Sáng ngủ dậy bị chóng mặt buồn nôn – Tiền đình yếu hay bệnh?

Sáng ngủ dậy bị chóng mặt buồn nôn là hiện tượng mà nhiều người gặp phải, có thể do rối loạn tiền đình, ngủ không đủ giấc, ngủ không đúng tư thế gây thiếu máu lên não. Đặc biệt, tình trạng này cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý cần được kịp thời thăm khám và điều trị như thiểu năng tuần hoàn não, viêm loét dạ dày tá tràng, suy giáp, suy thượng thận, u tiểu não…

Sáng ngủ dậy thấy chóng mặt buồn nôn là tình trạng mà nhiều người gặp phải
Sáng ngủ dậy thấy chóng mặt buồn nôn là tình trạng mà nhiều người gặp phải

Nguyên nhân sáng ngủ dậy bị chóng mặt buồn nôn

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng ngủ dậy bị chóng mặt buồn nôn chứ không nhất thiết là do bệnh lý. Có thể kể đến như:

  • Do ngủ không sâu, không đủ giấc: Giấc ngủ chập chờn, ngủ không sâu dù đủ 7 – 8 tiếng thì các cơ quan trong cơ thể vẫn chưa được phục hồi khiến bạn gặp phải tình trạng chóng mặt, mệt mỏi, đôi khi là buồn nôn, nôn sau khi ngủ dậy.
  • Kê gối quá cao khi ngủ: Nếu dùng gối đầu quá cao, quá cứng, gối lên thành ghế hoặc thành giường khi ngủ không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng đến cột sống, đốt sống cổ và gây ra hiện tượng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn sau khi ngủ dậy.
  • Sử dụng điện thoại, máy tính trước khi đi ngủ: Các thiết bị điện tử ảnh hưởng không tốt đến não bộ và thị lực của bạn. Nếu sử dụng quá nhiều trước khi đi ngủ sẽ ngăn ngừa tiết melatonin gây ra hiện tượng đau đầu chóng mặt thường xuyên khi tỉnh dậy.
  • Phòng ngủ nhiều ánh sáng: Melatonin là hormone được não bộ tiết ra để điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ. Khi bạn sử dụng thiết bị điện tử quá nhiều hoặc không tắt đèn, các thiết bị điện tử sẽ khiến quá trình sản xuất melatonin bị hạn chế, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ khiến bạn ngủ không sâu giấc, sáng dậy chóng mặt buồn nôn.
  • Tư thế ngủ không đúng: Làm việc quá khuya, ngủ gục trên bàn, ngủ trên ghế sô pha khiến lượng máu lên não giảm, gây ra hiện tượng ù tai, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn và nôn khi ngủ dậy.
  • Do bệnh lý: Ngoài ra, tình trạng này còn xuất phát từ các bệnh lý như huyết áp thấp, rối loạn tiền đình, bệnh về dạ dày…

Sáng ngủ dậy bị chóng mặt buồn nôn là bệnh gì?

 Hiện tượng sáng ngủ dậy bị chóng mặt buồn nôn có thể là do tiền đình yếu hoặc là dấu hiệu của bệnh lý. Có thể dựa vào biểu hiện để phán đoán tình trạng mà bạn gặp phải.

Rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình là hiện tượng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhiều ở người trong độ tuổi trưởng thành. Bệnh do nhiều nguyên nhân như huyết áp thấp, thiếu máu, mắc bệnh lý về tim, thường xuyên căng thẳng mệt mỏi, tổn thương dây thần kinh số 8, chấn thương, tuổi tác khiến cơ thể lão hóa…

Biểu hiện thường gặp:

  • Chóng mặt đi kèm hoa mắt, ù tai, buồn nôn, mất thăng bằng
  • Ban đầu chỉ là một cơn chóng mặt đột ngột, thoáng qua khiến người bệnh thường không chú ý
  • Rối loạn thính giác, dễ ngã do mất cân bằng
  • Tâm lý thay đổi, khó tập trung, giảm khả năng chú ý

Thiểu năng tuần hoàn não

Thiểu năng tuần hoàn não cũng là một trong những nguyên nhân gây buồn nôn chóng mặt vào buổi sáng
Thiểu năng tuần hoàn não cũng là một trong những nguyên nhân gây buồn nôn chóng mặt vào buổi sáng

Thường được gọi là rối loạn tuần hoàn não, là trạng thái suy giảm lượng máu nuôi não. Xuất phát từ những nguyên nhân như tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, xơ cứng mạch não, suy thận mạn. Ngoài ra, bệnh cũng có thể do một số yếu tố khác như nghiện rượu bia, thuốc lá, thừa cân, ít vận động, thường xuyên căng thẳng mệt mỏi.

Biểu hiện thường gặp:

  • Chóng mặt, buồn nôn, nặng đầu khi thay đổi tư thế
  • Không có biểu hiện đi lảo đảo
  • Thường bị các triệu chứng này vào lúc nửa đêm hoặc gần sáng
  • Ngoài ra, còn có một số biểu hiện như giảm khả năng tư duy, hay quên, kém tập trung.

Huyết áp thấp

Huyết áp thấp hay chứng giảm huyết áp thường xảy ra do mất nước, chuyển tư thế ngột đột, cơ thể phản ứng ngược với các loại thuốc. Ngoài ra, tình trạng này còn thường xảy ra ở phụ nữ mang thai, người bị đái tháo đường hoặc mắc các bệnh về thần kinh ngoại biên.

Biểu hiện thường gặp:

  • Suy nhược cơ thể, người mệt mỏi khó chịu
  • Đau đầu nhẹ, thị lực giảm, tim đập nhanh
  • Hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn
  • Đỏ mặt, có cảm giác hồi hộp
  • Mất ý thức tạm thời.

Bệnh lý về dạ dày – tá tràng 

Hiện tượng sáng ngủ dậy bị chóng mặt, buồn nôn cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý về dạ dày. Có thể kể đến như đau, viêm loét dạ dày tá tràng, viêm đại tràng mãn tính. 

Triệu chứng viêm loét dạ dày:

  • Đau nóng rát vùng thượng vị, đau khi thay đổi thời tiết, đặc biệt là khi đói hoặc lúc mới ngủ dậy
  • Đầy bụng, chướng bụng, khó tiêu, tụt huyết áp, chóng mặt, buồn nôn, nôn, ăn vào đỡ đau
  • Nếu xuất huyết tiêu hóa có thể xuất hiện tình trạng mất máu nhiều, đi ngoài phân đen. 

Triệu chứng viêm đại tràng:

  • Đau vùng hố chậu hai bên hoặc vùng hạ sườn
  • Đau dọc khung đại tràng, đau âm ỉ hoặc quặn từng cơn, có cảm giác mót đi ngoài
  • Đầy bụng, khó tiêu, khi táo bón, khi tiêu chảy
  • Đi ngoài có nhầy lẫn máu
  • Thiếu máu, chóng mặt, hoa mắt, nôn hoặc buồn nôn sau khi ngủ dậy do bệnh đã chuyển biến nguyên trọng. 

Các bệnh lý khác

Bên cạnh các bệnh lý trên, tình trạng sáng ngủ dậy thấy chóng mặt buồn nôn có thể là triệu chứng của một số bệnh lý như suy giáp, suy thượng thận, nhồi máu tiểu não, u tiểu não, xơ cứng rải rác… Ngoài ra, tình trạng này còn có thể xuất hiện do nhiễm trùng hoặc rối loạn tai trong, chấn thương đầu, hệ thống tiền đình thoái hóa.

Làm gì để cải thiện tình trạng ngủ dậy chóng mặt buồn nôn?

Nếu không muốn thường xuyên bị buồn nôn chóng mặt sau khi thức dậy thì nên tránh xa thiết bị điện tử trước khi ngủ
Tránh xa thiết bị điện tử trước khi ngủ để không bị bị buồn nôn chóng mặt

Khi hiện tượng chóng mặt buồn nôn diễn ra thường xuyên, trên 5 – 7 ngày thì bạn cần nhanh chóng thăm khám để các bác sĩ chuyên khoa xác định nguyên nhân và áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp. Ngoài ra, cũng cần xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt sao cho phù hợp. Cụ thể như sau: 

  • Cần uống đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày để đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể hoạt động bình thường.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu sắt bổ máu như thịt lườn gà, thịt bò, bí đỏ, sữa, trứng, đậu nành…
  • Tăng cường ăn rau xanh, rau củ có màu xanh đậm đặc biệt là các loại trái cây giàu chất chống oxy hóa.
  • Lựa chọn môi trường ngủ yên tĩnh, ngủ đúng tư thế, đủ giấc đúng giờ, ít nhất 8 tiếng/ngày và phải ngủ trước 23h. Trước khi ra khỏi giường nên ngồi dậy từ từ, vận động tay chân nhẹ nhàng rồi mới đứng lên.
  • Tập thể dụng đều đặn, hít sâu thở chậm, có thể tập yoga, ngồi thiền, chạy bộ, đi bộ, bơi lội, đạp xe để thư giãn tinh thần, nâng cao sức khỏe. 
  • Ngưng sử dụng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ 2 tiếng.

Có thể thấy hiện tượng sáng ngủ dậy bị chóng mặt buồn nôn có thể liên quan đến rất nhiều bệnh lý. Nếu sau khi áp dụng các biện pháp cải thiện trên mà vẫn không thấy hiệu quả, bạn nên nhanh chóng thăm khám ở các bác sĩ uy tín để tìm ra nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp.

Có thể bạn quan tâm

Chia sẻ:

Bình luận (38)

  1. Hồ Thị Bích
    Hồ Thị Bích says: Trả lời

    Chào bác sĩ. Sáng này em mới dậy để chuẩn bị đi học thì đứng dậy thì em thấy choáng và buôn nôn, sau đó em có đi vệ sinh, em về lại chỗ nằm thì thấy choáng và buôn nôn. Cho em hỏi em có bị mắc bệnh gì hay triệu chứng gì không ạ, và cách khắc phục như thế nào. Em xin cảm ơn ạ

  2. Phượng Trần
    Phượng Trần says: Trả lời

    Bs cho em hỏi em bị cao huyết áp và đã dùng mấy năm nay, cách đây mấy tuần em phải nhập viện vì huyết áp tăng cao quá, và họ đổi thuốc cho em, nhưng rồi cứ sáng ngủ dậy là bị choáng váng hồi hộp và buồn nôn, người cảm giác mệt mỏi
    Xin Bs cho em hỏi vậy là em bị sao
    Cám ơn Bs

  3. Pi Ka
    Pi Ka says: Trả lời

    Bị tiền đình có uống được cafe không thưa bác sĩ ?

    1. Thuốc dân tộc says:

      Pi Ka thân mến!
      Cà phê là chất caffeine, đây là chất được coi là có tính gây nghiện và không tốt cho hệ thần kinh, đặc biệt là ở những người bị rối loạn tiền đình. Caffeine có trong cà phê sẽ làm gia tăng lượng dopamine trong cơ thể. Loại chất này tạo cảm giác hưng phấn trong não liên tục và khiến người sử dụng có cảm giác tỉnh táo. Tuy nhiên, nếu uống nhiều cà phê sẽ gây cảm giác lo lắng, hồi hộp, bồn chồn và làm mất ngủ. Thậm chí, khi tình trạng này kéo dài có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như tăng nguy cơ đột quỵ với tỉ lệ tử vong cao và để lại nhiều di chứng nặng nề như liệt nửa người, bại não. Do vậy, khi đang bị tiền đình, Trung tâm khuyến khích bạn không nên sử dụng cà phê nhé.
      Thông tin đến bạn!

  4. Lê Mỹ Chi
    Lê Mỹ Chi says: Trả lời

    Trung tâm cho em đặt lịch khám với ác sĩ Tuyết Lan vào lúc 15h30 chiều Chủ nhật tuần này với, mạng nhà em chậm, đặt lịch trên web nó load mãi không xong hic :(( Cảm ơn Trung tâm ạ.

    1. Thuốc dân tộc says:

      Chào Mỹ Chi!
      Trung tâm đã nhận được thông tin của em và đã tiến hành đặt lịch khám cho em với bác sĩ Tuyết Lan. Em vui lòng để lại số điệt thoại để Trung tâm liên hệ xác nhận lịch khám cũng như thông báo một số thứ cần chuẩn bị trước khi đến khám em nhé. Cảm ơn em.
      Thân ái!

  5. Huỳnh Anh
    Huỳnh Anh says: Trả lời

    Chào bác sĩ, em đang mang thai đến tháng thứ 4 và dạo gần đây mới phát hiện ra mình bị rối loạn tiền đình. Bác sĩ cho em hỏi liệu bị bệnh này khi đang mang bầu có nguy hiểm không và có gây ảnh hưởng gì đến thai nhi không ạ ? Em cảm ơn

    1. Thuốc dân tộc says:

      Huỳnh Anh thân mến!
      Hiện chưa có một nghiên cứu nào cho thấy rối loạn tiền đình ở phụ nữ có thai ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, khi mẹ bầu mắc rối loạn tiền đình sẽ gây mệt mỏi, buồn nôn, choáng váng, chóng mặt… gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Vì thế, khi bị rối loạn tiền đình lúc mang thai, em không nên làm việc quá sức, tránh căng thẳng, stress, nghỉ ngơi nhiều, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, luyện tập thể thao nhẹ nhàng… em nhé.
      Thông tin đến em!

  6. Len Mai
    Len Mai says: Trả lời

    Tôi bị rối loạn tiền đình. Lúc nào cũng lo lắng buồn bã. Về đêm đầu đau. Cho tôi hỏi có cách mà đầu đỡ đau và ngủ ngon giấc không ? Chứ tôi uống bao loại thuốc cũng không hết. Mong được Trung tâm phản hồi.

    1. Thuốc dân tộc says:

      Chị Mai thân mến!
      Đối với bệnh rối loạn tiền đình, chị hãy thiết lập chế độ ăn uống hợp lí, ngủ đủ giấc, siêng năng tập thể dục thể thao mỗi ngày. Hoặc, chị có thể tham khảo phương pháp cấy chỉ của Trung tâm Đông Phương Y Pháp giúp làm giảm chứng đau đầu rất hiệp quả. Đây là phương pháp tân tiến của châm cứu, là đưa chỉ tiêu (catgut) vào huyệt châm cứu của hệ thần kinh để duy trì sự kích thích lâu dài, từ đó kích thích các huyệt phù hợp giúp cơ thể tự điều chỉnh các rối loạn và trong thời gian các sợi chỉ tiêu dần dần tại các huyệt giúp duy trì tác dụng kích thích lâu dài trên các huyệt. Trung tâm gửi chị tham khảo thông tin chi tiết hơn về phương pháp này ạ
      Thông tin đến chị!

  7. Babyy Cute
    Babyy Cute says: Trả lời

    Em bị chóng mặt, buồn nôn suốt 2 tháng nay, đi khám ở Trung tâm phát hiện ra bị trào ngược dạ dày và được bác sĩ kê cho dùng thuốc sơ can bình vị tán. Tuy nhiên dùng thuốc được 2 tuần thì em bị viêm họng, ban đầu nghĩ chỉ là viêm họng bình thường nhưng đến hôm này sang ngày thứ 10 rồi mà vẫn không thấy đỡ. Cho em hỏi liệu có phải do Sơ can bình vị tán gây ra tác dụng phụ là viêm họng không ạ ? Mong được bác sĩ giải đáp.

    1. Thuốc dân tộc says:

      Babyy Cute thân mến!
      Thành phần của Sơ Can Bình Vị Tán là dược liệu từ thiên nhiên, an toàn lành tính nên hoàn toàn không gây ra bất cứ tác dụng phụ nào em nhé. Viêm họng có thể là do bệnh trào ngược dạ dày làm dịch vị axit bị đẩy lên thực quản và gây viêm họng. Trong trường hợp này,em có thể kết hợp dùng thêm viên ngậm Kha Tử của Trung tâm để giúp làm lành họng em nhé.
      Để được tư vấn cụ thể hơn về tình trạng hiện tại cũng như về việc sử dụng viêm ngậm kha tử, em có thể để lại số điện thoại hoặc chủ động liên hệ tới số tổng đài để bác sĩ tư vấn chi tiết hơn nhé.
      Thông tin đến em!

  8. Trúc 87
    Trúc 87 says: Trả lời

    Rối loạn tiền đình có nên tập thể dục không ạ ? Mong nhận được hồi đáp của bác sĩ và Trung Tâm

    1. Thuốc dân tộc says:

      Bạn Trúc thân mến!
      Tập thể dục là một trong những biện pháp hiệu quả để làm giảm các triệu chứng chóng mặt, hoa mắt của bệnh rối loạn tiền đình. Bạn nên tập các bài tập nhẹ nhàng như Yoga, chia bài tập thành nhiều mức độ từ dễ đến khó, thời gian tập từ ngắn đến lâu hơn, tần suất lặp lại tăng dần. Chăm chỉ tập hàng ngày kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh thì bệnh sẽ cải thiện nhanh chóng bạn nhé.
      Thông tin đến bạn!

  9. Trần Thắm
    Trần Thắm says: Trả lời

    Chào bác sĩ, em bị khó ngủ đã kéo dài suốt 3 tháng nay, vì ngủ không đủ giấc nên sáng dậy cứ đau đầu, chóng mặt, hoa mắt rất khó chịu. Em nghe nói nếu tình trạng này diễn ra lâu có thể gây rối loạn tiền đình, em lo lắng quá. Bác sĩ có thể tư vấn giúp em xem làm thế nào để khắc phục tình trạng mất giấc này không ạ ? Không ngủ được thành ra sáng dậy em không thể làm nổi việc gì vì người cứ mệt mệt, bã cả ra, oải lắm

    1. Thuốc dân tộc says:

      Chào bạn Trần Thắm!
      Với tình trạng như của bạn, Trung tâm xin đề xuất 1 số giải pháp như sau:
      – Đầu tiên, chỉnh sinh hoạt, sắp xếp thời gian làm việc một cách khoa học. Điều này giúp hình thành phản xạ đi ngủ đúng giờ và dậy đúng giờ.
      – Trước khi đi ngủ, tuyệt đối không ăn no và uống nhiều nước.
      – Hạn chế mang vào phòng ngủ những thứ có thể ảnh hưởng giấc ngủ như tivi, máy vi tính, điện thoại…
      – Có thể tắm nước ấm để cơ thể thư giãn trước khi ngủ khoảng một đến hai tiếng. Không nên tắm trễ bằng nước lạnh và tắm sát giờ ngủ.
      – Tập thể dục và vận động thường sẽ xuyên giúp cơ thể xua tan đi mệt mỏi.
      Ngoài ra, bạn hãy giữ cơ thể luôn trong trạng thái thoải mái kết hợp với ăn uống, nghỉ ngơi điều độ bạn nhé. Nếu tình trạng này vẫn còn tiếp tục, bạn Thắm nên sắp xếp tới bệnh viện, phòng khám để được các bác sĩ thăm khám cụ thể và đưa ra hướng khắc phục phù hợp nhé.
      Chúc bạn sớm khoẻ.
      Thân ái!

  10. Thảo Chíp 98
    Thảo Chíp 98 says: Trả lời

    Bị tiền đình có nguy hiểm không thưa bác sĩ ?

    1. Thuốc dân tộc says:

      Bạn Thảo thân mến!
      Rối loạn tiền đình có thể chỉ xuất hiện vài ngày rồi hết nhưng cũng có thể kéo dài, tái phát nhiều lần. Tình trạng này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt, công việc của người bệnh mà còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Trong cơn bệnh, nếu người bệnh cố gắng đi lại thì có thể bị ngã, gây chấn thương trầy xước da hay thậm chí là gãy tay, chân, chấn thương sọ não (do đập đầu vào vật cứng/nền đất cứng),… Biến chứng nguy hiểm nhất của rối loạn tiền đình là gây đột quỵ do máu lên não kém bạn nhé.
      Thông tin đến bạn!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Yến mạch: Tác dụng với sức khỏe và tác hại cần biết

 Giàu chất sắt, protein, năng lượng và chất xơ, bột yến mạch có tác dụng hỗ trợ giảm cân, tăng…

Baking soda là gì? Công dụng, cách dùng và lưu ý

Baking soda (hay bột nổi) là nguyên liệu có nhiều tác dụng trong đời sống hàng ngày như giúp bánh…

Tác dụng của đậu đen xanh lòng và điều cần biết

Ổn định huyết áp, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, cải thiện sức khỏe tim mạch... là những tác…

An Cung Ngưu Hoàng Hoàn có phải là bài thuốc thần dược? An Cung Ngưu Hoàng Hoàn có phải là bài thuốc thần dược?

An Cung Ngưu Hoàng Hoàn được biết đến với tên gọi khác như thần dược chữa đột quỵ nhưng lại…

NHC Là gì? NHC Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực gì?

NHC là viết tắt của Natural Heath Care – Chăm sóc sức khỏe tự nhiên. Hiện tại, NHC Group được…

Chia sẻ
Bỏ qua