Mụn cóc ở chân có nguy hiểm không và cách trị nhanh nhất
Mụn có ở chân xảy ra do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do tiếp xúc và lây nhiễm virus từ cộng đồng. Tình trạng này có thể được điều trị bằng nhiều biện pháp như chữa tại nhà, dùng thuốc hoặc can thiệp ngoại khoa,…
Nguyên nhân mụn cóc ở chân và dấu hiệu nhận biết
1. Nguyên nhân
Bệnh hình thành do virus xâm nhập vào vết nứt hoặc vết trầy xước trên da. Ngoài ra virus HPV cũng có thể lây nhiễm qua đường tình dục.
Các nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh lý:
- Quan hệ tình dục với người bị mụn cóc hoặc nhiễm virus HPV.
- Chân tiếp xúc với virus gây bệnh.
- Sử dụng chung bồn tắm, hồ bơi công cộng,…
- Tiếp xúc trực tiếp lên các nốt mụn hoặc sẩn cứng của người nhiễm HPV.
2. Dấu hiệu nhận biết
Các biểu hiện đặc trưng của chân mụn cóc:
- Nốt nhỏ, cứng ở các vị trí trên chân.
- Trên mụn cóc thường có chấm đen nhỏ (do mạch máu bị vón lại).
- Gây đau nhẹ hoặc dữ dội nhất là khi đi lại.
- Những mụn cóc đã ăn sâu vào biểu bì da, có thể cộm và khó chịu khi di chuyển.
Xem thêm: Mụn cóc ở ngón chân, ngón tay: Cách điều trị hiệu quả
Mụn cóc ở chân có nguy hiểm không?
Phần lớn bị mụn cóc ở chân đều không nguy hiểm. Mụn chỉ gây đau và ngứa nhẹ, không tác động đến những cơ quan bên trong.
Nếu mụn phát triển lớn, có thể bị đau đớn dữ đội khi đi lại, tổn thương ở chân bị nhiễm trùng cao.
Điều trị mụn cóc ở chân theo y học hiện đại
1. Điều trị bảo tồn
- Vệ sinh chân mỗi ngày, sử dụng sản phẩm dịu nhẹ.
- Dùng viên đá bọt chà nhẹ nhằm loại bỏ các tế bào chết.
- Thuốc bôi salicylic acid có khả năng sát trùng nhẹ và loại bỏ tế bào chết.
Tuyệt đối không tự ý sử dụng kim hoặc dao để cắt bỏ mụn cóc ở chân.
2. Thủ thuật ngoại khoa
Thủ thuật ngoại khoa được cân nhắc khi điều trị bảo tồn không đem lại kết quả khả quan.
- Tiểu phẫu: Tiểu phẫu được thực hiện nhằm bóc tách mụn cóc ra khỏi tổ chức da.
- Áp lạnh: Dùng khí nito lỏng đông cứng mụn cóc. Sau khoảng 2 – 3 tuần, mụn cóc sẽ tự rơi khỏi da.
- Laser: Nhằm đóng các mạch máu nhỏ ở xung quanh mụn cóc, khiến mụn hoại tử và rụng khỏi mô da.
Gợi ý: 7 loại thuốc trị mụn cóc hiệu quả nhất năm 2023
Các cách trị mụn cóc ở chân tại nhà
- Sử dụng vỏ chuối xanh: Dùng mặt trong của vỏ chuối, chà xát nhẹ lên mụn cóc. Để trong khoảng 12 giờ, sau đó rửa lại và tiếp tục thực hiện tương tự cho đến khi mụn bong ra.
- Dùng tỏi trị mụn cóc: Để loại bỏ mụn cóc, nên dùng nước ép tỏi thoa trực tiếp. Để trong khoảng 3 giờ và rửa lại với nước ấm.
- Ngâm chân với nước ấm: Ngâm chân với nước ấm trong khoảng 15 phút để làm mềm mụn cóc. Sau đó nên dùng bàn chải hoặc đá bọt chà nhẹ để thu nhỏ mụn.
Đọc thêm: Trị mụn cóc bằng tỏi tại nhà an toàn, lành tính
Các biện pháp phòng ngừa mụn cóc ở chân
Các biện pháp phòng ngừa mụn cóc ở chân, bao gồm:
- Nên đi dép khi di chuyển để hạn chế nhiễm virus và vi khuẩn.
- Tránh tiếp xúc lên mụn của người khác.
- Tiêm vaccine phòng ngừa HPV.
- Vệ sinh chân thường xuyên. Tránh mang giày bít gây bí và tăng độ ẩm ở chân.
- Tránh mang chung giày, dép với người bị mụn cóc ở chân.
- Nên dùng xà phòng diệt khuẩn để làm sạch chân khi tiếp xuc cộng đồng.
Mụn cóc ở chân có thể tái phát nếu bạn không chủ động phòng ngừa bệnh. Trong trường hợp tái phát nhiều lần, da chân có thể bị sẹo vĩnh viễn và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Bài viết liên quan:
- Mụn cóc có lây không? Lây qua đâu? Cách phòng tránh hiệu quả
- Cách trị mụn cóc ở mặt nhanh chóng, không để lại sẹo
Bình luận (1)
em lỡ cắt mụn cóc ra và bị chảy máu thì có sao không vậy ạ bây giờ em có cần phải đi viện để xử lý để không bị nhiễm trùng không vậy ạ