Mụn cóc là gì? Nguyên nhân, đặc điểm và cách điều trị
Mụn cóc hầu như không gây ra các triệu chứng nghiêm trọng nhưng có tiến triển dai dẳng và cần nhiều thời gian để điều trị dứt điểm.
Mụn cóc là gì? Các đặc điểm và dấu hiệu nhận biết
Mụn cóc (hột cơm/ hạt cơm) là một dạng khối u nhỏ, có màu trắng, sần sùi, mọc chủ yếu ở bàn chân và bàn tay. Bệnh hình thành do Human papillomavirus (HPV) gây ra. Mụn cóc thường gặp ở cả nam và nữ trong độ tuổi từ 20 – 45.
Đặc điểm lâm sàng của bệnh:
- Sẩn cứng, nhỏ giống hạt cơm, có màu trắng, mọc riêng lẻ.
- Có thể mọc thành từng đám và không đau.
- Mụn cóc ở lòng bàn chân thường có màu vàng đục hoặc trong, bề mặt xù xì, đôi khi có gai nhỏ ở chính giữa, gây đau nhói khi đi lại.
- Nếu mọc ở mí mắt, hạt cơm thường có chân.
Gợi ý: Mụn cóc phẳng: Nguyên nhân, đặc điểm và cách điều trị tận gốc
Nguyên nhân gây ra mụn cóc
Nguyên nhân trực tiếp gây ra mụn cóc là do HPV ( thường là HPV type 6 và 11).Có thể lây nhiễm do các yếu tố sau:
- Quan hệ tình dục với gái mại dâm hoặc quan hệ không an toàn.
- Lây nhiễm từ mẹ sang con khi mang thai.
- Vệ sinh vùng kín kém, viêm âm hộ/ âm đạo, mắc các bệnh da liễu khác, suy giảm miễn dịch,…
- Thường khởi phát sau khoảng 1 – 3 tháng ủ bệnh.
Mụn cóc có lây không? Nguy hiểm không?
Bệnh do HPV gây ra nên có nguy cơ lây nhiễm và tự lây nhiễm. Có thể lây nhiễm bệnh cho người khỏe mạnh đã tiếp xúc gần với bệnh nhân.
Chẩn đoán bệnh hạt cơm/ mụn cóc
Biểu hiện thực thể của mụn cóc dễ bị nhầm lẫn với một số tình trạng sức khỏe khác. Vì vậy trước khi tiến hành điều trị, cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý sau:
- Dày sừng da dầu
- U mềm lây
- Chai chân/ tay
Xem thêm: Mụn cơm là gì? Hình ảnh mụn cơm ở mặt, tay, chân & cách trị
Mụn cóc và cách điều trị hiệu quả
1. Điều trị bảo tồn
Một số loại thuốc được sử dụng, bao gồm:
- Axit salicylic
- Imiquimod
- Fluorouracil
- Axit tricloracetic 33%
Có thể sử dụng thuốc bổ sung vitamin A và C nhằm giảm dày sừng và tăng cường miễn dịch. Trong những trường hợp nghiêm trọng, có thể dùng Interferon đường tiêm để cải thiện.
2. Thủ thuật ngoại khoa
Các thủ thuật ngoại khoa bao gồm:
- Phẫu thuật nạo bỏ: Để loại bỏ mụn cóc, bác sĩ sẽ sử dụng dao để bóc tách mụn ra khỏi mô da.
- Áp lạnh: Thủ thuật áp lạnh sử dụng nito hóa lỏng nhằm đông cứng và phá hủy tế bào da chết. Mụn sẽ đông cứng và rời ra khỏi tổ chức da.
- Laser carbon dioxide (CO2): Laser CO2 loại bỏ hạt cơm bằng cách phá hủy mô da.
Đọc ngay: Đốt mụn cóc bằng laser có đau không? Chi phí như thế nào?
Phòng ngừa bệnh hạt cơm/ mụn cóc
Bạn nên chủ động phòng ngừa tình trạng này với những biện pháp sau:
- Quan hệ tình dục an toàn, tránh quan hệ với gái mại dâm hoặc quan hệ không lành mạnh.
- Tuyệt đối không chạm với nốt sần, mẩn ngứa của người khác.
- Vệ sinh vùng kín và cơ thể đều đặn mỗi ngày.
- Những người bị HIV, cần điều trị sớm để hạn chế bệnh nhiễm trùng cơ hội.
- Tiêm vaccine phòng ngừa HPV.
Mụn cóc thường không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên bệnh có xu hướng lây nhiễm và tái phát nhiều lần. Cần thực hiện đều đặn và tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ để đạt được kết quả tốt.
Có thể bạn quan tâm:
- Gợi ý 7 cách trị mụn cóc tại nhà hiệu quả an toàn
- Cách trị hiệu quả mụn cóc ở ngón chân, ngón tay
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!