Cách rửa mũi chữa viêm xoang & phòng bệnh an toàn hiệu quả
Cách rửa mũi chữa viêm xoang sẽ giúp loại bỏ sạch dịch nhầy trong xoang, sát khuẩn, làm thông thoáng đường thở và phòng ngừa bệnh tái phát. Cần thực hiện đúng cách mới mang lại hiệu quả.
Rửa mũi có tác dụng gì trong điều trị viêm xoang?
Việc rửa mũi có thể giúp loại bỏ sạch dịch tiết ứ đọng trong xoang. Cùng với đó, bụi bẩn và các yếu tố dị nguyên gây kích hoạt phản ứng viêm cũng sẽ được làm sạch.
Điều này mang đến nhiều lợi ích cho người bệnh như:
- Làm giảm hiện tượng nhiễm trùng, phù nề.
- Tăng cường dẫn lưu xoang.
- Giúp xoang mũi bớt viêm và thông thoáng, dễ thở
- Cải thiện các triệu chứng như đau đầu, đau nhức mũi, nghẹt mũi,…
- Giảm hiện tượng dị ứng trong cơ thể là nguyên nhân gây bệnh viêm mũi xoang dị ứng.
- Khoang mũi được làm sạch cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các loại xịt nhỏ mũi có thể tiếp xúc trực tiếp với vùng niêm mạc bị tổn thương.
Đọc thêm: Rửa xoang bằng phương pháp Proetz là gì? Cách thực hiện
Rửa mũi chữa viêm xoang bằng nước muối sinh lý
Loại nước dùng để chữa viêm xoang không phải là nước thông thường mà là nước muối sinh lý Natri Clorid 0,9. Nó có đặc tính kháng khuẩn mạnh nên có thể giúp tiêu diệt các tác nhân gây bệnh trong xoang.
Nước muối sinh lý còn có tác dụng cân bằng độ pH trong mũi, thu nhỏ các mô bị sưng viêm và làm giảm độ đặc của dịch tiết, giúp đàm nhầy được dẫn lưu ra ngoài một cách dễ dàng.
Bạn cũng có thể mua các gói muối chuyên được sử dụng để pha chế nước muối rửa mũi về sử dụng.
Các dụng cụ cần thiết cho việc rửa mũi
– Bình Neti pot:
Bình Neti pot có hình dáng như bình trà. Bạn chỉ cần đổ đầy nước muối vào trong bình và sử dụng theo đúng hướng dẫn.
– Bình rửa mũi NeilMed
Loại bình này được làm bằng chất liệu nhựa mềm và có lỗ nhỏ trên đầu. Nó được đánh giá cao về tính tiện lợi và dễ sử dụng hơn so với bình Neti pot.
– Xi lanh ( bơm tiêm )
Bên cạnh các dụng cụ ở trên, xi lanh cũng được nhiều người sử dụng để rửa mũi chữa viêm xoang. Loại xi lanh được sử dụng là loại ống to có khả năng chứa được nhiều nước muối.
Tham khảo thêm: Top 6 bệnh viện chữa viêm xoang tốt nhất hiện nay
Cách rửa mũi đúng cách để phòng và chữa trị viêm xoang
Bước 1: Chuẩn bị các dụng cụ rửa mũi cần thiết
- Nước muối sinh lý
- Bình xịt hay xi lanh bằng nhựa hoặc thủy tinh loại 100 – 250 CC
Nên rửa sạch tay với xà phòng diệt khuẩn và tiệt trùng dụng cụ sử dụng với nước sôi. Ngoài ra, cũng nên làm ấm dung dịch rửa mũi bằng cách bỏ vào lò vi sóng hâm đến nhiệt độ khoảng 37 độ C là được. Nước ấm sẽ giúp làm dịu kích ứng trong xoang mũi và có khả năng làm loãng đàm nhầy tốt hơn.
Bước 2: Tiến hành rửa mũi chữa viêm xoang
- Bạn lại gần bồn rửa, hơi nghiêng phần thân trên về phía bồn và cúi đầu xuống, mặt nghiêng qua 1 bên.
- Đưa đầu xi lanh hoặc đầu bình xịt vào lỗ mũi phía trên
- Bóp nhẹ để đưa dung dịch nước muối từ từ chảy vào trong mũi cho đến khi lượng nước trong bình còn khoảng 1/2 là được.
- Nếu thực hiện đúng nước mũi sẽ chảy từ mũi bên này qua lỗ mũi bên kia và thoát ra ngoài.
- Bít một bên mũi lại, nhẹ nhàng xì ra để loại bỏ hết dung dịch nước rửa cũng như dịch tiết.
- Lặp lại tương tự cho bên mũi còn lại
Bước 3: Làm sạch dụng cụ rửa mũi
Bạn nên vê sinh lại dụng cụ rửa mũi cho sạch sẽ và dùng khăn giấy mềm lau khô để sử dụng cho lần sau.
Gợi ý: Xông mũi trị viêm xoang dùng thuốc gì? Thực hiện như thế nào?
Rửa mũi chữa viêm xoang bao nhiêu lần/ngày?
Không thể phủ nhận việc rửa mũi mang lại nhiều lợi ích cho người bị viêm xoang nhưng nếu lạm dụng quá mức có thể gây phản tác dụng.
Mỗi ngày, bạn chỉ nên rửa mũi chữa viêm xoang 1 lần. Sau khi các triệu chứng của bệnh đã được cải thiện thì giảm tần suất rửa mũi xuống còn 3 lần trong tuần.
Chống chỉ định rửa mũi chữa viêm xoang
- Nghẹt mũi hoàn toàn cả hai bên.
- Đang bị viêm tai hoặc mất thính lực.
- Đối tượng bị bệnh nặng không thể ra khỏi giường hoặc cúi nghiêng xuống.
- Các trường hợp mới thực hiện phẫu thuật ở mũi xoang hoặc ở tai.
Lưu ý khi rửa mũi cho người viêm xoang
- Ngưng rửa mũi ngay nếu bạn có cảm giác bỏng rát.
- Trường hợp rửa mũi vào buổi tối, hãy thực hiện trước khi đi ngủ ít nhất 1 tiếng.
- Không đứng thẳng khi rửa mũi. Ở tư thế này nước muối sẽ chảy vào trong họng khiến bạn bị sặc.
- Giữ cho miệng luôn há và thở qua đường miệng.
- Tránh xì mũi quá mạnh sau khi rửa mũi chữa viêm xoang. Áp lực xì quá lớn có thể gây tổn thương cho niêm mạc hoặc đẩy dịch nhầy trong mũi qua ống nối thông với tai sẽ khiến bạn dễ bị viêm tai giữa.
Có thể bạn quan tâm:
- Triệu chứng sau mổ xoang có thể gây ra những biến chứng gì?
- Các loại thuốc trị viêm xoang được tin dùng hiện nay
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!