Nốt thủy đậu khô là dấu hiệu bệnh sắp khỏi
Triệu chứng phổ biến của bệnh thủy đậu là sự xuất hiện của các nốt mụn nước trên bề mặt da. Sau một thời gian tồn tại, các nốt thủy đậu sẽ khô lại. Liệu đây có phải là dấu hiệu cho thấy rằng bạn sắp khỏi bệnh hay không?
Khi nào thì các nốt thủy đậu sẽ khô lại?
Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm do virus varicella-zoster kích hoạt. Diễn tiến của bệnh trải qua nhiều giai đoạn và triệu chứng ở mỗi giai đoạn sẽ có sự khác biệt. Ngoài các triệu chứng điển hình ngoài da thì bạn có thể gặp các triệu chứng toàn thân như sốt, đau đầu hay mệt mỏi.
Trong thời gian ủ bệnh khoảng 1 – 2 tuần đầu, bạn thường sẽ chưa nhận thấy các dấu hiệu ngoài da. Các nốt ban hồng sẽ bắt đầu xuất hiện ở giai đoạn khởi phát khoảng 1 – 2 ngày. Sang giai đoạn toàn phát thì các nốt mụn nước sẽ xuất hiện và rất dễ lan rộng.
Mụn nước có thể sẽ mọc lên từng đợt với số lượng nhiều hay ít phụ thuộc vào cơ địa mỗi người. Sau một vài ngày nữa thì các nốt mụn nước sẽ vỡ ra, khô lại và bắt đầu đóng vảy.
Như vậy, phải mất khoảng 4 – 6 ngày thì các nốt mụn thủy đậu mới bắt đầu khô lại. Ở những người có thể trạng tốt thì các nốt thủy đậu cũng có thể sẽ chóng khô hơn. Lúc này, tổn thương trên da thường không lây lan nữa.
Trong trường hợp này, người bệnh cũng không cần phải tiếp tục thực hiện việc cách ly để tránh nhiễm bệnh cho người khác. Điều cần làm lúc này là thực hiện tốt việc chăm sóc cũng như kiêng khem để bệnh chóng lành và tránh để lại sẹo.
Tham khảo thêm: Nốt thủy đậu đóng vảy đã khỏi chưa, còn lây không?
Nốt thủy đậu khô có phải là dấu hiệu sắp khỏi bệnh?
Thông thường, các nốt thủy đậu bắt đầu khô lại và đóng vảy sau giai đoạn toàn phát. Tuy nhiên, tình trạng nổi mụn thủy đậu thường phát sinh theo nhiều đợt, chúng thường cách nhau khoảng 3 – 4 ngày. Điều này cho thấy rằng, khi các nốt thủy đậu khô lại thì cũng có thể các lớp mụn tiếp theo sẽ tiếp tục mọc lên.
Như vậy, khi nốt mụn thủy đậu khô lại, kèm theo đó là các nốt mụn mới không mọc lên nữa thì mới chứng tỏ được rằng bạn sắp khỏi bệnh. Sau khi khô, các nốt thủy đậu thường sẽ đóng vảy. Vảy sẽ tự bong ra sau đó khoảng 1 tuần. Nếu không có loét hay bội nhiễm xuất hiện thì mụn thủy đậu rất ít khi để lại sẹo.
Có một trường hợp mà bạn cần lưu ý là các nốt thủy đậu bên ngoài khô nhưng bên trong vẫn còn dịch mủ và vẫn sưng đau. Lúc này có thể bạn đang gặp phải tình trạng bội nhiễm. Lúc này, bạn hãy sớm thăm khám để bác sĩ chẩn đoán và kê toa kháng sinh để khắc phục.
Tìm hiểu: Các loại thuốc trị bệnh thủy đậu hiệu quả (Bôi + uống)
Cách chăm sóc để ngăn ngừa sẹo do thủy đậu
Các vết mụn thủy đậu thường dễ để lại sẹo nếu bạn không chăm sóc đúng cách. Đặc biệt, tình trạng sẹo sẽ nặng nề hơn khi có vết loét hay xuất hiện bội nhiễm.
Để ngăn ngừa sẹo thủy đậu, bạn nên chú ý đến các vấn đề sau:
- Tránh gãi hay chà xát lên các nốt mụn bởi có thể khiến chúng vỡ ra, chảy dịch. Từ đó có thể khiến chúng lan rộng ra các vùng da đang khỏe mạnh.
- Giữ vệ sinh da sạch sẽ, đúng cách. Bạn nên tắm với nước ấm có pha một ít muối loãng để có thể sát trùng vết thương, chống bội nhiễm.
- Nên mặc quần áo rộng thoáng, chất liệu mát để tránh gây ma sát lên các vết mụn nước.
- Khi các nốt mụn đã khô nên dùng dung dịch xanh Methylen chấm vào. Điều này sẽ hỗ trợ tốt hơn cho quá trình làm lành vết thương và hồi phục da.
- Trong thời gian da hồi phục và tái tạo nên tránh ăn thịt bò, rau muống, hải sản, trứng, sữa…
- Có thể dùng các nguyên liệu tự nhiên, nhất là nghệ tươi để giúp da được tái tạo nhanh hơn, tránh để lại sẹo.
- Nên bổ sung vitamin C cho cơ thể từ các loại rau củ, trái cây để tăng cường sản sinh collagen hồi phục da.
Nốt thủy đậu khô có thể là dấu hiệu cho thấy rằng bệnh đang sắp lành. Lúc này bạn nên chú ý thực hiện việc chăm sóc tốt để có thể hạn chế tình trạng sẹo khiến da mất thẩm mỹ.
Bạn nên tìm hiểu thêm:
- Bệnh thủy đậu ở trẻ em – Cách chăm sóc và điều trị mau khỏi
- Các dấu hiệu khỏi bệnh thủy đậu bạn nên biết
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!