Chữa vẩy nến bằng phương pháp tiêm sinh học có hiệu quả?

Chữa vẩy nến bằng phương pháp tiêm sinh học áp dụng với bệnh trung bình và nặng. Nội dung bài viết sẽ giúp giải đáp chi tiết vấn đề này, đồng thời gợi ý cách điều trị từ thảo dược thiên nhiên hiệu quả.
Chữa vảy nến bằng phương pháp tiêm sinh học là gì?
Bệnh vẩy nến có liên quan đến hệ miễn dịch với vai trò của tế bào T, các yếu tố kích hoạt (thuốc, virus, vi khuẩn…), yếu tố về gen, các cytokine… Do đó, cần ngăn chặn phản ứng miễn dịch để ngăn ngừa sự tăng nhanh tế bào da.

Thuốc sinh học (biological drugs) là loại thuốc được điều chế từ protein. Tác dụng chính của thuốc là cải thiện bệnh bằng cách tác động đến hoạt động miễn dịch liên quan đến vảy nến.
Xem thêm: Bệnh vảy nến có chữa được không? Giải đáp từ bác sĩ
Các loại thuốc sinh học chữa vảy nến mới nhất thường được sử dụng
Thuốc tiêm bệnh vảy nến Efalizumab (raptiva)
Efalizumab chỉ sử dụng để điều trị các trường hợp bệnh vẩy nến thể mảng vừa, nặng và kéo dài dai dẳng.
Một số lưu ý khi dùng loại thuốc này:
- Tuyệt đối không dùng kết hợp với thuốc nhóm kháng TNF alpha.
- Không dùng cho người bệnh vẩy nến thể khớp.
- Cần xét nghiệm số lượng tiểu cầu trước khi sử dụng thuốc.
- Xét nghiệm số lượng tiểu cầu 3 tháng 1 lần sau khi sử dụng.
- Cần chụp X Quang, xét nghiệm HCG, kiểm tra lượng bạch cầu, tiểu cầu và công thức máu trước khi sử dụng.
- Không dùng cho người mẫn cảm với thuốc, phụ nữ mang thai, người mắc các bệnh nhiễm trùng, có tiền sử bệnh ác tính.

Thuốc tiêm sinh học Alefacept (amevive)
Được chỉ định sử dụng cho bệnh vẩy nến thể mảng vừa, nặng và kéo dài dai dẳng. Trước khi sử dụng, bệnh nhân cần được kiểm tra CD4 trước khi điều trị. Cứ 2 tuần thì kiểm tra 1 lần để đảm bảo an toàn.
Tiêm thuốc sinh học nhóm ức chế TNF
TNF là nhóm thuốc bao gồm adalimumab, etanercept, infliximab. Tác dụng của nhóm thuốc này là ức chế và làm giảm TNF. Nhóm thuốc ức chế TNF có tác dụng tối ưu trong quá trình điều trị tình trạng viêm trong bệnh vẩy nến.
Thuốc tiêm Etanercept
Được dùng để điều trị vẩy nến thể mảng mức độ vừa và nặng. Sau từ 4 – 8 tuần sử dụng người bệnh sẽ thấy được hiệu quả rõ rệt.
Cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Phải xét nghiệm công thức máu, ure, máu lắng, creatinin máu, men gan.
- Không sử dụng cho người bệnh suy tim, virus viêm gan C, lao phổi.
- Tiến hành làm lại các xét nghiệm trên sau 3 tháng.
Thuốc sinh học Secukinumab (Thuốc chẹn interleukin 17-A):
Được sử dụng cho người vảy nến trung bình hoặc nặng, viêm khớp vảy nến. Thuốc làm gián đoạn chu kỳ viêm, cải thiện triệu chứng vảy nến.
Gợi ý: Vảy nến thể giọt là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị
Phương pháp tiêm sinh học có hiệu quả không?
Thuốc sinh học được đánh giá là phương pháp điều trị vẩy nến mang lại hiệu quả với hiệu lực nhanh. Loại thuốc này được áp dụng để điều trị những trường hợp ở mức độ trung bình hoặc nặng.
Tuy nhiên, nếu không sử dụng đúng đối tượng, đúng liều lượng và tình trạng bệnh sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hại.
Tác dụng phụ của phương pháp tiêm sinh học

- Tác dụng phụ của efalizumab: Đau đầu, mệt mỏi, nhiễm trùng, người lạnh run hoặc sốt.
- Tác dụng phụ của alefacept: Đau đầu, viêm mũi – họng, ngứa, bệnh đường hô hấp, giảm bạch cầu, nhiễm trùng, suy gan.
- Tác dụng phụ của etanercept: Ho, nhức đầu, nhiễm trùng, thiếu máu, giảm bạch cầu, suy tim tiến triển…
- Chữa vảy nến bằng phương pháp tiêm sinh học làm tăng nguy cơ bội nhiễm, nhiễm trùng đường hô hấp, hệ tiết niệu, đau đầu, mệt mỏi, vùng tiêm bị đỏ, sưng và khó chịu.
Tham khảo thêm: Vảy nến móng tay: Dấu hiệu và phương pháp điều trị
Những đối tượng có thể sử dụng thuốc sinh học

- Chỉ những trường hợp trung bình hoặc nặng mới sử dụng.
- Không sử dụng thuốc cho người từng bị nhiễm trùng bởi bệnh lao, ung thư hoặc hệ miễn dịch suy yếu do HIV…
- Thận trọng với vảy nến ở trẻ em và chống chỉ định với phụ nữ mang thai, cho con bú.
Chữa vảy nến bằng phương pháp tiêm sinh học được đánh giá mang lại hiệu quả khá nhanh. Tuy nhiên, trước khi muốn áp dụng bất kì phương pháp chữa bệnh nào, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có cách điều trị phù hợp.
Tìm hiểu thêm:
- 5 cách chữa vảy nến da đầu tại nhà an toàn từ thảo dược
- TOP 5 thuốc trị vảy nến da đầu được tin dùng năm 2023
