Chữa vảy nến bằng lá khế chỉ làm giảm triệu chứng tạm thời
Chữa vảy nến bằng lá khế là một phương pháp dân gian được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ mang lại hiệu quả khi được sử dụng đúng cách và chỉ hỗ trợ giảm các triệu chứng tạm thời.
Lý giải công dụng chữa vảy nến của lá khế
Chữa vảy nến bằng lá khế có thể trở thành phương pháp được nhiều áp dụng là có cơ sở.
Lá khế vị chát, tính hàn, có công dụng tán nhiệt độc, lợi tiểu, khử trùng tốt. Do đó, có thể dùng để trị các bệnh mụn nhọt, lở loét, khắc phục các triệu chứng bệnh viêm da dị ứng, bệnh vẩy nến.
Theo khoa học hiện đại, khế có chữa các hoạt chất như e.coli, microbial bacillus cereus, salmonella typhus có khả năng kháng khuẩn chữa bệnh viêm da có mủ, ung nhọt tốt.
Gợi ý: Chữa vẩy nến bằng cây lược vàng hiệu quả, lành tính
Cách chữa bệnh vảy nến bằng lá khế
1. Tắm bằng nước lá khế
- Lấy 1 nắm lá khế rửa sạch, vò nát.
- Đun sôi với nước sạch từ 10 – 15 phút.
- Tắt bếp, để ấm thì đem tắm hoặc rửa trực tiếp.
- Có thể ngâm tay, chân trong khoảng 15 phút.
- Thực hiện 1 – 2 lần/ ngày.
Lưu ý:
- Không gãi hoặc chà xát lên vết thương.
- Không sử dụng khi có vết thương chảy máu hoặc nước vàng.
2. Kết hợp lá khế với cách thảo dược khác
- Chuẩn bị một ít lá khế, lá thông, lá thanh hao mỗi loại 20g
- Đem tất cả rửa thật sạch rồi cho vào nồi, đổ ngập nước để đun sôi.
- Để ở nhiệt độ ấm vừa phải để tắm.
- Lấy phần bã còn lại giã nát rồi đắp trực tiếp lên vùng da bệnh.
- Thực hiện ít nhất 1 lần/ngày.
Đọc thêm: Á vảy nến: Các dạng của bệnh và cách điều trị
Vì sao chữa vảy nến bằng lá khế chỉ là phương pháp tạm thời?
Dù y học đang phát triển mạnh mẽ và có rất nhiều loại thuốc mới phục vụ điều trị vảy nến nhưng bệnh vẫn chưa có cách nào điều trị khỏi hẳn hoàn toàn.
Cũng vì thế, chữa vảy nến bằng lá khế chỉ là phương pháp làm giảm triệu chứng tạm thời. Các biện pháp dân gian chỉ có thể áp dụng cho các trường hợp bệnh nhẹ, hiệu quả còn phù hợp vào từng cơ địa.
Chữa vảy nến bằng lá khế thật sự là phương pháp đơn giản với nguyên liệu giá rẻ dễ tìm. Tuy nhiên, cách làm này chỉ có thể làm giảm các triệu chứng bệnh. Để có biện pháp ngăn ngừa, khắc phục hiệu quả, tốt nhất nên thăm khám bác sĩ.
Có thể bạn quan tâm
- Bệnh vảy nến có chữa được không? Giải đáp từ bác sĩ
- Phương pháp tiêm sinh học chữa vảy nến liệu có hiệu quả?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!