Mụn cóc có lây không, qua đường nào, làm sao tránh?
Mụn cóc có khả năng lây nhiễm và thường lây từ người này sang người kia qua đường tiếp xúc. Nếu người bình thường có vết thương hở, virus HPV gây mụn cóc sẽ tấn công và gây bệnh.
Mụn cóc có lây qua đường nào không?
Các con đường có thể lây nhiêm mụn cóc bao gồm:
- Đường máu: Khi nhận máu của người bị nhiễm virus HPV, người nhận máu sẽ bị nhiễm virus và dễ hình thành bệnh mụn cóc.
- Các vật dụng trung gian: Nếu các nốt mụn cóc vỡ ra, virus HPV sẽ phân tán ra nhiều nơi. Người bệnh mụn cóc có thể để lại virus trên các vật dụng cá nhân như khăn tắm, bàn chải, lược, đồ lót,… Do đó, khi người khỏe mạnh có các vết xước trên cơ thể, tiếp xúc với những vật đó có thể gây nhiễm bệnh.
- Tiếp xúc trực tiếp ngoài da: Những tiếp xúc trực tiếp ở da như: chạm, bắt tay, quan hệ tình dục,… sẽ dễ khiến virus gây bệnh tấn công vào cơ thể người khỏe mạnh. Nhưng mất khoảng 2 – 3 tháng mới xuất hiện triệu chứng.
- Tự lây nhiễm: Mụn cóc cũng có thể lây lan từ vùng này sang vùng khác. Một số thao tác như gãi, cào, xát,… có thể gây ra tình trạng tự lây nhiễm này.
Gợi ý thêm: Mụn cóc ở chân có thực sự nguy hiểm? Cách điều trị
Làm sao để tránh bị lây mụn cóc?
Chúng ta nên thực hiện các biện pháp sau:
- Vệ sinh cơ thể hằng ngày.
- Ăn uống đủ chất, tập thể dục thường xuyên.
- Tránh tiếp xúc ngoài da với người bệnh.
- Tránh dùng chung các vật dụng cá nhân.
- Dùng bao cao su khi quan hệ tình dục.
- Có vết thương hở trên da cần băng bó cẩn thận;
- Khi đã mắc bệnh mụn cóc, không nên cào, gãi, cọ xát.
3 phương pháp điều trị mụn cóc phổ biến
Người bệnh nên đến gặp bác sĩ để khám và chỉ định điều trị thích hợp. Sau đây là một số phương pháp điều trị:
1. Dùng thuốc
Đối với trường hợp mụn cóc vừa khởi phát, kích thước nhỏ, có thể điều trị bằng các loại thuốc điều trị tại chỗ hoặc thuốc uống như thuốc Duofilm, thuốc Collomack,… Người bệnh có thể được chỉ định dùng thêm thuốc giảm đau, kháng sinh.
2. Tiểu phẫu
Đối với trường hợp mụn cóc quá to, có thể sẽ được chỉ định cắt bỏ. Các tiểu phẫu cắt bỏ thường diễn ra nhanh chóng, không để lại nhiều rủi ro. Có thể điều trị bằng một số phương pháp ngoại khoa khác như: đốt điện, chấm nitơ lỏng,…
Sau khi điều trị bằng tiểu phẫu, người bệnh cần chăm sóc sức khỏe đúng cách, tuân theo các chỉ dẫn của bác sĩ để tránh bị những biến chứng.
Đọc thêm: Mụn cóc ở lòng bàn chân thì phải làm sao? Cách chữa trị
3. Điều trị tại nhà
Một số biện pháp giúp cải thiện tình trạng mụn cóc tại nhà:
- Tắm gội hàng ngày.
- Tránh kỳ cọ, gãi, cào, xát vùng da bệnh.
- Mặc quần áo thoải mái.
- Cẩn thận khi chọn dùng các loại sản phẩm tránh để kích ứng.
- Ăn uống đầy đủ chất.
- Uống nước đầy đủ mỗi ngày.
- Hạn chế ăn thức ăn cay nóng, dầu mỡ.
- Hạn chế dùng bia, rượu, thuốc lá.
- Tránh thức khuya.
- Phân bố thời gian nghỉ ngơi hợp lý.
- Không dùng chung các vật dụng cá nhân với người khác.
Tóm lại, mụn cóc có thể dễ dàng lây từ người bệnh sang cho người khỏe mạnh. Mụn cóc lây qua đường máu, vết thương hở, tiếp xúc ngoài da, các vật dụng trung gian và tự lây nhiễm.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không đưa ra chẩn đoán, chỉ định phương pháp điều trị, lời khuyên,… thay thế bác sĩ chuyên khoa.
Bài viết liên quan:
- 7 cách trị mụn cóc tại nhà nhanh chóng, đơn giản
- Mụn cóc ở ngón chân, ngón tay phải làm sao? Cách trị hiệu quả
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!