11 thuốc trị đau lưng, giảm đau tốt nhất (uống, bôi, xịt, tiêm)

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Thuốc giảm đau lưng được bào chế ở nhiều dạng (bao gồm: thuốc uống, bôi, miếng dán, tiêm,…). Mỗi dạng bào chế sẽ có cơ chế hoạt động và tác dụng khác nhau. Vì vậy cần xác định mức độ cơn đau và khả năng đáp ứng của cơ thể để lựa chọn loại thuốc phù hợp.

Một số loại thuốc giảm đau lưng hiệu quả, giảm đau nhanh

Thuốc giảm, trị đau lưng được sử dụng phổ biến để làm giảm cảm giác đau và khó chịu trong vùng lưng. Chúng thường được kê đơn hoặc có sẵn dưới dạng thuốc không kê đơn tại các cửa hàng dược phẩm.

1. Thuốc dạng uống

Thuốc uống là dạng phổ biến nhất để giảm đau lưng, nhưng chúng thường được xử lý qua tiêu hóa và gan, có thể không thích hợp cho bệnh nhân có vấn đề về gan, dạ dày hoặc thận.

Acetaminophen

Loại thuốc này có khả năng giảm đau lưng nhẹ đến trung bình. Acetaminophen khá an toàn nên thường được sử dụng trước khi chỉ định những loại thuốc có cơ chế mạnh.

thuốc giảm đau lưng
Panadol là chế phẩm chứa Acetaminophen, có khả năng cải thiện cơn đau nhẹ đến trung bình

Tuy nhiên loại thuốc này chống chỉ định với người có tiền sử nghiện rượu và thiếu hụt men G6PD. Các chế phẩm có chứa Acetaminophen ở đường uống bao gồm Panadol, Hapacol,…

NSAIDs

NSAIDs giúp giảm đau và sưng viêm ở vùng thắt lưng, nhưng có thể gây ra loét dạ dày và chảy máu, thường được sử dụng khi Acetaminophen không hiệu quả.

Các loại NSAIDs phổ biến bao gồm Diclofenac, Naproxen, Ibuprofen, Aspirin, Piroxicam,…

Thuốc giãn cơ (Carisoprodol, Orphenadrine, Dantrolene, Diazepam,…)

Thuốc giãn cơ thư giãn cơ bắp và giảm đau ở vùng thắt lưng, nhưng thường không được ưu tiên do có thể gây nhiều tác dụng phụ và không mạnh bằng NSAIDs.

Corticoid

Corticoid uống có thể được dùng khi các loại thuốc khác không giúp giảm đau thắt lưng. 

Corticoid
Corticoid là một trong những loại thuốc giảm đau lưng hiệu quả khi những loại thuốc khác không phát huy tác dụng

Chúng có khả năng chống viêm mạnh và giảm đau, nhưng cũng có thể làm suy giảm hệ miễn dịch và tăng nguy cơ nhiễm trùng, vì vậy cần sử dụng cẩn thận.

Thuốc chống trầm cảm 3 vòng

Thuốc chống trầm cảm 3 vòng, mặc dù được sử dụng chủ yếu trong điều trị trầm cảm, cũng có thể được dùng cho bệnh nhân đau lưng mãn tính không đáp ứng với các loại thuốc giảm đau thông thường.

Chúng ức chế tái hấp thu serotonin và noradrenalin, giảm tín hiệu đau từ thắt lưng lên não. Tuy nhiên, chúng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như an thần, táo bón, giảm ham muốn tình dục, tăng huyết áp, tăng nhãn áp, tăng tiết sữa, giảm tiểu cầu…

Bệnh nhân với phì đại tiền liệt tuyến, suy gan, động kinh hoặc cường giáp cần sử dụng loại thuốc này cẩn thận.

Tham khảo thêm: 7 bệnh viện khám chữa đau lưng tốt nhất tại TPHCM

2. Thuốc dùng ngoài (bôi, xịt,…)

Thuốc dùng ngoài giúp giảm cơn đau khu trú mức độ nhẹ, an toàn hơn so với thuốc uống và tiêm. Một số loại thuốc dùng ngoài thường được sử dụng là:

Capsaicin gel

Capsaicin là chiết xuất từ ớt giúp giảm đau nhẹ bằng cách ức chế tín hiệu đau tại các synapse, nhưng cần tránh sử dụng trên vùng da có vết thương hoặc nhiễm trùng.

Capsaicin
làm gián đoạn tín hiệu đau từ dây thần kinh, khiến não giảm khả năng nhận biết cơn đau

Sử dụng có thể gây ra một số tác dụng phụ như chảy nước mắt, sưng, kích ứng và phồng rộp tại vùng da áp dụng.

Voltaren Emugel

Voltaren Emugel là một loại thuốc giảm đau dùng ngoài chứa Diclofenac diethylamine – một NSAIDs phổ biến. Tương tự như dạng uống, Diclofenac giúp giảm đau và sưng viêm.

Sử dụng thuốc giảm đau lưng này ở dạng bôi, thuốc ít gây kích ứng dạ dày và hạn chế các tác dụng phụ nguy hiểm. Cần rửa sạch tay sau khi sử dụng, tránh tiếp xúc với mắt và vùng da nhạy cảm.

Salonpas

Salonpas là miếng dán giảm đau lưng chứa 3% methol và 10% methyl salicylate. Được sử dụng bằng cách đắp lên vùng đau để giảm đau, bầm tím và sưng viêm. 

thuốc giảm đau lưng
Miếng dán Salonpas cũng là một lựa chọn lý tưởng nếu muốn cắt giảm các cơn đau lưng nhanh chóng

Sản phẩm không phù hợp cho trẻ em dưới 12 tuổi và cần chú ý hoạt chất có thể hấp thụ qua da, tương tự như thuốc uống, vì vậy tránh sử dụng các loại thuốc giảm đau khác.

Có thể gặp phải các tác dụng phụ như phù mạch, co thắt phế quản, châm chích, nóng ở vùng da tiếp xúc. Salonpas còn có dạng gel và xịt giảm đau.

Thuốc xịt giảm đau lưng Air Salonpas Jet

Air Salonpas Jet là thuốc xịt giảm đau lưng tại chỗ chứa methyl salicylate và glycol salicylate. Ngoài việc giảm đau lưng, nó cũng được sử dụng cho tình trạng tê bì và co cứng cơ.

Khi sử dụng, hãy tránh xịt rộng hoặc sử dụng quá 5 lần/ngày, đồng thời tránh tiếp xúc với mắt và miệng.

Tham khảo thêm: Vì sao bị đau lưng về đêm? Cách khắc phục nhanh

3. Thuốc tiêm

Thuốc tiêm ít được sử dụng để giảm đau lưng, thường chỉ áp dụng khi triệu chứng đau dai dẳng và nghiêm trọng.

Thuốc tiêm corticoid

Corticoid dạng tiêm có tác dụng chống viêm và giảm đau mạnh, tương tự như thuốc uống. Tuy nhiên, chúng hiếm khi được sử dụng do có thể gây suy giảm chức năng tuyến thượng thận, tăng nguy cơ loãng xươngthoái hóa khớp.

thuốc giảm đau lưng
Thuốc tiêm corticoid có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng, vì vậy chỉ sử dụng khi thực sự cần thiết

Vì có nhiều biến chứng nguy hiểm nên phương pháp này chỉ được thực hiện trong trường hợp thật sự cần thiết, không nên lạm dụng để thay thế cho các thuốc giảm đau lưng khác.

Tiêm ozone

Ozone, một loại khí hình thành từ CO2, có khả năng chống viêm và giảm đau xương khớp. Tiêm ozone thường được sử dụng cho bệnh nhân đau lưng do thoát vị đĩa đệm thắt lưng.

Phương pháp này giảm đau ít gây biến chứng hơn so với Corticoid, nhưng vẫn chưa được áp dụng rộng rãi do các nghiên cứu vẫn ở mức độ sơ bộ.

Tham khảo thêm: Đau lưng cơ năng là gì? Biểu hiện và cách chữa trị

Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc giảm đau lưng

Sử dụng thuốc là biện pháp giảm đau hiệu quả nhưng luôn đi kèm với tác dụng phụ. Trong trường hợp thiếu thận trọng khi điều trị, các tác dụng phụ có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Vì vậy, cần lưu ý:

  • Chỉ sử dụng khi thực sự cần thiết. Các biện pháp khác như nghỉ ngơi, chườm lạnh hoặc nóng cũng có thể giúp cải thiện triệu chứng đau nhẹ.
  • Tuân thủ liều lượng và thời gian sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Không tự y ý thay đổi liều lượng hoặc thuốc.
  • Thuốc uống và tiêm có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống… cần hỏi kỹ ý kiến bác sĩ.
  • Ngưng sử dụng và thông báo ngay với bác sĩ nếu gặp phải tác dụng phụ nghiêm trọng.
  • Trong trường hợp quá liều, đến bệnh viện ngay, ngay cả khi chưa có triệu chứng quá liều.
  • Bệnh nhân có tình trạng sức khỏe đặc biệt cần tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.

Hy vọng qua các loại thuốc giảm đau lưng mà chúng tôi giới thiệu, bệnh nhân có thể tìm thấy sản phẩm phù hợp để cải thiện nhanh chóng tình trạng đau nhức, cải thiện chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, bất cứ sản phẩm nào cũng nên sử dụng đúng cách, đúng liều và đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
11 thuốc trị đau lưng, giảm đau tốt nhất (uống, bôi, xịt, tiêm)

Thuốc giảm đau lưng được bào chế ở nhiều dạng (bao gồm: thuốc uống, bôi, miếng dán, tiêm,...). Mỗi dạng…

Bấm huyệt chữa đau lưng – Liệu pháp giảm đau tự nhiên từ Y học cổ truyền

Bấm huyệt chữa đau lưng là phương pháp tác động vào hệ thống các huyệt trên cơ thể bằng động…

Đau lưng sau sinh các mẹ cần chữa sớm kẻo mãn tính

Có đến 50% phụ nữ bị đau lưng sau sinh và các triệu chứng thường biến mất trong 1 -…

Dùng lá nhàu trị đau lưng – Mẹo đơn giản mà hay

Dùng lá nhàu trị đau lưng là một phương pháp dân gian đơn giản và hiệu quả, được nhiều người…

giãn dây chằng lưng Giãn dây chằng lưng là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị

Giãn dây chằng lưng là tình trạng xảy ra tương đối phổ biến, nhất là ở những người thường xuyên…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua