Bệnh Trĩ Nên Tập Môn Thể Thao Nào Giúp Nhanh Khỏi?
Lựa chọn các bộ môn thể thao phù hợp rất cần thiết cho những bệnh nhân mắc bệnh trĩ. Đây là cách giúp kiểm soát và cải thiện các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra. Vậy bệnh trĩ nên tập môn thể thao nào? Những gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn chọn được môn thể thao phù hợp cho bản thân mình.
Bệnh trĩ nên tập môn thể thao nào?
Trĩ là bệnh lý rất phổ biến hiện nay. Số bệnh nhân mắc bệnh trĩ không ngừng tăng lên qua các năm. Những bệnh nhân mắc phải căn bệnh này thường chịu đau đớn, mệt mỏi bởi búi trĩ sa ra ngoài gây chảy máu, đau rát, nhiễm trùng. Với căn bệnh này, người bệnh cần phải thăm khám, điều trị sớm. Bên cạnh đó, bệnh nhân cần chú ý đến chế độ ăn uống và luyện tập thể thao để cải thiện bệnh. Dưới đây là một số bộ môn phù hợp với người bệnh trĩ, mọi người có thể áp dụng cho bản thân mình.
1. Đi bộ
Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh, đi bộ là phương pháp rất tốt cho bệnh nhân mắc bệnh trĩ. Người bệnh có thể đi bộ nhẹ nhàng xung quanh công viên để tăng cường sức khỏe. Hoạt động này còn giúp lưu thông máu, giảm áp lực gây đè nén lên vùng hậu môn. Mỗi ngày, bệnh nhân có thể đi bộ khoảng 30 phút tùy theo sức khỏe của bản thân. Trong quá trình di chuyển, bạn nên thả lỏng người với tư thế thẳng lưng để bệnh nhanh chóng khỏi.
Xem thêm: Bệnh Trĩ Ở Phụ Nữ Sau Sinh: Dấu Hiệu Nhận Biết và Cách Điều Trị
2. Tập yoga
Những động tác yoga nhẹ nhàng có tác dụng rất tốt cho bệnh nhân mắc bệnh trĩ. Các bài tập này giúp lưu thông khí huyết, ăng cường trương lực cơ vùng hạ vị, làm co nhỏ búi trĩ,… Với những bệnh nhân đã tiến hành cắt trĩ thì bài tập yoga sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng bệnh trĩ tái phát trở lại. Người bệnh có thể đăng ký các lớp yoga hoặc nhờ huấn luận viên hướng dẫn để thực hiện bài tập phù hợp với bản thân mình.
3. Bơi lội
Với những bệnh nhân mắc bệnh trĩ nhẹ, bạn có thể áp dụng bộ môn bôi lội để thực hiện cho bản thân mình. Bơi lội sẽ giúp cho toàn thân cơ thể của người bệnh có thể vận động nhẹ nhàng. Đây là cách giúp tăng cường trương lực cho tĩnh mạch trĩ, cải thiện tình trạng co thắt ở hậu môn. Để hỗ trợ điều trị bệnh trĩ, người bệnh có thể luyện tập thể thao khoảng 3 – 4 lần/tuần trong khoảng 30 phút. Bên cạnh đó, người bệnh cần phải chú ý không được luyện tập gắng sức, không được sử dụng bia rượu hoặc ăn no khi bơi.
Tham khảo thêm: Các thói quen gây bệnh trĩ cần tránh – Thông tin cần biết
Những bộ môn thể thao cần tránh khi bị trĩ
Với những bệnh nhân mắc bệnh trĩ, ngoài việc luyện tập những bộ môn thể thao phù hợp để cải thiện bệnh, người bệnh cần phải thận trọng với các hoạt động thể thao dưới đây, tránh bệnh chuyển biến nặng hơn. Đây là cách giúp bạn bảo vệ sức khỏe của bản thân mình tốt nhất.
- Chạy nhanh: Việc người bệnh vận động và chạy liên tục sẽ khiến cho vùng cơ bụng bị căng cứng. Lúc này, áp lực lên vùng tĩnh mạch trĩ gấp 2 – 3 lần so với bình thường. Bệnh nhân có thể bị sa búi trĩ, đau đớn ở vùng hậu môn.
- Nâng tạ: Khi thực hiện bài tập này, trọng lượng cơ thể nhanh chóng dồn về phần bụng, khiến cho búi trĩ dễ bị sa ra ngoài. Các tư thế đứng hoặc ngồi khi tập tạ sẽ không tốt cho sức khỏe người bệnh.
- Khiêu vũ: Các bộ môn khiêu vũ sẽ gia tăng áp lực lên vùng ổ bụng. Khi tập, người bệnh phải hóp bụng và lấy sức, khiến cơ thể ra nhiều mồ hôi. Vùng hậu môn bị ẩm ướt nhiều sẽ không tốt cho việc điều trị bệnh trĩ.
- Luyện tập cơ bụng: Một số bài tập gập bụng hoặc kéo vật nặng lên sẽ không tốt cho sức khỏe của bệnh nhân mắc bệnh trĩ. Khi người bệnh lấy sức sẽ khiến cho áp lực nhanh chóng dồn về khung xương chậu. Điều này không có lợi cho các bệnh nhân mắc bệnh trĩ.
- Ngồi thiền: Đây là bộ môn có tác dụng tốt đối với sức khỏe nhưng với người bệnh trĩ thì hoàn toàn ngược lại. Việc bạn ngồi thiền trong thời gian dài sẽ gây áp lực lên búi trĩ, gây chảy máu, viêm nhiễm. Đồng thời, máu nhanh chóng dồn về phía hậu môn khiến cho tĩnh mạch máu nhanh chóng giãn ra khiến bệnh trĩ chuyển biến nặng hơn.
Đọc thêm: Bệnh trĩ có uống bia rượu được không? Nên uống bao nhiêu?
Tác dụng bài tập thể thao đối với người bị trĩ
Với bất cứ căn bệnh nào cũng vậy, việc luyện tập thể dục thể thao sẽ giúp tăng cường sức khỏe và hỗ trợ điều trị bệnh rất tốt. Tuy nhiên, không phải bài tập thể dục nào cũng phù hợp với tất cả loại bệnh. Do đó, việc lựa chọn bộ môn thể thao phù hợp là rất cần thiết. Dưới đây là một số tác dụng của việc tập thể dục đối với sức khỏe bệnh nhân mắc bệnh trĩ.
Kích thích lưu thông tuần hoàn máu
Khi bị trĩ, khu vực vùng hậu môn sẽ rất dễ bị ứ trệ máu và gây sưng tấy tĩnh mạch. Luyện tập thể thao sẽ giúp kích thích lưu thông tuần hoàn máu, cải thiện tình trạng máu ứ động và giúp giảm sưng tấy ở búi trĩ.
Kiểm soát cân nặng
Nếu bị thừa cân, người bệnh trĩ sẽ rất dễ đối diện với những biến chứng phức tạp của căn bệnh này. Béo phì sẽ khiến vùng hậu môn bị áp lực và búi trĩ dễ bị sa ra ngoài. Áp dụng các bài tập thể thao là cách hiệu quả giúp bệnh nhân mắc bệnh trĩ kiểm soát cân nặng.
Kích thích hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón
Tập thể dục sẽ giúp kích thích các hoạt động co bóp ở nhu động ruột, đồng thời tăng khả năng bài tiết các chất thải của ruột già. Do đó, hệ thống tiêu hóa của con người sẽ hoạt động hiệu quả và dễ dàng hơn. Đây là cách giúp người bệnh trĩ ngăn ngừa được tình trạng táo bón.
Cải thiện các cơ co thắt ở hậu môn
Luyện tập thể thao đúng cách góp phần hỗ trợ các cơ co thắt ở hậu môn thư giãn, có độ đàn hồi tốt hơn. Đồng thời giúp bệnh trĩ nhanh chóng khỏi, ngăn ngừa búi trĩ bị sa ra ngoài nhờ hệ thống co thắt ở vùng hậu môn đã được cải thiện.
Trên đây là những thông tin giúp người bệnh giải đáp được thắc mắc bệnh trĩ nên tập môn thể thao nào? Song song với việc luyện tập thể dục, người bệnh nên chú ý đến chế độ ăn uống, bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể và nghỉ ngơi phù hợp. Ngoài ra, bệnh nhân cần phải tuân thủ đúng các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để bệnh nhanh chóng khỏi.
→ Có thể bạn quan tâm:
- Muốn tập GYM khi bị bệnh trĩ – Đọc ngay bài viết này
- Cách chữa bệnh trĩ bằng quả bồ kết – Hướng dẫn từ A-Z
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!