Mẹo chữa trằn trọc khó ngủ đơn giản – Ai dùng cũng hết
Tình trạng trằn trọc khó ngủ thường hay gặp phải ở rất nhiều bệnh nhân, nhất là những người bị căng thẳng, lo âu, stress… trong thời gian dài. Gặp phải bệnh lý này, bệnh nhân cần phải nhanh chóng áp dụng biện pháp kiểm soát kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Hiện tượng trằn trọc khó ngủ
Hiện nay, tỉ lệ bệnh nhân mắc phải tình trạng thiếu ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc ngày càng tăng cao. Theo thống kê có 31 – 38 % bệnh nhân bị mất ngủ ở độ tuổi 18 – 64 và độ tuổi 65 – 79 là 45%.
Điều đáng chú ý là số bệnh nhân bị khó ngủ ở người trẻ tuổi ngày càng tăng lên rất nhanh. Điều này khiến không ít người cảm thấy hoang mang, lo lắng.
Bệnh nhân thường gặp tình trạng trằn trọc, khó ngủ do nhiều nguyên nhân như tuổi tác, stress, các bệnh lý như tim mạch, huyết áp, ung thư, tiểu đường, béo phì, xương khớp…
Các triệu chứng bao gồm trằn trọc liên tục, giấc ngủ chập chờn, thức giấc giữa đêm, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, khó thở… Tình trạng khó ngủ thường phân thành 3 mức độ:
- Mức độ nhẹ (dưới 1 tuần)
- Mức độ ngắn hạn (1 – 4 tuần)
- Mức độ dài hạn (trên 1 tháng)
Mất ngủ thường làm người bệnh cảm thấy bất lực và khó chịu, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần. Việc không thể làm việc hiệu quả cũng làm suy giảm chất lượng giấc ngủ. Kiểm soát tình trạng khó ngủ là cần thiết để đảm bảo sức khỏe và hoạt động hàng ngày.
Tham khảo thêm: Mất ngủ có phải dấu hiệu mang thai không? Điều cần biết
Mẹo chữa trằn trọc khó ngủ đơn giản
Các bài thuốc dân gian và bí quyết truyền miệng là phương pháp kiểm soát mất ngủ ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể áp dụng và không phải lúc nào cũng mang lại hiệu quả như mong đợi. Một số mẹo sau đây có thể giúp bệnh nhân ngủ ngon hơn.
1. Hoa cúc La Mã
Hoa cúc La Mã là một loại thảo mộc nổi tiếng từ thời Ai Cập và La Mã. Tinh dầu của chúng có tác dụng giúp giảm căng thẳng, thư giãn, làm sảng khoái tinh thần, đặc biệt hiệu quả trong việc giúp người bệnh cải thiện giấc ngủ.
Tuy nhiên, nếu có dị ứng với hoa như hắc xì hơi, nổi mề đay… nên tránh sử dụng để hạn chế tác dụng phụ. Hãy sử dụng một cách cẩn thận và không lạm dụng, tốt nhất nên uống trà vào buổi sáng để có một tinh thần thoải mái, dễ chịu hơn.
2. Trà tâm sen
Tâm sen là một loại trà thảo mộc được Đông y coi là có tác dụng an thần và giúp ngủ ngon. Nghiên cứu hiện đại chỉ ra rằng tâm sen chứa flavonoid và axit amin, có khả năng giải độc cơ thể và tạo điều kiện cho giấc ngủ.
Bệnh nhân mất ngủ có thể sử dụng tâm sen để nấu các món chè bồi dưỡng như chè sen long nhãn, chè sen củ năng… Bên cạnh đó, bệnh nhân còn có thể sử dụng tâm sen để uống.
Khi sử dụng, cần chú ý tránh tâm sen bị nấm, mốc để tránh nguy cơ nhiễm độc. Chỉ tăng liều dùng khi cơ thể đã thích ứng và không nên sử dụng quá 1 tháng.
Tham khảo thêm: Bệnh mất ngủ ở người già: Nguyên nhân và cách điều trị
3. Tinh dầu hoa oải hương
Một trong những mẹo chữa bệnh trằn trọc khó ngủ mà người bệnh nên sử dụng tinh dầu hoa oải hương. Trước khi đi ngủ, bạn có thể sử dụng chúng để tắm hoặc xông hơi để cơ thể thoải mái, thư giãn…
Tinh dầu hoa oải hương chính là chất xúc tác giúp cho tinh thần sảng khoải và ngủ ngon hơn. Ngoài oải hương, bạn có thể sử dụng một số loại tinh dầu khác như tinh dầu hoa ngọc lan, tinh dầu gỗ hoàng đàn, tinh dầu sả… để thay thế.
4. Rễ cây nữ lang
Vào thời cổ đại, mọi người đã sử dụng rễ cây nữ lang như phương thuốc bí truyền chữa trị hiện tượng khó ngủ. Loại rễ cây này có tác dụng chống mất ngủ, an thần, giúp người bệnh ngủ ngon hơn.
Hiện tại, rễ cây nữ lang được sử dụng như một loại thảo dược chữa bệnh. Chúng được dùng để ngâm rượu hoặc bào chế thành thuốc viên, người bệnh có thể uống nhưng cần phải có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Trằn trọc khó ngủ phải làm sao?
Đối với bệnh nhân mắc bệnh mất ngủ, việc thăm khám và điều trị sớm là rất quan trọng. Bác sĩ sẽ đề xuất phương pháp điều trị phù hợp với nguyên nhân gây bệnh. Dưới đây là một số phương pháp chữa trị từ dân gian có thể tham khảo, nhưng chỉ nên sử dụng cho chứng mất ngủ nhẹ.
1. Áp dụng kỹ thuật thở 4 – 7 – 8
Áp dụng kỹ thuật thở 4 – 7 – 8 sẽ giúp người bệnh an thần, giảm nhanh các triệu chứng căng thẳng, lo lắng quá mức, bệnh nhân có thể ngủ sâu giấc hơn mà không phải dùng các loại thuốc an thần.
Sau khi thực hiện, lượng oxy bơm đến phổi sẽ tăng lên, hệ thần kinh của người bệnh sẽ được thư giãn, tim hoạt động ổn định hơn. Cách thực hiện khá đơn giản, không tốn quá nhiều thời gian.
Cách thực hiện như sau:
- Lấy hơi và thở ra hoàn toàn qua miệng.
- Ngậm miệng lại, hít vào qua đường mũi và đếm từ 1 đến 4 trong đầu.
- Giữ hơi thở và đếm từ 1 đến 7 trong đầu.
- Thở ra qua miệng và đếm từ 1 đến 8 trong đầu.
- Lặp lại quá trình này nhiều lần để có hiệu quả tốt nhất.
Phương pháp này yêu cầu bạn hít thở bằng miệng và mũi, giữ nguyên phần lưỡi để đạt hiệu quả tối đa. Thực hiện hai lần mỗi buổi tối trước khi đi ngủ, trong 6 – 8 tuần sẽ giúp cải thiện bệnh tình hiệu quả nhất.
Tham khảo thêm: Mất ngủ sau sinh – 60% mẹ gặp và đây là cách trị
2. Thực hành thiền định mỗi ngày
Hầu hết bệnh nhân mất ngủ gặp vấn đề do căng thẳng và lo lắng. Các nghiên cứu cho thấy, thiền giúp giảm nồng độ cortisol, làm cho người mắc bệnh cảm thấy thoải mái và dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.
Nghiên cứu năm 2015 của JAMA cũng chỉ ra rằng thiền định cải thiện chất lượng giấc ngủ và giảm lo lắng. Rất nhiều bệnh nhân chỉ cần nghe hướng dẫn thiền trên radio hoặc youtube đã dễ dàng đi vào giấc ngủ.
3. Thay đổi tư thế ngủ
Người bệnh trằn trọc suốt đêm thường do ngủ sai tư thế, nghiêng qua một bên, gây cản trở đường thở và làm họ khó ngủ. Để dễ dàng chìm vào giấc ngủ, họ nên thay đổi tư thế nằm sang ngửa và tránh nằm sấp để tránh chèn ép tim, phổi…
Quan trọng nhất là tạo điều kiện tinh thần thoải mái và không căng thẳng trước khi đi ngủ, bất kể tư thế ngủ nào.
4. Lựa chọn giường ngủ phù hợp
Một giường ngủ thoải mái, êm ái là chìa khóa để có giấc ngủ tốt nhất. Nếu giường quá cứng, không đàn hồi, không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ mà còn làm đau nhức cơ thể sau khi thức dậy.
Vệ sinh phòng sạch sẽ trước khi đi ngủ, đặc biệt là chăn, rèm, gối… Tránh sử dụng điện thoại hoặc các thiết bị điện tử trước khi ngủ để giúp bạn có giấc ngủ sâu và ngon lành hơn.
Tham khảo thêm: Uống trà gì dễ ngủ? 10+ loại trà tốt cho người mất ngủ
5. Hãy ăn những “đồ ăn gây ngủ”
Uống sữa hoặc ăn sô cô la trước khi đi ngủ có thể giúp bạn dễ buồn ngủ hơn. Những thực phẩm này chứa các thành phần như carbonhydrate, protein, tryptophan, hormone melatonin… kích thích não bộ và điều khiển các hoạt động đồng hồ sinh học.
Hâm nóng một ly sữa trước khi đi ngủ có thể giúp bạn ngủ dễ dàng, tránh trằn trọc khó ngủ hay thức giấc giữa đêm.
6. Giữ nhiệt độ phòng thích hợp
Khi đã bắt đầu đi ngủ, bạn nên giữ điều hòa ở nhiệt độ thích hợp, không quá nóng hoặc quá lạnh. Nhiệt độ phòng vừa phải sẽ giúp kích thích các tế bào trong cơ thể hoạt động bình thường, hỗ trợ người bệnh dễ đi vào giấc ngủ.
Ngoài ra, người bệnh có thể nhấp nháy mắt khoảng 5 phút trước khi đi ngủ. Đây cũng là cách cải thiện tình trạng mất ngủ hiệu quả.
7. Không được uống cà phê, sử dụng chất kích thích
Cà phê có thể tăng cường sự minh mẫn và tập trung, nhưng cũng là nguyên nhân gây mất ngủ, đặc biệt đối với những người mắc bệnh huyết áp thấp hoặc bệnh tim mạch.
Sử dụng cà phê hoặc chất kích thích vào buổi tối có thể gây ra các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, mất ngủ…
Tham khảo thêm: Khám – Chữa mất ngủ ở đâu uy tín, chất lượng?
8. Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao
Mỗi ngày, người bệnh nên dành thời gian khoảng 15 – 30 phút để luyện tập thể dục. Đây là cách giúp tăng cường sức đề kháng và người bệnh cũng ngủ ngon hơn.
Các bài tập yoga sẽ hỗ trợ tích cực cho bạn trong việc chữa trị bệnh. Tuy nhiên, bạn cần thực hiện đúng các động tác, tránh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bản thân.
9. Sử dụng thuốc thảo dược điều trị dứt điểm khó ngủ trằn trọc từ gốc
Trà thảo mộc, chế độ dinh dưỡng, bài luyện tập chỉ là hỗ trợ giúp ngủ tốt hơn, không thể chữa trị triệt để mất ngủ.
Dùng thuốc Tây có thể đem lại hiệu quả nhanh nhưng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ. Không có thuốc không gây ra tác dụng phụ trong hệ thần kinh. Thuốc Đông y với cơ chế trị bệnh từ từ loại bỏ căn nguyên và ngăn chặn tái phát, là lựa chọn tối ưu cho mất ngủ.
Mặc dù trằn trọc khó ngủ là triệu chứng nhiều người gặp phải nhưng nếu chủ quan, người bệnh sẽ đối diện với những biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra. Bên cạnh đó, bệnh nhân nên tiến hành thăm khám, điều trị bệnh sớm, tuyệt đối không được tự ý mua thuốc uống khiến bệnh không khỏi mà còn gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc khác.
Có thể bạn quan tâm:
- Cách chữa mất ngủ bằng hạt sen – Hướng dẫn từ A – Z
- Yoga chữa mất ngủ – 5 bài tập đơn giản, hiệu quả
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!