Đi ngoài ra máu và chất nhầy nguy hiểm không, làm sao trị?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Đi ngoài ra máu và chất nhầy là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý nguy hiểm, người bệnh tuyệt đối không được chủ quan bỏ qua. Nếu để lâu bệnh có thể chuyển biến nặng, gây khó khăn cho việc điều trị và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tổng thể. 

Nguyên nhân đi ngoài ra máu và chất nhầy

Đi ngoài ngoài máu và dịch nhầy thường xuất hiện dưới dạng phân đen có máu vón cục hoặc máu tươi nhỏ giọt, cùng với chất nhầy màu trắng, đỏ hoặc vàng. Bệnh nhân cũng có thể cảm thấy đau rát ở vùng hậu môn, ngứa, đau bụng, mệt mỏi,…

Theo các chuyên gia, đây là biểu hiện của chế độ ăn uống không hợp lý, cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý có liên quan đến đường tiêu hóa cần điều trị.

đi ngoài ra máu và chất nhầy
Đi cầu ra máu kèm theo chất nhầy có nguy hiểm không?

Táo bón

Nguyên nhân chính gây táo bón thường xuất phát từ thói quen ăn uống kém khoa học, thiếu chất xơ. Tình trạng này thường dẫn đến việc đi đại tiện ít hơn 3 lần/tuần, phân khô, cứng, đôi khi có máu đen.

Táo bón khiến việc đi đại tiện trở nên khó khăn hơn, đòi hỏi sự rặn mạnh để đẩy phân ra ngoài. Điều này có thể gây ra chảy máu và có dịch nhầy kèm theo.

Kiết lỵ

Kiết lỵ cũng có thể gây ra hiện tượng đi ngoài ra máu có dịch nhầy. Người bệnh thường gặp các triệu chứng như đi ngoài nhiều lần trong ngày, đau bụng, đau hậu môn và mót rặn.

Kiết lỵ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh trĩ, đòi hỏi sự chú ý đặc biệt để điều trị đúng cách.

kiết lỵ
Kiết lỵ cũng gây nên tình trạng đi ngoài ra máu và chất nhầy

Xuất huyết đường tiêu hóa

Khi xuất huyết tiêu hóa xảy ra, người bệnh thường trải qua các triệu chứng như đi ngoài phân đen có máu. Nguyên nhân có thể là do nhiễm ký sinh trùng trong đường tiêu hóa hoặc xuất huyết từ dạ dày, tá tràng…

Tình trạng này rất nguy hiểm, cần được phát hiện và cấp cứu kịp thời để tránh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh.

Các bệnh về hậu môn trực tràng

Ngoài ra, đại tiện kèm máu và chất nhầy còn là dấu hiệu của một số bệnh lý về tiêu hóa như:

  • Nứt kẽ hậu môn: Gây ra bởi các vết rách hoặc tổn thương trên niêm mạc bên trong trực tràng do táo bón. Triệu chứng bao gồm đau khi đi ngoài, phân có máu và chất nhầy.
  • Rò hậu môn: Đây là tình trạng áp xe hậu môn khi trở nên mãn tính, tạo ra mụn mủ gây viêm nhiễm, dẫn đến ngứa hậu môn, xì hơi nhiều lần, đi ngoài kèm theo chất nhầy và máu.
  • Bệnh trĩ: Các tĩnh mạch ở hậu môn bị tổn thương và co giãn, hình thành nên các búi trĩ. Triệu chứng bao gồm đi ngoài ra máu và chất nhầy, đặc biệt là khi bệnh bước sang giai đoạn nặng.
bệnh trĩ
Bệnh trĩ gây đau nhức hậu môn và khó khăn khi đi đại tiện

Tham khảo thêm: Bà bầu đi ngoài ra máu có sao không và cách xử lý an toàn

Viêm đại tràng

Viêm đại tràng là bệnh do nhiễm khuẩn hoặc ký sinh trùng qua đường ăn uống thiếu vệ sinh. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, có thể tiến triển thành giai đoạn mãn tính, thậm chí là ung thư trực tràng. Biểu hiện:

  • Đi ngoài ra máu kèm theo chất nhầy hoặc mủ.
  • Cảm giác mót rặn khi đi ngoài.
  • Cảm giác muốn đi ngoài mà không thể.
  • Đau quặn bụng, đặc biệt ở khu vực dưới rốn.

Ung thư đại tràng

Đi ngoài ra máu và chất nhầy thường là biểu hiện của ung thư đại tràng, một căn bệnh nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao và triệu chứng khó chịu. Triệu chứng:

  • Đau bụng thường xuyên, từ nhẹ đến dữ dội khi đi đại tiện.
  • Bụng cứng, đầy hơi, khó tiêu, giảm cân đột ngột, thiếu máu, da xanh xao…
  • Đi cầu ra máu tươi ở cuối bãi, có thể đi kèm phân đen, chất nhầy, máu loãng…

Đi ngoài ra máu kèm theo chất nhầy có nguy hiểm không?

Nhìn chung, tình trạng này gây nên rất nhiều bất tiện trong cuộc sống, thậm chí là ảnh hưởng nghiệm trong đến sức khỏe:

  • Ảnh hưởng lớn đến cuộc sống hàng ngày: Gây đau đớn, mệt mỏi, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và công việc.
  • Ảnh hưởng đến đời sống tình dục: Gây ngứa rát, đau đớn ở hậu môn khi quan hệ tình dục, dẫn đến tâm lý lo sợ và suy giảm ham muốn tình dục.
  • Suy giảm sức đề kháng: Khiến cơ thể suy nhược, sức đề kháng giảm, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại xâm nhập và gây bệnh.
  • Tác hại khác: Có thể gây nhiễm trùng máu, hoại tử và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
đi ngoài ra máu và chất nhầy
Đi ngoài ra máu và chất nhầy không chỉ là dấu hiệu của nhiều bệnh lý, mà còn làm suy giảm sức đề kháng, khả năng ham muốn tình dục…

Tham khảo thêm: Táo bón đi ngoài ra máu – Cách xử lý & khắc phục tận gốc

Cách điều trị đi ngoài ra máu kèm theo chất nhầy

Để cải thiện tình trạng này, có các cách điều trị sau:

  • Điều trị nội khoa: Thích hợp cho các trường hợp nhẹ, bao gồm việc kê đơn thuốc phù hợp với nguyên nhân gây bệnh.
  • Điều trị ngoại khoa: Dành cho trường hợp nặng, thường bao gồm mổ nội soi và sử dụng thuốc uống để ngăn ngừa biến chứng.
  • Điều trị chuyên sâu: Đối với các trường hợp ung thư, cần thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Để đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ chuyên khoa và không tự ý sử dụng thuốc tại nhà để tránh nguy cơ biến chứng nặng.

Biện pháp phòng tránh đi ngoài ra máu kèm theo chất nhầy

Phòng ngừa luôn là biện pháp an toàn để ngăn chặn xảy ra bất kỳ nguy hiểm nào:

  • Thực hiện vệ sinh hậu môn đúng cách và thường xuyên để ngăn chặn vi khuẩn gây viêm nhiễm.
  • Bổ sung đủ nước cho cơ thể hàng ngày để ngăn ngừa táo bón và tăng cường sức đề kháng.
  • Xây dựng chế độ ăn uống giàu chất xơ từ các thực phẩm như ngô, đậu, bơ, táo, yến mạch… để hỗ trợ tiêu hóa.
  • Bổ sung thực phẩm chống viêm như súp lơ, rau cải, quả mâm xôi, củ nghệ, gừng vào chế độ ăn uống.
  • Hạn chế ăn đồ ăn cay nóng, gia vị, thức uống chứa cồn và chất kích thích… để giảm nguy cơ táo bón, ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa.
  • Thực hiện thường xuyên hoạt động thể chất để tăng cường lưu thông máu, nâng cao sức đề kháng và giảm nguy cơ mắc bệnh.

Đ ngoài ra máu và chất nhầy là một dấu hiệu nguy hiểm, có thể cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm liên quan đến tiêu hóa. Vì vậy, khi phát hiện có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, cần thăm khám kịp thời để ngăn chặn những rủi ro không mong muốn.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Phẫu thuật cắt trĩ chỉ thành công khi người bệnh được chăm sóc sau mổ đúng cách Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sau mổ trĩ – Chi tiết A-Z

Chăm sóc bệnh nhân sau mổ trĩ rất quan trọng để đảm bảo quá trình phục hồi nhanh chóng và…

NS Bình Xuyên chữa bệnh trĩ tại Thuốc dân tộc Nghệ sĩ Bình Xuyên chia sẻ về hiệu quả điều trị bệnh trĩ bằng Thăng trĩ Dưỡng huyết thang tại Thuốc dân tộc sau 1 tháng

Điều trị bệnh trĩ bằng Thăng trĩ Dưỡng huyết thang tại Thuốc dân tộc dưới sự hướng dẫn tận tình…

Người bị bệnh trĩ có nên chạy bộ nhiều không?

Tập luyện thể thao đối với người mắc bệnh trĩ đòi hỏi sự cân nhắc và thận trọng, vì nếu…

10 Cách Chữa Bệnh Trĩ Sau Sinh (Lòi Dom) Hiệu Quả Nhất

Những cách chữa bệnh trĩ sau sinh có thể giúp giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh và hỗ…

Bệnh Trĩ Có Di Truyền Không? Cách Ngăn Ngừa Hiệu Quả

Nhiều người có người thân bị bệnh trĩ lo lắng rằng căn bệnh này có thể di truyền, nên trong…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua