Viêm họng cấp J02 là gì? Dấu hiệu & cách điều trị
Bệnh viêm họng cấp J02 là giai đoạn đầu của bệnh nhiễm trùng họng do vi khuẩn liên cầu gây ra. Bệnh lý này nếu không được điều trị sẽ gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng.
Viêm họng cấp J02 là gì?
Bệnh viêm họng cấp J02 là mã bệnh được các chuyên gia y tế sử dụng để chỉ viêm nhiễm cấp tính ở niêm mạc họng do liên cầu khuẩn gây ra, chủ yếu là các chủng vi khuẩn streptococcus thuộc nhóm A (viêm họng liên cầu khuẩn).
Bệnh có những triệu chứng xuất hiện đột ngột và nghiêm trọng hơn so với viêm họng cấp do virus. Chính vì thế việc điều trị sớm là cần thiết để tránh biến chứng.
Dấu hiệu nhận biết viêm họng cấp J02
Những triệu chứng thường gặp:
- Sốt trên 38 độ. Có thể xuất hiện các nốt ban đỏ sau khi sốt
- Niêm mạc họng sưng tấy, đau rát. Đau tăng khi nói chuyện và nuốt
- Hạch bạch huyết sưng đau
- Hơi thở nặng mùi
- Ho từng cơn. Ho khan hoặc ho có nhiều đờm nhầy
- Amidan sưng to
- Khó nuốt, nuốt vướng
- Đôi khi cổ họng bị kích thích dẫn đến buồn nôn, nôn ói
- Có nhiều hạt nhỏ li ti màu đỏ nổi dọc theo lưỡi
- Các triệu chứng toàn thân:
- Đau đầu
- Đau cứng các cơ
- Mệt mỏi
- Có thể bị đau dạ dày…
Bệnh viêm họng cấp J02 có lây không?
Liên cầu khuẩn – thủ phạm gây bệnh viêm họng cấp J02 có khả năng lây lan rất nhanh thông qua các con đường sau:
- Hít phải dịch tiết ở mũi họng và nước bọt
- Ăn chung hoặc dùng chung đồ dùng cá nhân
- Tiếp xúc với vật dụng có dính dịch tiết của người bệnh.
Viêm họng cấp J02 có nguy hiểm không?
Bệnh viêm họng cấp được gây ra bởi liên cầu khuẩn nên thường có triệu chứng nặng nề hơn so các loại viêm họng khác. Đặc biệt, nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, căn bệnh này có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Viêm amidan
- Áp xe amidan
- Áp xe thành họng
- Viêm tai
- Viêm phế quản
- Nhiễm trùng huyết
- Viêm thận
- Sốt thấp khớp gây đau khớp, viêm khớp
- Tổn thương van tim
Trẻ nhỏ thường có nguy cơ bị biến chứng hơn so với người lớn. Các chuyên gia y tế khuyến cáo, người dân cần chú ý đến các triệu chứng để có thể nhanh chóng phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.
Cách chữa viêm họng cấp J02
Bệnh thường không thể tự khỏi mà phải điều trị bằng thuốc kháng sinh. Một số mẹo chữa trị tại nhà cũng được áp dụng kết hợp để cải thiện các triệu chứng bệnh.
1. Thuốc trị viêm họng cấp J02
Dùng thuốc đúng với chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
– Thuốc kháng sinh:
Nhóm thuốc này được sử dụng nhằm mục đích tiêu diệt vi khuẩn liên cầu, trị viêm nhiễm. Trong đó kháng sinh nhóm Penicillin (như Amoxicillin) là loại kháng sinh thường dùng.
Ở một số trường hợp, Cephalexin, Zithromax hay Erythromycin được dùng để thay thế nếu quá mẫn với Penicillin. Lưu ý không tự ý ngừng dùng kháng sinh để tránh kháng thuốc.
– Thuốc giảm đau hạ sốt:
Paracetamol được dùng phối hợp với thuốc kháng sinh để trị viêm họng gây sốt cao.
Liều dùng khuyến cáo: Uống 10 – 15mg/kg hoặc đặt hậu môn 10 – 20mg/kg. Khoảng cách giữa các lần sử dụng thuốc là 4 – 6 giờ.
– Thuốc kháng viêm NSAID:
Được sử dụng phổ biến nhất trong điều trị viêm họng cấp J02 là Ibuprofene, Diclophenac, Advil hay Motrin. Nhóm thuốc này vừa có tác dụng kháng viêm, vừa hỗ trợ giảm đau họng, đau đầu, đau nhức các cơ khi bị bệnh.
– Thuốc chứa corticosteroid:
Corticosteroid như Prednisolon, Betamethason có tác dụng kháng viêm nhưng mạnh hơn so với NSAID. Thuốc giúp giảm viêm và đau nhanh nhưng có thể gây tác dụng phụ.
– Thuốc long đờm:
Các loại siro hoặc thuốc long đờm như Acemuc, Bromhexine có thể hữu ích đối với các trường hợp bị viêm họng gây ho nhiều đờm.
2. Mẹo hỗ trợ điều trị bệnh viêm họng cấp J02 tại nhà
Ngoài thuốc, người bệnh có thể áp dụng một số mẹo tự nhiên dưới đây để hỗ trợ làm giảm triệu chứng bệnh, nâng cao hiệu quả của các thuốc.
- Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc để cơ thể phục hồi.
- Tránh tiếp xúc gần với người khác để không lây nhiễm cho người khỏe mạnh (tối thiểu là 24 giờ sau khi bắt đầu điều trị bằng thuốc kháng sinh).
- Uống nhiều nước ấm, nước canh, nước ép hoa quả… để xoa dịu cảm giác đau rát cổ họng, làm loãng đàm nhầy, ngăn ngừa mất nước, đồng thời tạo điều kiện cho niêm mạc họng nhanh bình phục.
- Nên ăn các món mềm, có độ đặc vừa phải và dễ nuốt. Kiêng tuyệt đối gia vị cay, các thực phẩm có vị chua mạnh như cam, xoài và hạn chế các thức ăn nhiều dầu mỡ.
- Không uống nước đá hoặc sử dụng các đồ lạnh khác.
- Hàng ngày, súc miệng nhiều lần với nước muối để sát khuẩn, giảm đau cổ họng.
- Không hút thuốc lá và tránh xa môi trường có nhiều khói thuốc lá. Chất nicotin trong khói thuốc có thể gây hại đến các tế bào ở niêm mạc họng và làm tình trạng nhiễm trùng thêm nghiêm trọng.
- Sử dụng các bài thuốc dân gian từ lá hẹ, mật ong, chanh, cam thảo, húng chanh, quả quất, lá cúc tần… cũng có tác dụng tích cực trong việc giảm các triệu chứng ho, đau rát họng và ức chế phản ứng viêm ở niêm mạc họng.
- Thông báo ngay với bác sĩ nếu các triệu chứng không giảm.
Cách phòng ngừa bệnh viêm họng cấp J02
Không có cách nào giúp ngăn ngừa tuyệt đối bệnh viêm họng cấp J02. Tuy nhiên bạn có thể hạn chế được tối đa nguy cơ mắc bệnh nhờ những bước đơn giản sau:
- Đánh răng, vệ sinh răng miệng sạch sẽ mỗi ngày, đặc biệt là vào buổi sáng và tối trước lúc đi ngủ.
- Thường xuyên rửa tay sạch sẽ. Đặc biệt là khi chế biến thức ăn, trước và sau khi ăn.
- Không dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác.
- Ăn uống đầy đủ dưỡng chất, kết hợp tập thể dục thể thao đều đặn để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
- Nói không với thuốc lá và các chất kích thích.
- Nên mang khẩu trang khi đến những nơi đông người.
- Giữ vệ sinh nhà ở và môi trường sống xung quanh sạch sẽ. Thường xuyên giặt giũ chăn màn, vỏ gối, phơi khô ngoài nắng to hoặc sấy ở nhiệt độ cao để tiêu diệt liên cầu khuẩn, giúp ngăn ngừa viêm họng hữu hiệu.
KHÔNG THỂ BỎ QUA:
- Ngứa họng nên ăn gì để làm dịu nhanh cơn ngứa?
- Có nên dùng thuốc kháng sinh điều trị viêm họng cấp? [Chuyên gia giải đáp]
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!