Bệnh Khô Miệng Ở Người Già Là Do Đâu? Điều Trị Thế Nào?

Người lớn tuổi là đối tượng dễ mang đa bệnh do sức đề kháng suy yếu khiến cơ thể dễ bị tấn công bởi các loại vi khuẩn. Trong đó, khô miệng là một trong những bệnh lý xảy ra phổ biến khi về già. Vậy khô miệng ở người già là do đâu? Có nguy hiểm không và cần làm gì để điều trị? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

Khô miệng ở người lớn tuổi là bệnh gì?

Khô miệng ở người già là tình trạng thiếu nước bọt trong miệng và cảm giác nước bọt ít tiết ra hơn so với bình thường. Nước bọt có tác dụng duy trì độ ẩm trong khoang miệng, làm sạch các mảng bám, bảo vệ răng khỏi các tác nhân vi khuẩn, virus, nấm, phòng ngừa sâu răng và giảm đau rát.

Khô miệng ở người già
Khô miệng ở người già là triệu chứng của một dạng rối loạn chứ không được xem là một bệnh

Việc giảm tiết nước bọt đột ngột, ít hơn so với bình thường gây ra cảm giác khô miệng, khô họng nghiêm trọng. Ngoài ra, khô miệng không bao giờ xuất hiện đơn độc, nó thường đi kèm với một số dấu hiệu khác như:

  • Nước bọt đặc quánh, sệt dính;
  • Hơi thở có mùi, luôn cảm thấy khát nước;
  • Thay đổi vị giác rõ rệt;
  • Khó nhai, nuốt, nói chuyện; 
  • Đau họng, khàn giọng; 
  • Lưỡi khô, trắng bệt; 
  • Môi khô nứt nẻ;

Theo một thống kê cho thấy, có khoảng 10% dân số nói chung và 25% người cao tuổi mắc phải tình trạng khô miệng. Thực chất đây chỉ được xem là triệu chứng của một dạng rối loạn chứ không được tách làm bệnh lý riêng biệt. Hầu hết những trường hợp người lớn tuổi bị khô miệng sinh lý chỉ ảnh hưởng đến vị giác, ăn uống. Tuy nhiên, những trường hợp khô miệng kéo dài có thể được xem là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý tiềm ẩn đang tiến triển trong cơ thể. 

Nguyên nhân gây khô miệng khi về già

Người lớn tuổi là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh khô miệng cao hơn so với những độ tuổi khác. Nguyên nhân được xác định là do: 

  • Lão hóa: Tuổi tác càng cao tốc độ lão hóa càng nhanh, đặc biệt khi bước vào độ tuổi già. Mặc dù lão hóa không phải nguyên nhân chính gây ra khô miệng nhưng người cao tuổi bị lão hóa dễ mắc đa bệnh do sức đề kháng yếu, xuất hiện nhiều rối loạn sức khỏe và dẫn đến khô miệng. 
  • Thiểu tiết nước bọt: Ở người lớn tuổi thường ít có cảm giác khát nước nên thường xuyên rơi vào tình trạng uống ít nước. Tình trạng này khiến lượng nước đưa vào không đủ so với nhu cầu mà cơ thể cần. Hiện tượng này thường xảy ra do mắc các bệnh lý xương khớp, tai biến mạch máu não gây khó khăn trong việc vận động hoặc do bị u xơ tiền liệt tuyến, đái dầm phải đi tiểu thường xuyên. Hậu quả khiến lượng nước bọt tiết ra giảm đi đáng kể và gây khô miệng. 
  • Thói quen nuốt nhiều nước bọt: Người cao tuổi đang mắc các bệnh về răng miệng như gãy mẻ răng, sâu răng hoặc đeo hàm giả không ổn định, có thói quen thở bằng miệng khi ngủ… thường nuốt nhiều nước bọt và khiến khoang miệng bị khô. 
  • Tác dụng phụ của thuốc: Việc sử dụng một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu, thuốc chống ung thư, thuốc trầm cảm, thuốc kháng histamine, thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ, thuốc thông mũi… trong thời gian dài có thể gây ra tác dụng phụ làm khô miệng. 
Khô miệng ở người già
Sử dụng một số loại thuốc Tây điều trị bệnh làm tăng nguy cơ khô miệng ở người già
  • Nghẹt mũi: Nghẹt mũi cũng là một trong những nguyên nhân khởi phát tình trạng khô miệng ở người lớn tuổi. Nguyên nhân là do thành vách ngăn mũi bị lệch hoặc tiếp xúc nhiều với không khí lạnh. Cộng với sức đề kháng suy yếu gây ra viêm nhiễm đường hô hấp, dẫn đến tiết nhiều chất nhầy trong mũi, gây tắc nghẽn đường lưu thông của không khí từ ngoài vào cơ thể thông qua mũi. Hậu quả là dẫn đến khô miệng. 
  • Hút thuốc lá: Có nhiều người khi về già vẫn giữ thói quen hút thuốc lá. Tuy nhiên các chuyên gia cho biết việc hút thuốc lá không phải nguyên nhân trực tiếp gây ra khô miệng, thực tế nó chỉ khiến tình trạng khô miệng trở nên trầm trọng hơn mà thôi. Ngoài ra, sử dụng methamphetamine cũng có thể gây ra chứng khô miệng nghiêm trọng, thậm chí làm hư hỏng răng hay còn được gọi là “miệng meth”. 
  • Uống nhiều rượu vào buổi tối: Thói quen uống quá nhiều rượu vào buổi tối khiến cơ thể người lớn tuổi bị mất nước và gây ra cảm giác khô khốc, nứt nẻ môi miệng vào buổi sáng hôm sau. 
  • Bị tổn thương thần kinh: Một số tai nạn, va đập chấn thương hoặc thực hiện phẫu thuật não bộ gây tổn thương thần kinh vùng đầu, cổ cũng là một trong những tác nhân gây khô miệng. 
  • Điều trị ung thư: Điều trị ung thư bằng hóa trị, xạ trị có thể làm hư hại tuyến nước bọt và ức chế quá trình sản xuất nước bọt, gây ra tình trạng khô miệng. 
  • Tâm lý căng thẳng: Khi lo lắng và căng thẳng quá mức khiến người già có xu hướng thở nhanh bằng miệng. Và đây cũng được xem là nguyên nhân trực tiếp gây ra khô miệng. 

Người già bị khô miệng thường xuyên là dấu hiệu của bệnh gì?

Khô miệng ở người lớn tuổi được xác định là dấu hiệu sớm hoặc hậu quả của một số bệnh lý sau: 

1. Dấu hiệu cảnh báo nóng gan, suy giảm chức năng gan

Ở người cao tuổi, nếu nhận thấy miệng lưỡi khô khốc trong thời gian dài, đặc biệt là khô nghiêm trọng trong lúc ngủ thì đó là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nóng gan, nguy cơ mắc các bệnh lý về gan. Một triệu chứng khác cho thấy mắc các bệnh về gan cũng khá phổ bến đó là đau miệng trong lúc ăn, ngủ. 

Vậy nguyên nhân vì sao nóng gan lại gây khô miệng, mất ngủ? Theo lý giải của các chuyên gia, vấn đề này bắt nguồn từ việc hormone melatonin trong cơ thể (có nhiệm vụ điều chỉnh trạng thái thư giãn và dễ ngủ) bị rối loạn. Dưới sự suy giảm chức năng gan, hormone này tiết ra nhiều vào ban ngày khiến bạn mệt mỏi, uể oải, buồn ngủ,. Tuy nhiên, khi đến đêm lại không sản sinh ra dẫn đến chứng mất ngủ. 

Bên cạnh đó, tổn thương gan cũng gây ảnh hưởng đến chức năng hệ tiêu hóa. Khiến bộ phận này hoạt động kém, giảm vị giác, không thèm ăn và phát sinh tình trạng khô miệng kéo dài. Đồng thời, nếu gan nóng lâu ngày không được điều trị cải thiện sẽ tạo tiền đề cho sự tiến triển các bệnh lý mãn tính như suy gan, gan nhiễm mỡ, u xơ gan, ung thư gan… Do đó, người cao tuổi nên nhanh chóng đến bệnh viện kiểm tra, thăm khám và xác định tình trạng bệnh, điều trị sớm bảo vệ sức khỏe. 

2. Bệnh tiểu đường

Tiểu đường là bệnh lý mãn tính phổ biến và đây là một trong những căn bệnh mà hầu hết người cao tuổi đều gặp phải. Bệnh lý này gây ra tình trạng khô miệng kéo dài, ít nước bọt khiến khoang miệng sưng tấy, đau rát, nhất là vào ban đêm và dù có uống nhiều nước cũng khó mà khắc phục được tình trạng khô miệng. 

Nhưng ngược lại, việc người lớn tuổi uống quá nhiều nước vào ban đêm sẽ kích thích nhu cầu tiểu tiện nhiều hơn và làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Do đó, để khắc phục tình trạng khô miệng, bệnh nhân cần thăm khám và điều trị theo chỉ định của chuyên gia, kiểm soát lượng đường huyết sao cho ổn định thì tự động chứng khô miệng sẽ tự thuyên giảm. 

3. Viêm nha chu

Nha chu là các tổ chức bao gồm nướu răng, xương ổ răng và hệ thống dây chằng nằm xung quanh chân răng với nhiệm vụ nâng đỡ chân răng. Hầu hết các bệnh viêm nha chu ngoài gây ra các triệu chứng đau nhức, ê buốt răng thì còn khiến miệng lưỡi khô. Theo thời gian, bệnh tiến triển nặng có thể dẫn đến chảy máu nướu răng, khiến hơi thở có mùi hôi khó chịu. 

Khô miệng ở người già
Viêm nha chu không chỉ gây đau nhức, ê buốt răng mà còn kéo theo tình trạng khô miệng, ít nước bọt

4. Bệnh cường giáp

Cường giáp là bệnh lý xảy ra do có liên quan đến việc tăng sinh quá mức hormone tuyến giáp. Bệnh đặc trưng với một số triệu chứng điển hình như khô miệng, khô họng, ra nhiều mồ hôi, run tay, tiêu chảy, sụt cân, bướu cổ… Việc điều trị cường giáp tùy theo mức độ của bệnh, nếu bệnh nhẹ chỉ cần uống thuốc điều trị, nếu nặng cần phải nằm viện theo dõi hoặc phẫu thuật. 

Nếu bệnh cường giáp không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm khó lường như: lồi mắt ác tính, tim mạch, cơn bão giáp… Để điều trị bệnh dứt điểm, bệnh nhân cần phải kiên trì theo phác đồ đặc trị từ vài tháng cho đến một năm. 

5. Hội chứng Sjogren 

Hội chứng Sjogren là một bệnh viêm nhiễm tự miễn hệ thống mãn tính liên quan đến các tuyến ngoại tiết như tuyến nước bọt, tuyến lệ, không rõ nguyên nhân. Bệnh đặc trưng với tình trạng khô miệng, khô mắt, khô niêm mạc… Nguyên nhân là do quá trình thâm nhiễm tế bào lympho ở các tuyến nước bọt, màng nhầy hay tuyến giảm nước mắt. 

Riêng với tình trạng khô miệng, người cao tuổi mắc hội chứng Sjogren thường ít tiết nước bọt trong khoang miệng, gây khó khăn trong việc ăn uống, nhai nuốt, nói chuyện, làm giảm vị giác, phát sinh hôi miệng… Đặc biệt, tăng nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng như sâu răng, viêm nướu răng… 

6. Một số bệnh lý khác

Ngoài những bệnh lý vừa kể trên, người cao tuổi bị khô miệng thường xuyên, kéo dài không thuyên giảm cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý khác như:

Các cách điều trị bệnh khô miệng ở người già hiệu quả

Nhìn chung có 2 nhóm nguyên nhân gây khô miệng là nguyên nhân sinh lý và nguyên nhân bệnh lý. Tùy theo nguyên nhân gây khô miệng ở người lớn tuổi là gì mà chuyên gia, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng phương pháp phù hợp. Dưới đây là một số cách hiệu quả thường được áp dụng:

1. Dùng thuốc trị khô miệng cho người già

Bao gồm 2 nhóm thuốc chính là thuốc Tây và Đông y:

Thuốc Tây y

Trường hợp người cao tuổi bị khô miệng kéo dài gây ảnh hưởng đến khả năng ăn uống, sức khỏe và đời sống sinh hoạt hàng ngày thì việc dùng thuốc Tây trị khô miệng là điều cần thiết. Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ điều chỉnh liều lượng hoặc thay thế các loại thuốc phù hợp không gây tác dụng phụ khô miệng. 

Thuốc trị khô miệng cho người già thường dùng là các loại thuốc tăng cường tiết nước bọt gồm Pilocarpine và Cevimeline. Đây là 2 loại thuốc thuộc nhóm chủ vận cholinergic. Trong đó:

  • Pilocarpine: Dùng liều 5mg x 3 lần/ ngày. Chỉ dùng thuốc này khi không có tiền sử các triệu chứng về tim, phổi. Một số tác dụng phụ thường gặp như đổ mồi hôi, đa niệu, đỏ bừng…
  • Cevimeline: Dùng liều 30mg x 3 lần/ ngày. Thuốc này ít có hoạt động của thụ thể M2 (tim) hơn Pilocarpine và có thời gian bán hủy lâu hơn. Tác dụng phụ thường gặp là buồn nôn. 
Khô miệng ở người già
Pilocarpine là thuốc trị khô miệng cho người già với khả năng làm tăng tiết nước bọt

Đối với bệnh nhân bị khô miệng do có liên quan đến các loại thuốc đang dùng để điều trị bệnh và không thể đổi thuốc, cách tốt nhất là thay đổi thời gian sử dụng thuốc vào ban ngày do khô miệng vào ban đêm thường có mức độ nguy hiểm hơn. 

Ngoài ra, với tất cả các loại thuốc sử dụng để trị bệnh nên ưu tiên dùng các dạng dễ dùng như dạng lỏng, tránh dùng thuốc dạng viên đặt dưới lưỡi. Nếu uống viên nén hay viên nang nên làm trơn khoang miệng và cổ họng trước bằng nước để hạn chế tiếp xúc giữa thuốc với khoang miệng. 

Thuốc Đông y

Theo Đông y, chứng khô miệng ở người cao tuổi xảy ra chủ yếu do thận âm hư suy, tâm hỏa can thịnh, phế nhiệt, tân dịch bị hao tổn hoặc tác dụng phụ của thuốc… Để điều trị chứng khô miệng, trước tiên cần xác định căn nguyên dựa theo từng thể lâm sàng:

Khô miệng ở người già do phế nhiệt

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị mạch môn, cát cánh, mã đề thảo và sâm đại hành (sao thơm) mỗi loại 16g, sinh địa và cam thảo mỗi loại 12g, tang diệp và cát căn mỗi loại 20g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia làm 3 lần uống. 
  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị chi tử, thục địa, thiên môn và đương quy mỗi vị 12g, mạch môn và sa sâm mỗi loại 16g, 10g ngũ vị và 20g rau má. Sắc mỗi ngày 1 thang lấy nước chia làm 3 lần uống. 

Khô miệng ở người già do tâm hỏa cang thịnh

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị thục địa, bạch thược, thiên môn, chi tử và thảo quyết minh (sao vàng) và cam thảo mỗi loại 12g, rau má, cỏ mực và tang diệp mỗi loại 20g, sa sâm, hắc táo nhân, thạch hộc và đương quy mỗi loại 16g cùng 5 quả đại táo. Sắc 1 thang dùng 2 ngày, uống 2 lần/ ngày trước bữa ăn. 
  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị cam thảo, chi tử, sơn thù và sinh địa mỗi loại 12g, hoàng cầm và hoàng liên mỗi loại 10g, hắc táo nhân, sa sâm, thạch hộc, đương quy và cát căn mỗi loại 16g, 20g mã đề thảo và 5 quả đại táo. Sắc uống 2 ngày 1 thang, dùng 2 lần/ ngày trước bữa ăn. 
Khô miệng ở người già
Chữa khô miệng ở người già bằng Đông y là giải pháp đem lại hiệu quả cao và an toàn, lành tính

Khô miệng ở người già do thận âm hư suy

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị trạch tả, khiếm thực, hoài sơn, thạch hộc và tang bạch bì mỗi loại 16g, bạch linh, cam thảo, thục địa và sơn thù mỗi loại 12g cùng 10g đan bì và 5 quả đại táo. Sắc mỗi ngày 1 thang thuốc, sắc 3 lần uống 3 lần. Dùng liên tục torng 10 – 15 ngày. 
  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị khiếm thực, trạch tả, sơn thù, thạch hộc, tang thầm, cam thảo và khởi tử mỗi loại 12g, cỏ mực và tang diệp mỗi vị 20g, mạch môn, củ đinh lăng, hoài sơn, thục địa và đậu đen mỗi loại 16g, đan bì, bạch linh và mơ muối mỗi loại 10g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang, dùng 3 lần/ ngày. 

2. Các biện pháp giảm khô miệng tại nhà

Bên cạnh dùng thuốc, các bệnh nhân lớn tuổi bị khô miệng cũng có thể áp dụng một số biện pháp khắc phục tại nhà để cải thiện mức độ khô miệng và phòng tránh các biến chứng khó lường: 

Khô miệng ở người già
Uống nhiều nước lọc và các loại thức uống không đường là cách cải thiện khô miệng đơn giản nhất
  • Liệu pháp hydrat hóa: Phương pháp này đơn giản chỉ là liên tục uống nước lọc hoặc các loại nước uống không đường để cải thiện khô miệng. Cách này vừa đơn giản vừa hiệu quả trong việc giảm khô khoang miệng và hạn chế tối đa các tổn thương phát sinh. 
  • Nhai kẹo cao su không đường: Thường xuyên nhai kẹo cao su xylitol không đường là mẹo đơn giản, dễ thực hiện giúp cải thiện khô miệng. 
  • Dùng các sản phẩm giảm khô miệng: Một số loại kem đánh răng, nước súc miệng hay thuốc xịt miệng có chứa thành phần hoạt chất chất thay thế nước bọt không kê đơn như carboxymethylcellulose, glycerin hoặc hydroxyethylcellulose cũng đem lại hiệu quả rất đáng kể trong việc giảm mức độ khô miệng. Đặc biệt, bảo vệ nướu răng và phục hồi cơ chế bài tiết nước bọt. 
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm: Tại nhà, nhất là phòng ngủ nên trang bị máy tạo độ ẩm để duy trì độ ẩm không khí ở mức phù hợp. Cách này giúp người lớn tuổi thường xuyên thở bằng miệng khi ngủ bớt khô miệng và cảm thấy dễ chịu hơn. Ngoài ra, tránh chỉnh nhiệt độ điều hòa quá lạnh để hạn chế gây khô miệng trong lúc ngủ. 
  • Bôi gel dưỡng ẩm: Dùng một số loại gel, sáp dầu lành tính bôi lên môi, vùng dưới răng giả để giảm khô, nứt nẻ và đau nhức, hạn chế tối đa các tổn thương viêm loét niêm mạc miệng. 
  • Tránh các loại thực phẩm xấu: Một vài loại đồ ăn, thức uống như rượu bia, cà phê, thuốc lá, trà, nước ngọt có gas, bánh kẹo ngọt nhiều đường, thực phẩm quá mặn, chua cay… đều là những thứ mà người lớn tuổi bị khô miệng cần tránh sử dụng. 
  • Tận dụng các loại thảo dược: Một số nguyên liệu tự nhiên như nha đam, nước chanh, gừng… có tác dụng tốt trong việc cải thiện tình trạng khô miệng, bảo vệ niêm mạc miệng, làm sạch miệng, khử mùi hôi và thúc đẩy quá trình sản xuất nước bọt hiệu quả. 

3. Điều trị dứt điểm các bệnh lý gây khô miệng

Những trường hợp người già bị khô miệng do các hội chứng, bệnh lý hoặc do sử dụng thuốc, tốt nhất nên tiếp nhận phác đồ điều trị theo chỉ định của chuyên gia, bác sĩ hoặc ngưng sử dụng thuốc gây bệnh (nếu có thể). Khi bệnh trạng được kiểm soát thì triệu chứng khô miệng cũng sẽ tự thuyên giảm. 

Biện pháp chăm sóc dự phòng khô miệng ở người cao tuổi

Để đạt được kết quả điều trị chứng khô miệng ở người già hiệu quả cũng như phòng ngừa tái phát dài lâu, bệnh nhân và người thân trong gia đình cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

Chăm sóc & bảo vệ răng miệng

  • Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng là điều cần thiết giúp đẩy lùi khô miệng. Tốt nhất nên đánh răng 2 lần/ ngày, dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng thường xuyên để làm sạch khoang miệng.
  • Ưu tiên sử dụng các sản phẩm có chứa flour, canxi, phosphat để tăng cường sức khỏe răng nướu, phòng ngừa sâu răng. 
  • Đeo máng cá nhân có chứa hoạt chất natri fluor 1.1% hoặc flour thiếc 0.4% khi đi ngủ. 

Điều chỉnh thực đơn ăn uống

Một chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ giúp hỗ trợ trong việc cải thiện tình trạng khô miệng và phòng ngừa tái phát hiệu quả cho người lớn tuổi. Vậy người cao tuổi nên ăn gì để giảm khô miệng? Dưới đây là một vài loại thực phẩm nên và không nên ăn. 

Khô miệng ở người già
Chế độ ăn uống nhiều rau xanh, trái cây giàu vitamin khoáng chất giúp cải thiện khô miệng cho người già hiệu quả

Nên ăn

  • Các loại rau xanh, củ quả giàu vitamin, chất xơ, khoáng chất giúp giảm thiểu cảm giác khô miệng cho người già. Đồng thời, rau củ quả còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng đẩy lùi viêm nhiễm. Nên ưu tiên các cách chế biến đơn giản như hấp, luộc, hạn chế chiên, xào nhiều dầu mỡ. 
  • Tăng cường bổ sung các loại trái cây giàu vitamin, khoáng chất vừa giúp giảm khô miệng vừa giải khát tốt. Điển hình như lê, táo, cam, dâu, bơ… Hạn chế dùng các loại trái cây nhiều đường, nhất là trái cây sấy khô. Vì đường cao hoàn toàn không tốt cho sức khỏe của người lớn tuổi. 
  • Uống đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể mỗi ngày, tiêu chuẩn là từ 1.5 – 2 lít nước. Tránh uống quá ít hoặc uống quá nhiều vì sẽ gây ra nhiều nguy cơ cho sức khỏe.

Không nên 

  • Tuyệt đối không dùng các loại đồ ăn thức uống nhiều đường, muối, nước mắm, dầu mỡ… 
  • Hạn chế dùng các loại đồ uống không tốt như nước ngọt có gas, cà phê, rượu bia, nước tăng lực… Vì những loại này dễ gây nóng trong người và gây ra khô miệng ở người già. 
  • Từ bỏ thói quen hút thuốc lá. 

Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh khô miệng ở người cao tuổi. Tình trạng này thực chất không quá ảnh hưởng sức khỏe và có thể dễ dàng cải thiện được. Tuy nhiên, không nên chủ quan lơ là vì khô miệng có thể dấu hiệu của các bệnh lý đáng lo ngại, nhất là với người già, đối tượng thường mang đa bệnh. Tốt nhất nên chủ động thăm khám nha khoa định kỳ hoặc khám sức khỏe tổng quát để tầm soát bệnh tật và tiếp nhận điều trị sớm để phòng ngừa các biến chứng khó lường. 

Có thể bạn quan tâm

Chia sẻ:
Khô miệng, mất ngủ Mất Ngủ Khô Miệng: Báo Hiệu Lá Gan Không Được Khỏe
Khô miệng, mất ngủ kèm theo nổi mụn nhọt, hơi thở nóng... là những dấu hiệu cảnh báo tình trạng nóng gan. Có rất nhiều người đã và đang mắc…
Khô miệng đắng miệng khi ngủ dậy Khô Miệng Đắng Miệng Khi Ngủ Dậy Báo Hiệu Bệnh Lý Gì?

Khô miệng đắng miệng khi ngủ dậy có thể xảy ra do một số nguyên nhân thông thường như thiếu…

Khô miệng Bị Khô Miệng: Nguyên Nhân, Biểu Hiện và Hướng Điều Trị

Bị khô miệng (chứng hôi miệng) xảy ra khi hoạt động tuyến nước bọt bị rối loạn. Tình trạng này…

Khô môi và nhiệt miệng Khô Môi và Nhiệt Miệng Nên Làm Gì? Giải Pháp Khắc Phục

Khô môi và nhiệt miệng là 2 triệu chứng sức khỏe phổ biến, xuất hiện ở nhiều đối tượng từ…

Khô miệng ở người già Bệnh Khô Miệng Ở Người Già Là Do Đâu? Điều Trị Thế Nào?

Người lớn tuổi là đối tượng dễ mang đa bệnh do sức đề kháng suy yếu khiến cơ thể dễ…

Tình trạng khô miệng rát lưỡi thường do nhiều nguyên nhân gây ra Rát Lưỡi Khô Miệng: Nguyên Nhân và Biện Pháp Khắc Phục

Khô miệng rát lưỡi là tình trạng có thể xuất hiện ở nhiều độ tuổi, nhiều đối tượng. Có thể…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua