TOP 6 Thuốc Đặt Trĩ (Nhét Hậu Môn) Tốt Nhất Hiện Nay
Thuốc đặt trĩ còn được biết đến là thuốc nhét hậu môn, là phương pháp điều trị được ưa chuộng trong Tây y. Chúng có tác dụng chính là kháng viêm, chống khuẩn và kiểm soát các triệu chứng của bệnh trĩ hiệu quả. Có rất nhiều loại thuốc đặt trĩ trên thị trường hiện nay, nhưng nổi bật có 6 loại đang được khá nhiều người bệnh tin dùng.
Thuốc đặt trĩ là gì? Vì sao nên sử dụng thuốc đặt trĩ?
Trên thị trường hiện nay có nhiều loại thuốc chữa trĩ như thuốc dạng bôi, uống và viên đặt hậu môn. Bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc và liều dùng phù hợp với từng trường hợp và mức độ triệu chứng. Đặc biệt, thuốc đặt trĩ thường được ưu tiên trong điều trị trĩ nội độ 1 và 2.
Thuốc đặt trĩ có hình viên đạn, dễ đặt vào hậu môn và nhanh chóng tan ra khi tiếp xúc với độ ẩm. Chúng giúp giảm đau rát, ngứa ngáy, tiêu sưng và tăng cường sức bền cho thành mạch máu. Ngoài ra, những người bị nứt kẽ hậu môn hoặc táo bón mãn tính cũng có thể sử dụng nhóm thuốc đặt trĩ này để hỗ trợ kiểm soát triệu chứng.
Loại thuốc này cũng thích hợp cho những trường hợp nhẹ và người bị suy giảm chức năng nội tạng, giảm thiểu tác dụng phụ gây ảnh hưởng tới gan, thận và dạ dày,…
TOP 6 thuốc đặt trĩ tốt nhất trên thị trường
Tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ kê đơn cho bạn loại thuốc đặt trĩ tốt nhất và phù hợp với tình trạng bệnh. Hiện nay, trên thị trường có một số loại thuốc đặt trĩ rất được tin dùng như:
1. Viên nhét trĩ Titanoreine
Titanoreine là loại thuốc trị bệnh trĩ được nhập khẩu từ Pháp. Thuốc được bào chế sản xuất dưới nhiều dạng như thuốc đặt, thuốc uống và kem bôi. Thuốc Titanoreine được dùng chủ yếu trong điều trị bệnh trĩ nội, trĩ ngoại và cả trĩ hỗn hợp.
- Thành phần chính: chứa 300mg carraghenates, 400mg kẽm oxit, 200g titanium dioxide, lidocain cùng các hợp chất khác.
- Công dụng:
- Làm giảm các triệu chứng đau rát, ngứa ngáy tức thì, hạn chế tình trạng chảy máu búi trĩ;
- Củng cố độ bền chắc của thành mạch, lưu thông khí huyết;
- Kích thích làm co búi trĩ một cách tự nhiên;
- Tăng khả năng kháng viêm, chống khuẩn, ngăn ngừa biến chứng viêm loét hậu môn.
- Liều dùng: Sử dụng 1 – 2 viên vào buổi sáng và tối. Hoặc sử dụng sau khi đi đại tiện. Không dùng quá 4 viên/ ngày để tránh tác dụng phụ.
- Chống chỉ định:
- Người bị dị ứng, mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào trong thuốc;
- Trẻ dưới 12 tuổi;
- Tác dụng phụ: Nổi mẩn ngứa, phát ban, chàm, kích ứng nhẹ ở vùng hậu môn…
- Giá tham khảo: 265.000 VNĐ/ hộp.
Gợi ý: Người bị bệnh trĩ có nên chạy bộ không? Nên tập như thế nào?
2. Thuốc đặt trĩ Proctolog
Proctolog được sản xuất bởi công ty Farmea tại Pháp và hiện nay đã được lưu hành tại Việt Nam. Thuốc được sản xuất dưới 2 dạng gồm dạng kem bôi và thuốc đặt. Viên nhét trĩ Proctolog là loại thuốc dùng để điều trị bệnh trĩ nói riêng và các bệnh lý khác ở hậu môn trực tràng nói chung.
- Thành phần chính: Thuốc đặt trĩ Proctolog chứa 2 thành phần chính gồm 120mg Trimebutine và 10mg Ruscogenines.
- Công dụng: Khi tiếp xúc với độ ẩm trong hậu môn, thuốc nhanh chóng thẩm thấu và đem lại một số công dụng sau:
- Làm giảm các triệu chứng đau rát, ngứa ngáy tại vùng hậu môn;
- Giảm co thắt, củng cố thành mạch hậu môn;
- Kích thích làm teo búi trĩ, làm lành những tổn thương do vết nứt hậu môn gây ra;
- Liều dùng – Cách dùng: Liều dùng cơ bản cho người bệnh trĩ giai đoạn nhẹ là 2 lần/ ngày, mỗi lần 1 viên và dùng liên tục trong vòng 5 – 7 ngày. Trước khi đặt vào hậu môn nên bảo thuốc trong tủ lạnh để làm cứng đầu đạn.
- Tác dụng phụ: Hoa mắt, chóng mặt, phát ban trên da và ngất xỉu.
- Chống chỉ định:
- Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 12 tuổi.
- Phụ nữ mang thai và đang cho con bú.
- Người có tiền sử dị ứng hoặc có sẵn cơ địa dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Người cao tuổi và đang gặp nhiều vấn đề về sức khỏe.
- Giá tham khảo: 55.000 VNĐ/ hộp
3. Thuốc đặt hậu môn Avenoc
Avenoc là một trong những loại thuốc đặt trĩ tốt nhất hiện nay được các chuyên gia đánh giá cao. Thuốc có nguồn gốc xuất xứ từ Mỹ và được bào chế dưới 2 dạng chính gồm thuốc dạng đặt và dạng kem bôi hậu môn. Trong đó thuốc đặt trĩ Avenoc được nhiều người sử dụng nhờ khả năng điều trị trĩ từ bên trong, cải thiện hiệu quả các triệu chứng khó chịu do búi trĩ gây ra.
- Thành phần chính: Bao gồm: Adrenalium 3DH, 5.00g Amylleine hydrochloride, 0.01g Ficaria verna TM, 0.01g paeonia officinalis, 100g vaselinne qs và lanolin…
- Công dụng:
- Làm giảm và kiểm soát các triệu chứng bệnh trĩ như ngứa ngáy, đau rát khó chịu.
- Dưỡng ẩm xoa dịu đau nhức, kích thích làm teo búi trĩ và làm lành vết thương.
- Liều dùng: Đặt thuốc 2 lần/ ngày vào buổi sáng và tối, mỗi lần đặt tối đa 1 viên.
- Chống chỉ định:
- Người bị mẫn cảm và dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong thuốc.
- Không dùng cho trẻ dưới 12 tuổi.
- Cân nhắc trước khi sử dụng cho phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú và người bệnh đái tháo đường.
- Tác dụng phụ: Đau bụng, đau đầu, buồn nôn, nôn, đại tiện khó khăn…
- Giá tham khảo: 600.000 VNĐ/ hộp.
4. Thuốc Preparation H dạng viên đặt
Thuốc Preparation H là một trong những loại thuốc trị bệnh trĩ được nhiều người tin dùng nhờ ưu điểm chiết xuất thành phần thiên nhiên. Không chỉ làm giảm nhanh các triệu chứng mà còn bảo vệ búi trĩ và kích thích thu nhỏ một cách tự nhiên. Thuốc được nhập khẩu từ Mỹ và thường được chỉ định sử dụng điều trị trĩ giai đoạn đầu.
- Thành phần chính: chứa hoạt chất Phenylephrine HCl, dầu gan cá mập…
- Công dụng:
- Preparation H được dùng chủ yếu trong điều trị bệnh trĩ nội.
- Làm giảm triệu chứng sưng viêm trực tràng, tiêu búi trĩ và kích thích búi trĩ co lại.
- Cải thiện triệu chứng đau rát, ngứa ngáy, đặc biệt sau khi đi đại tiện.
- Dùng được trong trường hợp phòng ngừa diễn tiến của bệnh cùng các biến chứng nguy hiểm khác.
- Liều dùng: Sử dụng tối đa 4 lần/ ngày, đặc biệt vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ.
- Chống chỉ định:
- Phụ nữ mang thai và đang cho con bú;
- Trẻ em dưới 12 tuổi;
- Người có tiền sử mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, huyết áp, các bệnh liên quan đến tuyến tiền liệt, tuyến giáp…
- Tác dụng phụ: Phát ban, chóng mặt, ngứa hoặc sưng họng, lưỡi, cổ, khó thở…
- Giá tham khảo: 650.000 VNĐ/ hộp.
Tham khảo thêm: Cây Lược Vàng Chữa Bệnh Trĩ Có Hiệu Quả Không? Các Lưu Ý
5. Thuốc đặt hậu môn Anusol – HC
Anusol – HC là loại thuốc đặt trĩ hiệu quả được nhập khẩu từ Anh Quốc. Thuốc được sử dụng nhằm mục đích cải thiện làm giảm triệu chứng bệnh trĩ, cụ thể là trĩ nội và trĩ ngoại. Ngoài ra, thuốc còn được dùng để điều trị các vấn đề về nứt kẽ hậu môn, ức chế sự tấn công của vi khuẩn gây bệnh hiệu quả.
- Thành phần chính:
- Zinc oxide có là hoạt chất có khả năng làm se các mô tế bào, mạch máu bị sưng, giảm viêm.
- Pramoxine là chất gây tê cục bộ giúp giảm đau.
- Ngoài ra, còn có oxit kẽm, pramoxin, dầu khoáng cùng một số thành phần khác.
- Công dụng:
- Giảm đau, giảm ngứa hiệu quả và nhanh chóng trong hầu hết các trường hợp đau nhức do trĩ nội, trĩ ngoại.
- Giảm sưng viêm trực tiếp ở trực tràng, hậu môn, làm giảm chảy máu búi trĩ.
- Liều dùng: Sử dụng tối đa 2 – 3 lần/ ngày, mỗi lần dùng duy nhất 1 viên.
- Chống chỉ định:
- Không dùng khi thuốc đã quá hạn sử dụng;
- Những người có tiền sử dị ứng với thuốc hoặc có sẵn cơ địa mẫn cảm, dễ dị ứng với các thành phần trong thuốc.
- Phụ nữ mang thai và cho con bú.
- Trẻ dưới 18 tuổi.
- Tác dụng phụ: Một vài tác dụng phụ thường gặp khi dùng thuốc Anusol là nổi mề đay, phát ban, khô da, sưng ngứa…
- Giá tham khảo: 119.000 VNĐ/ hộp.
6. Viên nhét hậu môn chữ A – Nhật Bản
Thuốc đặt trĩ chữ A (Borraginol A) được sản xuất tại Nhật Bản. Thuốc có dạng đặt hình viên đạn màu trắng dễ sử dụng, hạn chế tác dụng phụ ngoài ý muốn cho các cơ quan nội tạng. Đây là loại thuốc khá phổ biến và được nhiều người bệnh tin dùng bởi độ an toàn và hiệu quả của thuốc mang lại.
- Thành phần chính: gồm 50mg vitamin E acetate, 20mg allantoin, 1mg prednisolone acetate ester, 60mg lidocaine…
- Công dụng:
- Làm giảm nhanh chóng tức thì các triệu chứng đau nhức, rát buốt, ngứa ngáy, đặc biệt trong những lần đi đại tiện.
- Tăng cường khả năng chống viêm nhiễm, sưng tấy, giảm chảy máu búi trĩ.
- Làm lành các vết thương do búi trĩ bị tổn thương, các vết nứt kẽ.
- Cải thiện quá trình lưu thông máu và giảm tắc nghẽn.
- Kích thích làm co búi trĩ một cách tự nhiên, phòng ngừa tái phát bệnh hiệu quả.
- Liều dùng: Đặt thuốc mỗi ngày 1 lần, mỗi lần 1 viên duy nhất và thực hiện liệu trình liên tục trong vòng 30 ngày.
- Chống chỉ định:
- Trẻ dưới 15 tuổi.
- Phụ nữ mang thai và đang cho con bú.
- Người có cơ địa dị ứng với các thành phần trong thuốc.
- Giá tham khảo: 550.000 VNĐ/ hộp.
Hướng dẫn cách đặt thuốc trĩ vào hậu môn
Bên cạnh tuân thủ đúng liều dùng thuốc đặt trĩ do bác sĩ chỉ định, người bệnh cũng cần phải thực hiện đúng cách đặt thuốc theo quy trình từng bước. Tốt nhất người bệnh nên tham khảo ý kiến và sự tư vấn của bác sĩ để nắm được cách đặt thuốc đúng chuẩn.
Về cơ bản, cách đặt thuốc trĩ vào hậu môn được thực hiện qua các bước sau:
- Bước 1: Người bệnh rửa sạch tay bằng xà phòng diệt khuẩn và vệ sinh hậu môn bằng nước ấm, thấm khô kỹ bằng khăn.
- Bước 2: Chuẩn bị sẵn thuốc, kiểm tra hạn sử dụng và xé bao bên ngoài.
- Bước 3: Nằm nghiêng người hẳn sang một bên, sau đó co đầu gối của chân bên kia chạm vào bụng sao cho lỗ hậu môn mở rộng hết cỡ, giúp việc đặt thuốc dễ dàng hơn.
- Bước 4: Đưa phần đầu nhọn của viên thuốc vào lỗ hậu môn, từ từ nhét viên thuốc vào sâu bên trong. Chỉ cần đảm bảo viên thuốc lọt hẳn vào bên trong không bị rớt ra ngoài là được. Không nhất thiết phải nhét thuốc quá sâu vì dễ gây tổn thương các bộ phận lân cận, làm giảm tác dụng của thuốc.
- Bước 5: Nằm yên trong tư thế này khoảng 15 – 20 phút để tránh làm thuốc rơi ra ngoài và phát huy tác dụng tốt nhất.
Xem thêm: Bệnh trĩ có nguy hiểm đến tính mạng không? Thông tin cần biết
Một số lưu ý khi sử dụng thuốc đặt trĩ
Để việc sử dụng thuốc đặt trĩ đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần nắm rõ một vài điều lưu ý sau:
Về cách sử dụng thuốc
- Đặt thuốc hậu môn điều trị bệnh trĩ tuyệt đối không nên quan hệ tình dục qua đường hậu môn.
- Tuyệt đối tuân thủ liều dùng thuốc do bác sĩ chỉ định.
- Trường hợp có tiền sử dị ứng thuốc cần thông báo cho bác sĩ để được cân nhắc và chỉ định dùng loại thuốc phù hợp.
Về chế độ sinh hoạt trong quá trình điều trị
Một chế độ sinh hoạt lành mạnh, khoa học không chỉ đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của bạn mà còn giúp rút ngắn thời gian phục hồi, thu nhỏ búi trĩ. Vì vậy hãy nhớ:
- Bổ sung các loại thực phẩm có khả năng nhuận tràng như rau xanh, trái cây cùng chất xơ trong các loại thực phẩm khác. Thực phẩm lành mạnh sẽ giúp làm mềm phân, kích thích nhu động ruột hoạt động trơn tru, giảm áp lực cho hậu môn, cải thiện hiệu quả các triệu chứng bệnh trĩ.
- Tuyệt đối không sử dụng các loại thực phẩm chứa chất kích thích.
- Giữ vệ sinh hậu môn sạch sẽ hằng ngày, tuyệt đối không được để ẩm ướt.
- Khuyến khích rửa hậu môn bằng nước ấm hằng ngày để hỗ trợ diệt khuẩn, làm sạch hậu môn. Ngoài ra, ngâm nước muối chữa bệnh trĩ cũng là một cách đơn giản và đem lại hiệu quả cao.
- Thực hiện những thói quen đi đại tiện khoa học như không ngồi xổm, không rặn mạnh, không nhịn đại tiện,…
- Tạo thói quen vận động, tập luyện thể dục thể thao đều đặn hằng ngày. Đồng thời, kiểm soát cân nặng tránh thừa cân béo phì vì đây là tác nhân hàng đầu làm khởi phát bệnh trĩ.
6 Gợi ý về thuốc đặt trĩ đã được đề cập sẽ giúp quý bạn đọc nắm rõ hơn về từng loại thuốc, để dễ dàng chọn lựa loại thuốc phù hợp với tình trạng bệnh. Mọi thông tin về thuốc chỉ mang tính tham khảo, khi sử dụng cần thông qua ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm
- TOP 6Thuốc Trị Bệnh Trĩ Của Mỹ Tốt Nhất – Liều Dùng, Giá cả
- Thuốc Tây Chữa Bệnh Trĩ – Giúp giảm đau và cầm máu hiệu quả
Bình luận (3)
Chào Bs !
Tôi năm nay 44 tuổi . Chạy thận nhân tạo 20 năm bị bệnh trĩ cũng khoảng 20 năm . khoảng 10 năm trước bị chảy máu búi trĩ nên đã đi viện mổ nhưng lúc đó các bs ở viện đa khoa Thái Bình lại không cắt mà chỉ khâu treo cho tôi về được vài hôm nó lại bị lồi ra khi tôi đi ngoài và từ đó tới nay vẫn vậy.Hiện bây giờ tôi đi vệ sinh song nó vẫn bị lồi ra rất đau rát dù đã rửa sạch dùng tay cần thiết nhưng vẫn bị lồi ra ngoài.Tôi muốn hỏi bs tôi có thể dùng loại thuốc đặt hay uống nào để co búi trĩ vào ạ
Bị bệnh trĩ độ 3 rồi có nên đi cắt ko thưa bác sỹ?
Trong 6 loại thuốc đặt trĩ loại nào đc các bác sỹ tin dùng nhất ạh