6 Cách chữa gai gót chân bằng lá lốt cho hiệu quả bất ngờ
Trong dân gian nổi tiếng cách chữa gai gót chân bằng lá lốt hiệu quả, an toàn và lành tính cho người dùng. Tuy nhiên người bệnh cần kiên trì áp dụng để đạt kết quả cao nhất.
Lá lốt có chữa gai gót chân được không?
Gai gót chân xảy ra khi có sự lắng tụ canxi dẫn đến sự hình thành gai xương ở gót chân. Nó có thể ở phía sau hoặc mặt dưới của gót chân, gây đau hoặc khó chịu khi đi lại, sưng nóng, gót chân nhô. Đặc biệt gai gót chân lớn có thể ảnh hưởng đến một hoặc nhiều bộ phận khác của bàn chân, khiến người bệnh khó đi lại.
Có nhiều phương pháp chữa tình trạng này, trong đó, cách chữa gai gót chân bằng lá lốt được nhiều người áp dụng do lành tính và có hiệu quả cao. Theo Đông y, lá lốt có tính ấm, mùi thơm, vị cay, trong cây có tinh dầu. Thảo dược này có tác dụng chỉ thống, ôn trung tán hàn và hạ khí. Thường dùng trong điều trị tay chân lạnh, đau nhức xương khớp, đau răng…
Đặc biệt trong bài thuốc chữa gai gót chân, chườm đắp bằng lá lốt giúp giảm đau, giảm viêm sưng, tăng lưu thông máu. Điều này giúp làm giảm cảm giác khó chịu do gai xương gây ra, đồng thời cải thiện khả năng vận động, thư giãn các dây thần kinh đang bị kích thích bởi gai gót chân.
Không chỉ có nhiều công dụng chữa bệnh, lá lốt còn có độ lành tính cao, không gây tác dụng phụ khi chườm đắp và uống với lượng thích hợp. Mặc dù vậy đối với những bài thuốc uống, người bệnh cần thận trọng nếu có cơ địa nóng trong, bị táo bón hoặc nhiệt miệng tái phát nhiều lần, vì lá lốt có thể làm nặng hơn tình trạng này.
ĐỌC NGAY: Chia Sẻ 10 Cách Chữa Gai Gót Chân Nhanh Nhất Tại Nhà, Giúp Hết Đau
6 Cách chữa gai gót chân bằng lá lốt an toàn, hiệu quả
Có nhiều cách chữa gai gót chân bằng lá lốt. Dưới đây là những cách dùng hiệu quả và phổ biến nhất:
1. Chườm nóng chữa gai gót chân bằng lá lốt
Mỗi ngày sao nóng lá lốt chườm đắp lên gót chân có thể giúp tăng lưu thông máu, thúc đẩy chữa lành tổn thương, giảm đau và cải thiện tình trạng tê bì hiệu quả. Ngoài ra cách này cũng giúp giảm tình trạng viêm sưng do gai gót chân gây ra.
Chuẩn bị:
- Một nắm lá lốt tươi
- Muối hạt
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá lốt, để ráo, sau đó sao nóng lá lốt cùng với một ít muối hạt khoảng 2 phút
- Bọc hỗn hợp trong khăn mềm, đợi nguội bớt và chườm lên gót chân đau
- Khi túi chườm nguội hẳn, mang sao nóng và chườm thêm một lần nữa
- Thực hiện đều đặn mỗi ngày, tối thiểu 7 ngày.
2. Ngâm chân trong nước lá lốt chữa gai gót chân
Nấu một nồi nước lá lốt, để ấm và ngâm chân. Cách này giúp tăng tuần hoàn khí huyết, cải thiện giấc ngủ. Đặc biệt ngâm chân với lá lốt giúp thư giãn dây chằng và các khớp xương, giảm kích thích dây thần kinh, làm dịu tình trạng sưng và đau nhức do gai gót chân. Sau một thời gian người bệnh có thể đi lại dễ dàng hơn.
Chuẩn bị:
- Một nắm lá lốt tươi
- Muối hạt.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá lốt, đun sôi thảo dược với 2 lít nước, thêm một ít muối hạt. Đợi nước sôi và đun thêm khoảng 10 phút
- Đổ nước lá lốt ra chậu ngâm chân, để nguội bớt
- Tiến hành ngâm chân khoảng 20 phút, thực hiện vào mỗi tối trước khi đi ngủ.
HỮU ÍCH: Gai Gót Chân Có Nên Đi Bộ Không? Nên Lưu Ý Gì?
3. Cách chữa gai gót chân bằng nước sắc lá lốt
Đây là bài thuốc uống từ lá lốt giúp chữa gai gót chân hiệu quả. Các hoạt chất trong tinh dầu lá lốt có tác dụng cải thiện tình trạng từ bên trong, giúp giảm đau, giảm nguy cơ tích cụ canxi ở vòm bàn chân, từ đó hỗ trợ ngăn ngừa gai xương phát triển lớn.
Chuẩn bị:
- 50 gram lá lốt non (lá không sâu bệnh, đã ngâm nước muối và rửa sạch)
Cách thực hiện:
- Đun sôi lá lốt với 2 chén nước lọc khoảng 20 phút
- Lọc lấy nước uống, chia thành 2 lần và uống hết trong ngày
- Thực hiện đều đặn mỗi ngày 1 lần.
4. Cách chữa gai gót chân bằng lá lốt, cây cứt lợn và ngải cứu
Cả ba loại thảo được này đều có tác dụng giảm đau hiệu quả. Trong đó ngải cứu thường được dùng để chườm ấm, giúp thư giãn gân xương, điều trị đau nhức xương khớp, giãn mạch và lưu thông khí huyết.
Cây cứt lợn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, cầm máu, giúp giảm tình trạng sưng tấy, viêm và tích tụ canxi. Vì vậy bạn có thể áp dụng cách chữa gai gót chân bằng lá lốt, cây cứt lợn và ngải cứu để sớm cải thiện tình trạng
Chuẩn bị:
- Lá lốt, cây cứt lợn và ngải cứu mỗi thứ một nắm.
Cách 1:
- Ngâm và rửa sạch các nguyên liệu, sau đó giã nát và trộn đều
- Cho hỗn hợp vào một miếng vải và đắp lên gót chân sưng đau khoảng 30 phút
- Rửa sạch bàn chân với nước ấm
- Thực hiện mỗi ngày, từ 1 – 2 lần.
Cách 2:
- Sau khi ngâm và rửa sạch các nguyên liệu, đun sôi với 2 lít nước trong 10 phút
- Để nước sắc nguội bớt, dùng nước này để ngâm chân 15 – 20 phút
- Thực hiện 1 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ.
5. Cách chữa gai gót chân bằng lá lốt và hạt đu đủ
Khi kết hợp lá lốt và hạt đu đủ, những dưỡng chất trong 2 vị thuốc này có thể giúp làm dịu tình trạng sưng nóng, giảm viêm và đau nhức do gai gót chân. Từ đó giúp người bệnh đi lại dễ dàng hơn.
Đặc biệt cách chữa gai gót chân bằng lá lốt và hạt đu đủ có thể ngăn gai xương phát triển lớn, giảm tổn thương mô mềm, giảm đau nhức, tê bì nhờ tác dụng chống viêm.
Chuẩn bị:
- Lá lốt tươi – một nắm
- Hạt đu đủ già – một muỗng
Cách thực hiện:
- Ngâm và rửa sạch lá lốt trong nước muối
- Rửa sạch hạt đu đủ và loại bỏ lớp màng bên ngoài
- Để ráo nước, tiến hành sao khô lá lốt và hạt đu đủ trong 15 phút
- Cho hỗn hợp vào túi vải hoặc túi chườm, đặt lên gót chân bị đau. Lặp lại 1 lần
- Thực hiện đều đặn mỗi ngày đến khi các triệu chứng thuyên giảm.
ĐỪNG BỎ LỠ: Cách Chữa Gai Gót Chân Bằng Đông Y Và Các Lưu Ý
6. Cách chữa gai gót chân bằng các món ngon từ lá lốt
Ngoài 5 cách nêu trên, người bệnh có thể ăn sống lá lốt hoặc chế biến thành những món ăn thơm ngon. Điều này không chỉ giúp bạn ăn uống ngon miệng mà còn giảm được tình trạng bệnh, ngăn gai xương phát triển.
Ngoài ra các món ăn từ lá lốt như trứng chiên lá lốt, bò cuộn lá lốt… giúp bổ sung đầy đủ những dưỡng chất tốt cho cơ thể và hệ cơ xương khớp, chẳng hạn như vitamin C, D, canxi… Điều này giúp tăng cường sức khỏe, cải thiện xương khớp và tăng khả năng chống viêm.
Lưu ý khi dùng lá lốt chữa gai gót chân
Không giống như những phương pháp tây y, cách chữa bệnh bằng thảo dược (bao gồm lá lốt) tuy lành tính và an toàn nhưng lại cho hiệu quả chậm, cần kiên trì áp dụng dài ngày. Thời gian thực hiện và hiệu quả sẽ phụ thuộc vào kích thước của gai xương và các triệu chứng.
Nếu sau 7 – 10 ngày áp dụng nhưng không giảm triệu chứng, hoặc khó đi lại và đau đớn nhiều, bạn cần đến bệnh viện để được các bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị hiệu quả nhanh hơn. Lưu ý rằng cách chữa gai gót chân bằng lá lốt chỉ nên áp dụng cho trường hợp nhẹ đến vừa.
Các lưu ý khác:
- Áp dụng cách chữa đúng hướng dẫn. Không lạm dụng lá lốt, đặc biệt là các bài thuốc uống.
- Những người có cơ địa nóng trong hoặc có biểu hiện liên quan như nhiệt miệng, táo bón cần tránh uống nước lá lốt hoặc ăn nhiều lá lốt.
- Ngừng áp dụng cách chữa bệnh bằng lá lốt nếu nhận thấy có những bất thường hoặc cơ thể khó chịu
- Để hỗ trợ chữa gai gót chân, người bệnh nên chủ động lựa chọn dép phì hợp, vận động đúng cách.
Những cách chữa gai gót chân bằng lá lốt đơn giản nhưng mang đến nhiều lợi ích. Nếu bạn có cảm thấy sưng đau gót chân do gai xương, hãy thử cách này để cải thiện.
THAM KHẢO THÊM:
- Các Mẫu Dép Cho Người Gai Gót Chân Giúp Êm Chân, Hạn Chế Đau
- Mổ Gai Gót Chân Khi Nào? Ở Đâu? Bao Nhiêu Tiền?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!