Nóng trong người đi cầu ra máu nguy hiểm không, làm sao hết?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Hiện tượng nóng trong người đi cầu ra máu có thể là dấu hiệu của bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn, viêm đại tràng co thắt… Tuy nhiên, triệu chứng này cũng có thể là biểu hiện của xuất huyết đường tiêu hóa dưới hay ung thư đại – trực tràng. 

Nóng trong người đi cầu ra máu là bệnh gì?

Nóng trong người đi cầu ra máu thường là dấu hiệu của các bệnh ở đường tiêu hóa. Máu lẫn trong phân thường kèm với đau thượng vị, đau vùng bụng dưới, ngứa rát hậu môn, khó khăn khi đại tiện, chán ăn, mệt mỏi… Dưới đây là một số bệnh lý liên quan:

nóng trong người đi cầu ra máu
Nóng trong người kèm đi cầu ra máu là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm

1. Bệnh trĩ

Bệnh trĩ (lòi dom) là bệnh lý phổ biến nhất ở trực tràng – hậu môn. Bệnh thường gặp ở người bị táo bón kinh niên, thừa cân – béo phì hoặc người làm công việc nặng nhọc, ngồi nhiều…

Khi bệnh mới khởi phát, bạn có thể nhận thấy vùng hậu môn đau rát nhẹ và ngứa ngáy. Tuy nhiên khi búi trĩ đã hình thành, cơn đau ở vùng hậu môn có thể khởi phát khi đi đại tiện, ngồi, mang vác nặng hoặc đi lại.

Hơn nữa, búi trĩ có thể ma sát với phân trong quá trình đại tiện, gây ra triệu chứng phân có lẫn máu. Đây là một trong những triệu chứng rất phổ biến ở hầu hết bệnh nhân trĩ.

bệnh trĩ
Đi cầu ra máu là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh trĩ

Tham khảo thêm: Đi ngoài ra máu nên ăn gì, kiêng gì nhanh khỏi bệnh?

2. Viêm đại tràng co thắt

Tình trạng nóng trong người đi cầu ra máu cũng có thể là biểu hiện của viêm đại tràng co thắt. Bệnh xảy ra khi đại tràng co thắt quá mức, gây rối loạn đại tiện và làm tổn thương niêm mạc.

Nếu mắc phải bệnh lý này, bạn dễ gặp phải triệu chứng táo bón, tiêu chảy, phân chứa chất nhầy và máu…

3. Ung thư đại trực tràng

Ung thư đại trực tràng là loại ung thư đường ruột phổ biến nhất. Bệnh đặc trưng bởi triệu chứng đi cầu ra máu, hậu môn sưng đau, người gầy yếu, mệt mỏi, chán ăn, da mặt xanh xao…

Đây là bệnh lý nguy hiểm, vì vậy khi nhận thấy các dấu hiệu của bệnh, bạn nên tiến hành thăm khám để điều trị và khắc phục kịp thời.

ung thư đại tràng
Ung thư đại trực tràng không chỉ gây chảy máu khi đại tiện mà còn khiến cơ thể gầy sút, chán ăn, suy nhược…

4. Nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ và nam giới ở độ tuổi trung niên. Bệnh xảy ra chủ yếu do táo bón kéo dài hoặc do cơ địa da khô bẩm sinh. Bệnh đặc trưng bởi sự xuất hiện của các vết nứt ở hậu môn, đi kèm với tình trạng sưng nóng, đau nhức, chảy máu khi đại tiện…

5. Polyp trực tràng

Polyp trực tràng là hiện tượng niêm mạc trực tràng xuất hiện khối u lành tính, khối u này hiếm khi gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên trong quá trình đại tiện, phân có thể ma sát với polyp và gây ra hiện tượng lẫn máu ở trong phân.

Mặc dù được đánh giá là bệnh lành tính, tuy nhiên một số polyp không được phẫu thuật kịp thời có thể chuyển biến thành ung thư và gây ra các biến chứng nguy hiểm.

polyp đại tràng
Trong quá trình đại tiện, phân có thể ma sát với polyp và gây ra hiện tượng chảy máu

Tham khảo thêm: Bà bầu đi ngoài ra máu có sao không và cách xử lý an toàn

6. Xuất huyết tiêu hóa dưới

Xuất huyết tiêu hóa dưới đề cập đến tình trạng chảy máu ở ruột già và hậu môn. Tình trạng đặc trưng bởi triệu chứng đi cầu ra máu tươi hoặc màu nâu. Bệnh có thể xảy ra do ung thư, polyp, thiếu máu cục bộ, rối loạn máu, viêm túi thừa

Ngoài ra, hiện tượng nóng trong người đại tiện ra máu cũng có thể khởi phát do ung thư dạ dày, áp xe hậu môn, rò hậu môn…

Hiện tượng nóng trong người đi cầu ra máu có nguy hiểm không?

Nóng trong người đi ngoài ra máu là biểu hiện của các bệnh lý tiềm ẩn, mức độ của các bệnh lý này có sự phân cấp rõ rệt.

Nếu nguyên nhân khởi phát do xuất huyết tiêu hóa dưới, ung thư hoặc polyp đại tràng,… triệu chứng này có thể đi kèm với dấu hiệu nghiêm trọng khác và có thể gây biến chứng nếu không được điều trị kịp thời.

nóng trong người đi cầu ra máu
Bất kể xuất phát từ nguyên nhân nào thì nóng trong người đại tiện ra máu cần được phục hồi sớm để tránh rủi ro

Trong khi đó nếu nguyên nhân do bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn, viêm đại tràng co thắt… bạn có thể khắc phục bằng các phương pháp bảo tồn. Nếu không điều trị sớm, bạn có thể đối mặt với những biến chứng như nhiễm trùng búi trĩ, áp xe hậu môn, suy nhược cơ thể…

Tham khảo thêm: Táo bón đi ngoài ra máu – Cách xử lý & khắc phục tận gốc

Cách khắc phục nóng trong người đi cầu ra máu tại nhà

Đi cầu ra máu không chỉ gây đau rát và khó chịu, mà còn làm tăng nguy cơ thiếu máu và suy nhược cơ thể, cần khắc phục triệu chứng này sớm để hạn chế biến chứng. Có thể áp dụng một số cách tại nhà sau:

  • Sử dụng lá ngải cứu, rau sam và lá diếp cá để cầm máu.
  • Uống nhiều nước và bổ sung chất xơ để làm mềm phân, tránh tình trạng chảy máu khi đại tiện.
  • Vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ, sử dụng kem dưỡng ẩm hoặc tinh dầu tự nhiên để hạn chế vết nứt hậu môn chảy máu.
  • Tránh thực phẩm khô cứng, cay nóng, nhiều gia vị, đồ uống chứa cồn, caffeine… để tránh táo bón và kích thích vỡ tĩnh mạch.
  • Tạo thói quen đi đại tiện vào một khung giờ cố định để giảm đau rát khi đi vệ sinh.
  • Hạn chế vận động mạnh và quan hệ tình dục nếu mắc các bệnh lý về hậu môn – trực tràng.
  • Ngâm rửa hậu môn với nước muối ấm để giảm ngứa, ngăn chặn viêm nhiễm và cầm máu nhanh chóng.
  • Tránh căng thẳng và lo lắng quá mức để giảm nguy cơ gián đoạn hoạt động của đường ruột.
  • Bổ sung nghệ vào chế độ ăn hàng ngày để tăng cường độ bền tĩnh mạch, giảm thiểu nguy cơ đi cầu ra máu.
  • Tăng cường thực phẩm có tính mát vào chế độ ăn như hẹ, giá đỗ, rau xanh… để giảm nhiệt cơ thể và hạn chế sung huyết ở búi trĩ.

Triệu chứng nóng trong người đi cầu ra máu – Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nóng trong người đi ngoài ra máu có thể xuất phát từ các bệnh lý nguy hiểm như ung thư đại – trực tràng, xuất huyết tiêu hóa… Nếu không được điều trị kịp thời, có thể gây ra biến chứng nguy hiểm hoặc thậm chí tử vong. Cần đến bệnh viện nếu phát hiện các dấu hiệu sau:

  • Đau bụng dữ dội
  • Hiện tượng đi cầu ra máu kéo dài hơn 3 ngày
  • Sốt cao
  • Buồn nôn
  • Nếu xuất huyết nặng, bạn có thể mất máu nhiều, dễ bị ngất xỉu, tụt huyết áp, co giật,…
  • Đi cầu không kiểm soát
  • Người sụt cân bất thường

Hiện tượng nóng trong người đi ngoài ra máu có thể là dấu hiệu của các bệnh lý ở đại tràng, trực tràng và hậu môn. Vì vậy nếu nhận thấy triệu chứng kéo dài, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị.

Triệu chứng nóng trong người đi cầu ra máu
Nếu đi cầu ra máu kèm theo các triệu chứng như đau bụng dữ dội, sốt cao, buồn nôn… thì việc tìm đến bác sĩ là điều cần thiết

Cách phòng tránh tình trạng nóng trong người đi cầu ra máu

Tình trạng nóng trong người và đi cầu ra máu có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ chế độ ăn uống cho đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Dưới đây là một số cách bạn có thể áp dụng để phòng tránh tình trạng này:

  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: Ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, ngũ cốc nguyên hạt, uống nhiều nước mỗi ngày, tránh ăn thực phẩm cay nóng, đồ chiên rán, nhiều gia vị…
  • Hạn chế sử dụng rượu bia và các chất kích thích: Những loại thức uống này có thể làm tình trạng viêm loét đường tiêu hóa trở nên trầm trọng hơn, dẫn đến đi cầu ra máu.
  • Tập thể dục đều đặn: Tập luyện là cách tốt nhất để tăng cường sức khỏe tổng thể, kích thích hệ thống tiêu hóa hoạt động, ngăn chặn tình trạng táo bón.
  • Giữ cân nặng luôn ở mức lý tưởng: Thừa cân hoặc béo phì có thể gây áp lực lên các cơ quan trong cơ thể, bao gồm cả hệ tiêu hóa, gây ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của cơ quan này.
  • Quản lý stress hiệu quả: Stress có thể gây ra hoặc làm trầm trọng hóa bệnh lý đường tiêu hóa, do đó việc học cách quản lý stress là rất quan trọng.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm và điều trị các bệnh lý có thể dẫn đến tình trạng này bệnh trĩ, viêm loét dạ dày, ung thư đại trực tràng…

Nóng trong người đi cầu ra máu là triệu chứng không thể xem nhẹ, báo hiệu sức khỏe đường tiêu hóa có vấn đề. Việc tìm hiểu nguyên nhân và tham khảo ý kiến của bác sĩ sẽ giúp xác định phương pháp điều trị phù hợp, đồng thời duy trì một lối sống lành mạnh để phòng tránh những tình trạng tương tự trong tương lai.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Thuốc Daflon 500mg Daflon 500mg – Thuốc Trợ Tĩnh Mạch (Trĩ, Phù Nề) và Giá

Thuốc Daflon 500mg là loại thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh trĩ và bệnh suy tĩnh…

Giai đoạn 1 của bệnh trĩ thường xuất hiện tình trạng đi ngoài ra máu Đi ngoài ra máu và chất nhầy nguy hiểm không, làm sao trị?

Đi ngoài ra máu và chất nhầy là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý nguy hiểm, người bệnh…

Tổng chi phí điều trị bệnh trĩ hết bao nhiêu? (2020) Tổng chi phí điều trị bệnh trĩ hết bao nhiêu? (2024)

Chi phí điều trị bệnh trĩ có thể biến đổi phụ thuộc vào phương pháp điều trị và mức độ…

Bệnh trĩ không phải là một căn bệnh lây lan, truyền nhiễm. Bệnh Trĩ Có Lây Không? Làm Sao Phòng Ngừa Hiệu Quả?

Bệnh trĩ có lây không? Người bệnh nên đến bệnh viện và rao đổi với bác sĩ để được tư…

Khám bệnh trĩ như thế nào, quy trình bao gồm những gì?

Khám bệnh trĩ như thế nào? Đây là một quy trình quan trọng giúp xác định tình trạng sức khỏe…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua