Giãn dây chằng lưng là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Giãn dây chằng lưng là tình trạng xảy ra tương đối phổ biến, nhất là ở những người thường xuyên làm việc hay vận động mạnh. Ngoài gây đau đớn khó chịu thì bệnh còn khiến khả năng vận động trở nên khó khăn hơn, thậm chí là đứt dây chằng nếu không được điều trị đúng cách.

Giãn dây chằng lưng là gì? Dấu hiệu thường gặp

Dây chằng lưng là dải mô liên kết bảo vệ và cố định các khớp xương ở đốt sống lưng, giữ cho chúng ổn định.

giãn dây chằng lưng
Giãn dây chằng ở lưng là tình trạng thường gặp do nhiều nguyên nhân gây ra

Dây chằng có khả năng co giãn linh hoạt trong giới hạn căng nhất định. Tuy nhiên, nếu căng quá mức, chúng có thể bị tổn thương, dẫn đến tình trạng đau nhức lưng, gọi là giãn dây chằng.

Tình trạng này thường xảy ra khi vận động mạnh, làm việc nặng hoặc chấn thương, đặc biệt khi thực hiện các động tác cúi người, xoay người đột ngột, bê vật nặng… khiến bệnh nhân khó khăn khi vận động.

Dấu hiệu giãn dây chằng ở lưng

Nếu bạn nghi ngờ bản thân bị giãn dây chằng, có thể theo dõi một số dấu hiệu sau:

  • Giãn dây chằng gây đau lưng bất ngờ, mức độ từ nhẹ đến nghiêm trọng tùy theo từng trường hợp.
  • Cơn đau thường tăng khi ngập, ngửa hoặc xoay người, cũng có thể gia tăng khi mang vác vật nặng.
  • Cơn đau có thể lan đến vùng mông nhưng thường không ảnh hưởng đến chân.
  • Tình trạng cứng khớp có thể diễn ra gây khó khăn khi vận động vùng lưng, thường là khi mới ngủ dậy.
  • Ảnh hưởng đến đường cong tự nhiên của cột sống.
  • Đau nhức toàn thân, mệt mỏi, khó chịu…
dấu hiệu bị giãn dây chằng
Cơn đau lưng có thể kích hoạt ở nhiều mức độ tùy theo tình trạng giãn dây chằng nặng hay nhẹ

Tham khảo thêm: Bệnh đau lưng ở thanh niên – Thực trạng đáng báo động!

Các nguyên nhân gây giãn dây chằng lưng

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho dây chằng lưng bị tổn thương và căng giãn quá mức, chủ yếu là:

1. Chấn thương

Chấn thương là vấn đề phổ biến trong cuộc sống hàng ngày, có thể xảy ra khi chơi thể thao, tai nạn lao động, tai nạn giao thông… Chúng thường gây ra va chạm, tác động trực tiếp lên vùng lưng và kéo căng dây chằng, gây ra giãn dây chằng lưng.

2. Làm việc nặng/ vận động mạnh

Vận động mạnh hoặc mang vác nặng thường xuyên gây căng dây chằng trong thời gian dài, dẫn đến mất tính đàn hồi.

Dây chằng có thể bị giãn ra quá mức và không thể phục hồi như bình thường, thường xảy ra ở vận động viên tập luyện cường độ cao, người lao động nặng, mang vác vật nặng quá sức.

3. Vấn đề tuổi tác

Theo quy luật lão hóa tự nhiên, người trung niên hoặc người cao tuổi có nguy cơ cao bị giãn dây chằng do hệ thống xương khớp không còn chắc khỏe như trước, dây chằng mất đi độ đàn hồi.

4. Ảnh hưởng của mang thai

Trong thời kỳ mang thai, cơ thể phụ nữ tiết ra nhiều hormone relaxin để hỗ trợ khung chậu giãn nở, bao gồm cả các cơ và dây chằng ở vùng hông và thắt lưng.

Sự giãn nhỏ này giúp tạo không gian cho sự phát triển của thai nhi trong tử cung. Nếu cơ và dây chằng không đủ mạnh để chịu đựng sự giãn nở, có thể dẫn đến căng cơ và giãn dây chằng lưng.

mang thai có thể bị giãn dây chằng
Tình trạng giãn dây chằng ở lưng thường dễ xảy ra ở đối tượng phụ nữ mang thai

5. Thừa cân béo phì

Cân nặng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe xương khớp. Người thừa cân hoặc béo phì gánh nặng lên cột sống và hệ thống cơ, gây ra áp lực lớn khi vận động.

Mặc dù không phải là nguyên nhân trực tiếp, nhưng đây là một yếu tố nguy cơ gây ra bệnh giãn dây chằng ở lưng.

Giãn dây chằng lưng có nguy hiểm không?

Tình trạng giãn dây chằng ở lưng có thể ở mức độ nhẹ hoặc nặng khác nhau. Trong các trường hợp nhẹ, đau nhức thường xuất hiện và rút ngắn sau vài ngày, người bệnh có thể hoạt động bình thường sau đó.

Tuy nhiên, trong các trường hợp nặng, đau thường mạnh mẽ và kéo dài, ảnh hưởng đến khả năng vận động và chất lượng cuộc sống.

Nếu không can thiệp điều trị kịp thời và đúng cách, tình trạng bệnh có thể tiến triển xấu, thậm chí gây ra đứt dây chằng lưng hoàn toàn. Lúc này, khớp xương thường trở nên lỏng lẻo, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý cột sống như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm…

Tham khảo thêm: 7 bài tập chữa đau lưng – Giảm đau nhanh, dễ thực hiện

Các phương pháp điều trị giãn dây chằng ở lưng

Biết cách xử lý và can thiệp điều trị đúng hướng khi bị giãn dây chằng ở lưng sẽ giúp kiểm soát tổn thương, bảo vệ chức năng vận động. Dưới đây là phương pháp có thể áp dụng.

1. Sơ cứu ban đầu

Giãn dây chằng lưng không đe dọa tính mạng nhưng có thể trở nên mãn tính nếu không được sơ cứu và điều trị đúng cách. Điều này có thể dẫn đến tình trạng đứt dây chằng lưng, làm cho khớp trở nên lỏng lẻo và dễ bị tổn thương.

xử lý khi bị giãn dây chằng ở lưng
Khi vừa phát hiện giãn dây chằng ở lưng, có thể chườm đá để làm giảm sưng đau

Khi sơ cứu người bị giãn dây chằng lưng, cần chú ý:

  • Người bệnh không nên cử động để tránh tổn thương nghiêm trọng hoặc đứt dây chằng.
  • Tránh sử dụng các loại cao có tác dụng làm nóng, vì có thể làm tăng căng thẳng trên dây chằng và cơ bị căng thêm.
  • Sử dụng chườm lạnh thay vì nhiệt để giảm sưng đau hiệu quả.

2. Điều trị bằng thuốc Tây

Dây chằng căng giãn cần thời gian để hồi phục tự nhiên. Thuốc thường được sử dụng để giảm sưng viêm và đau nhức, nhưng không chữa dứt điểm tình trạng này. Các loại thuốc bao gồm:

  • Thuốc giảm đau như Paracetamol: không chữa trị căng giãn dây chằng mà chỉ giảm đau.
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs): giúp giảm sưng đau và viêm, nhưng có nguy cơ rủi ro ngoại ý.
dùng thuốc để cải thiện giãn dây chằng lưng
Dùng thuốc điều trị giãn dây chằng ở lưng cần tuân thủ chỉ định bác sĩ, tránh tự ý mua sử dụng

Tùy vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng kết hợp nhiều loại thuốc khác nhau. Việc dùng thuốc cần tuân thủ theo hướng dẫn, không được tự ý thay đổi hoặc tự mua thuốc về dùng. 

3. Can thiệp ngoại khoa

Trong một số trường hợp, giãn dây chằng có thể gây đau thắt lưng dữ dội. Điều trị nội khoa kéo dài có thể không hiệu quả, bác sĩ có thể cân nhắc can thiệp ngoại khoa, đặc biệt khi triệu chứng đau nhức ảnh hưởng nặng nề đến vận động và sinh hoạt.

Tham khảo thêm: Đau lưng khó thở kèm tức ngực là bệnh gì, nguy hiểm không?

Các giải pháp hỗ trợ điều trị giãn dây chằng lưng

Ngoài các biện pháp điều trị y tế, người bệnh có thể áp dụng các phương pháp tại nhà để hỗ trợ, giúp giảm đau và thúc đẩy quá trình hồi phục.

1. Dành thời gian nghỉ ngơi

Khi bị giãn dây chằng ở lưng, nên nằm nghỉ ngơi ngay trên nệm cứng và thả lỏng tay chân. Nghỉ ngơi giúp giảm cả mức độ và tần suất của cơn đau.

Tuy nhiên, sau vài ngày khi đau đã bớt đi, không nên nằm một chỗ. Việc đi lại và vận động nhẹ nhàng là quan trọng để tránh tình trạng cứng khớp. Chú ý chỉ nên vận động ở mức độ vừa phải.

2. Tác dụng nhiệt

Trong vài ngày đầu, giãn dây chằng không chỉ gây đau mà còn gây sưng. Chườm lạnh có thể giúp giảm sưng đau bằng cách làm tê liệt tạm thời các dây thần kinh cảm giác, hạn chế máu di chuyển đến vùng bị sưng.

Tuy nhiên, sau vài ba ngày khi sưng giảm, không nên tiếp tục chườm lạnh. Thay vào đó, chuyển sang sử dụng nhiệt nóng để giảm đau, thư giãn gân cơ, thúc đẩy lưu thông máu để chữa lành tổn thương.

3. Massage trị liệu

Massage là giải pháp có thể đáp ứng tốt với bất cứ trường hợp đau nhức xương khớp nào. Khi bị giãn dây chằng lưng thì đây là mẹo chữa tại nhà đơn giản có thể hỗ trợ tốt.

massage
Massage vùng lưng giúp làm giảm đau và tăng cường lưu thông máu

Massage vùng thắt lưng giúp giảm đau, thư giãn gân cơ, giải phóng sự chèn ép lên các rễ dây thần kinh và tăng lưu thông máu, giúp chữa lành nhanh hơn.

4. Dùng nẹp cố định

Sử dụng nẹp là biện pháp cần thiết khi bị giãn dây chằng lưng để cố định vùng tổn thương, giảm tác động từ ngoại lực bên ngoài, tạo điều kiện cho tổn thương chữa lành.

Tuy nhiên, nẹp cố định không bảo vệ dây chằng tổn thương một cách tuyệt đối. Do đó, khi sử dụng nẹp, cần tránh vận động mạnh và mang vác nặng.

5. Dùng mẹo tự nhiên

Đây là giải pháp an toàn và dễ áp dụng. Các loại thảo dược tự nhiên như ngải cứu, lá lốt, xương rồng, dây đau xương… thường được sử dụng trong các bài thuốc đắp.

Chúng giúp giảm đau từ giãn dây chằng và thúc đẩy tổn thương chóng lành bằng cách đảm bảo sự thông khí huyết.

Sử dụng xương rồng:

  • Chuẩn bị 2 – 3 nhánh xương rồng tươi, loại bỏ hết gai.
  • Ngâm trong nước muối loãng 5 phút, rửa sạch và giã nát trong cối.
  • Sấy trên chảo cùng 1 ít muối hạt đến khi nóng.
  • Bọc hỗn hợp trong miếng vải sạch, đắp trực tiếp lên vùng đau.
  • Thực hiện khoảng 15 phút/lần và 2 – 3 lần/ngày.

Dùng ngải cứu:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá ngải cứu tươi, ngâm trong nước muối loãng 5 phút.
  • Rửa sạch và giã nát trong cối.
  • Trộn với 1 ít giấm ăn và đắp lên vùng lưng đau.
  • Thực hiện 15 phút/lần và 2 – 3 lần/ngày.

6. Bài tập hỗ trợ phục hồi chức năng

Tập luyện đúng cách khi bị giãn dây chằng lưng rất quan trọng, nhưng chỉ nên thực hiện khi tổn thương đang trong giai đoạn phục hồi và tình trạng sưng viêm đã được kiểm soát.

Tập các bài tập hỗ trợ đúng cách sẽ giúp phục hồi chức năng của gân cơ và xương khớp, từ đó giúp tổn thương được chữa lành hoàn toàn.

tập thể dục đúng cách
Nên thực hiện các bài tập phù hợp để thúc đẩy phục hồi chức năng vận động, từ đó cải thiện tình trạng giãn dây chằng

Bài tập 1:

  • Nằm ngửa trên giường, cơ thể thả lỏng.
  • Co hai đầu gối lên, lòng bàn chân tiếp xúc với mặt giường.
  • Nâng phần hông và mông lên 45 độ.
  • Giữ tư thế khoảng 5 giây rồi trở về tư thế ban đầu.
  • Thực hiện 7 – 10 lần.

Bài tập 2:

  • Nằm úp xuống giường, cơ thể thả lỏng.
  • Kéo hai tay về phía ngực, lòng bàn tay chạm xuống.
  • Nâng phần ngực và thân trên lên khỏi mặt giường.
  • Mở rộng vai, tay chống thẳng như con rắn hổ mang.
  • Giữ tư thế khoảng 5 giây rồi trở về tư thế ban đầu.
  • Lặp lại 7 – 10 lần.

Việc tập luyện khi bị giãn dây chằng lưng cần cẩn trọng. Tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn về bài tập và hướng dẫn cách tập luyện đúng đắn. Trong trường hợp bệnh nặng, nên tập luyện dưới sự giám sát của bác sĩ vật lý trị liệu.

Tham khảo thêm: Đau lưng sau khi quan hệ (ở nữ, nam) – Hãy cẩn thận!

7. Ăn uống lành mạnh

Chế độ ăn uống quan trọng đối với sức khỏe xương khớp và tổng thể. Khi bị giãn dây chằng ở lưng, cần duy trì chế độ ăn uống lành mạnh để hỗ trợ điều trị.

Nên bổ sung đầy đủ dưỡng chất từ rau củ quả tươi, quả hạch, cá béo, thực phẩm giàu vitamin C, canxi, protein… sẽ hữu ích cho người bị giãn dây chằng.

ăn uống lành mạnh, đủ chất
Người bị giãn dây chằng ở lưng nên ăn uống lành mạnh để thúc đẩy quá trình điều trị

Ngoài ra, cần tránh thịt đỏ, thức ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ, muối, đường, gia vị, không nên hút thuốc lá, uống rượu bia, nước ngọt có gas, thức uống caffeine…

Phương pháp ngăn ngừa tình trạng giãn dây chằng lưng

Để ngăn ngừa tình trạng giãn dây chằng ở lưng, cần tuân thủ các biện pháp phòng tránh sau:

  • Làm việc và sinh hoạt đúng tư thế, tránh làm việc quá sức, mang vác nặng và vận động mạnh.
  • Ngừng lại khi cảm thấy đau lưng, nghỉ ngơi và áp dụng các biện pháp giảm đau tạm thời.
  • Nếu tập luyện thể dục gây đau lưng, thư giãn và chờ đợi cho đến khi đau biến mất hoàn toàn trước khi tập lại, nhưng cần điều chỉnh cường độ và thời gian tập luyện.
  • Ngủ trong tư thế ngửa hoặc nghiêng sang một bên, tránh nằm sấp và sử dụng gối dưới chân khi ngủ.
  • Dành thời gian cho hoạt động thể chất hằng ngày, lựa chọn các môn vận động nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, đạp xe hoặc bơi lội.
  • Tránh xoay người hoặc vặn mình đột ngột để không gây căng thẳng cho dây chằng lưng.

Giãn dây chằng lưng là tình trạng thường gặp gây đau lưng. Điều trị nghiêm túc theo hướng dẫn của bác sĩ và kết hợp các biện pháp hỗ trợ tại nhà sẽ giúp sớm chữa lành, phục hồi chức năng vận động. Sau điều trị, cần chú ý thực hiện các biện pháp phòng tránh để hạn chế tái phát tổn thương.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
nằm nhiều bị đau lưng Nằm nhiều bị đau lưng – Cẩn thận kẻo thành mãn tính

Nằm nhiều bị đau lưng thường liên quan đến tư thế ngủ không phù hợp hay giường ngủ không thoải…

11 thuốc trị đau lưng, giảm đau tốt nhất (uống, bôi, xịt, tiêm)

Thuốc giảm đau lưng được bào chế ở nhiều dạng (bao gồm: thuốc uống, bôi, miếng dán, tiêm,...). Mỗi dạng…

Các bài tập thể dục chữa đau lưng đơn giản, hiệu quả

Một số bài tập thể dục chữa đau lưng khá đơn giản, nhưng nếu kiên trì tập luyện đúng cách…

bị đau lưng và đau bụng dưới khi mang thai Bị đau lưng và đau bụng dưới khi mang thai và cách xử lý đúng

Đau lưng và đau bụng dưới khi mang thai là hai vấn đề sức khỏe phổ biến mà nhiều bà…

hút thai xong bị đau lưng Hút thai xong bị đau lưng có nguy hiểm không?

Hút thai xong bị đau lưng không chỉ là một triệu chứng phổ biến, mà còn là dấu hiệu cảnh…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua