi khuẩn không có cơ hội phát triển, gây hại cho vùng da bị rôm sảy.

Những ngày thời tiết nóng bức, nên sử dụng quạt hay điều hòa để duy trì nhiệt độ phòng, giúp bé cảm thấy dễ chịu.

Bôi thêm Calamine Lotion cho da bé nhạy cảm

Khi da bé nhạy cảm, mẹ hãy thoa thêm ít Calamine Lotion hoặc một số loại phấn có tác dụng phòng ngừa rôm sảy cho bé.

Tránh để trẻ ra ngoài khi trời nắng gắt

Tắm nắng buổi sáng rất tốt cho việc cơ thể bé hấp thụ vitamin D. Tuy nhiên, mẹ nên hạn chế để trẻ ra ngoài trời nắng gắt từ 10h sáng đến 15h chiều, lúc này trong tia nắng có chứa các tia UV mạnh nhất.

Nếu phải đưa trẻ ra ngoài nên đội mũ và mặc kín đáo cho bé, không nên để da bé tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Không tự ý bôi thuốc cho bé khi không có hướng dẫn của bác sĩ

Khi trẻ sơ sinh bị rôm sảy và phát sốt, mẹ không nên tự ý mua thuốc sử dụng cho bé. Tùy vào tình trạng của mỗi bé sẽ có những liều thuốc điều trị rôm sảy khác nhau. Mẹ nên đưa bé di khám bác sĩ để được hướng dẫn sử dụng thuốc.

Những lưu ý khi da trẻ có dấu hiệu nhiễm trùng

Nếu trẻ bị rôm sảy, không được phát hiện và chăm sóc đúng cách rất dễ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng, dưới đây là một số dấu hiệu giúp mẹ nhận biết. Lúc này, mẹ nên đưa bé đến khám bác sĩ để được điều trị kịp thời tránh những biến chứng nguy hiểm.

Rôm sảy nặng ở trẻ sơ sinh
Rôm sảy nặng ở trẻ sơ sinh

Vết đỏ nhiều hơn, gây sưng và đau: Khi bị rôm sảy bé bị xuất hiện những mẩn đỏ màu hồng hơi sưng đau khiến cho bé quấy khóc, ngủ không ngon. Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc và chữa trị đúng cách thì sau 8 – 10 ngày, các vết đỏ sẽ nổi lên nhiều hơn, tình trạng sưng và ngứa sẽ nặng hơn. 

Khi rôm sảy lan rộng, vùng da bị rôm sảy sẽ xuất hiện những mảng đỏ nhạt kéo dài.

Xuất hiện chảy mủ, rỉ dịch: Ở trường hợp, bé bị rôm sảy lâu ngày, vi khuẩn xâm nhập vào bên trong da khiến bệnh nặng hơn. Lúc này, những mụn đỏ trên da sẽ lên mủ, nếu không được vệ sinh kỹ sẽ có hiện tượng chảy mủ, rỉ dịch.

Sưng bạch huyết ở cổ, nách, bẹn: Khi bé bị rôm sảy lâu ngày và nhiễm trùng ở tình trạng nặng hơn, bé sẽ bị sưng hạch huyết ở những vị trí cổ, nách, bẹn. Nếu bé bị quá nặng và không được điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Sốt trên 37.5 độ C: Nếu tình trạng rôm sảy kéo dài, không được vệ sinh và chữa trị kịp thời sẽ khiến bé bị nóng và sốt nhẹ.

Phòng tránh rôm sảy ở trẻ sơ sinh

  • Không nên cho trẻ chơi ở ngoài nắng, đặc biết là sau 10h sáng. Tạo không gian thoáng mát cho trẻ nghĩ ngơi và vui chơi.
  • Bổ sung lượng nước cần thiết cho trẻ để cân bằng độ ẩm giữa cơ thể với môi trường. Có thể cho trẻ uống các loại nước như chanh dây, rau má,…
  • Nên chọn cho trẻ những loại quần áo thoáng mát, có tác dụng thấm hút mồ hôi tốt. Quần áo của trẻ nên được phơi khô ở những nơi thoáng đãng, có ánh nắng trực tiếp và không có nhiều bụi bẩn.
  • Tắm mát cho trẻ, giữ cho da trẻ được khô ráo thoáng mát.
Tắm mát cho trẻ giúp phòng tránh bệnh rôm sảy
Tắm mát cho trẻ giúp phòng tránh bệnh rôm sảy

Trẻ sơ sinh với làn da mỏng manh và nhạy cảm nếu không được bảo vệ tốt rất dễ bị rôm sảy. Qua những thông tin hữu ích ở trên sẽ giúp cha mẹ có thêm những kiến thức bổ ích trong việc chăm sóc con. Có các biện pháp bảo vệ con tránh khỏi các nguyên nhân gây bệnh.

Tìm hiểu thêm: Trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở mặt – Bệnh lý thường gặp và dễ điều trị

Chia sẻ:
Nổi mẩn ngứa khi trời nóng và cách xử lý hiệu quả, an toàn

Nổi mẩn ngứa khi trời nóng thường có triệu chứng nghiêm trọng, nổi nhiều mẩn đỏ kèm theo ngứa ngáy…

Dầu Gội Selsun Trị Gàu, Nấm Da Đầu Thực Sự Tốt Không? Dầu Gội Selsun Trị Gàu, Nấm Da Đầu Thực Sự Tốt Không?

Dầu gội Selsun trị gàu nấm da đầu giúp ức chế sự phát triển quá mức của vi khuẩn, từ…

chữa tổ đỉa bằng rau răm Mẹo chữa tổ đỉa bằng rau răm đơn giản mà hay

Chữa tổ đỉa bằng rau răm là bài thuốc dân gian được sử dụng từ rất lâu đời. Bài thuốc…

nổi mụn nước ở môi Nổi Mụn Nước Ở Môi: Nguyên Nhân và Giải Pháp Điều Trị

Bạn không nên chủ quan khi bị nổi mụn nước ở môi. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo…

Bị nổi mụn nước ngứa khắp người – Nguyên nhân và cách xử lý

Mụn nước hoặc các vết phồng rộp da thường phổ biến ở tay và chân. Tuy nhiên, một số trường…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua