Bị đau nhói sau lưng (bên phải – trái) là bị gì?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Hiện tượng đau nhói sau lưng có thể ảnh hưởng đến bên trái, bên phải lưng hoặc cả hai bên. Nếu tình trạng này kéo dài thì bạn nên thận trọng bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý về tim mạch, xương khớp và nhiều vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe.

Triệu chứng đau nhói sau lưng

Nhiều người thường bị đau sau lưng, cơn đau có thể ảnh hưởng đến các vùng lưng khác nhau và thường xuất hiện đột ngột hoặc kéo dài, gây cảm giác khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.

đau nhói sau lưng

Cơn đau có thể trở nên dữ dội khi thực hiện các hoạt động áp lực lên cột sống như thay đổi tư thế, nâng vật nặng, cúi gập… Một số trường hợp cảm thấy bớt đau sau khi nghỉ ngơi.

Đau lưng có thể đi kèm với các triệu chứng khác như cứng lưng, khó vận động, co cơ bắp, mệt mỏi, đau ngực, đau đầu… Hãy theo dõi tình trạng sức khỏe và sớm thăm khám nếu tình trạng ngày càng nghiêm trọng.

Tham khảo thêm: Bệnh đau lưng ở thanh niên – Thực trạng đáng báo động!

Nguyên nhân gây đau nhói sau lưng

Đau sau lưng có thể do thói quen xấu hàng ngày hoặc là dấu hiệu cảnh báo về những vấn đề sức khỏe khác.

Đau nhói ở sau lưng bên phải

Hiện tượng đau nhói ở sau lưng bên phải có thể là triệu chứng của các bệnh lý sau:

  • Thoát vị đĩa đệm cột sống: Đĩa đệm bị tổn thương, thoái hóa, gây chèn ép vào dây thần kinh, gây đau nhức hoặc đau nhói ở sau lưng bên phải.
  • Thoái hóa cột sống: Gây hao mòn sụn khớp, đĩa đệm và gai xương, tạo ra đau lưng bên phải hoặc bên trái.
  • Hội chứng ruột kích thích: Gây rối loạn chức năng của đại tràng, dẫn đến đau bụng, tiêu chảy, táo bón, cũng có thể gây ra đau lưng.
  • Sỏi thận: Sỏi hình thành trong thận, gây đau sau lưng dưới, đau ở mạn sườn và các triệu chứng khi tiểu tiện.
  • Đau thần kinh tọa: Do dây thần kinh bị chèn ép, gây đau từ thắt lưng xuống hông và một bên chân.
  • Viêm loét đại tràng: Viêm loét niêm mạc đại tràng gây đau sau lưng bên trái hoặc phải, đau dưới bụng, tiêu chảy, táo bón, chảy máu trực tràng…

Đau nhói ở sau lưng bên trái

Hiện tượng đau nhói ở sau lưng bên trái xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau tùy theo vị trí bị ảnh hưởng. Cụ thể như sau:

Đau nhói ở sau lưng trái bên trên

Vị trí đau nằm từ bả vai trái đến phần khung sườn, kết nối với xương sống ngực. Ngoài thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, cơn đau sau lưng bên trái phía trên cũng có thể xuất phát từ các bệnh lý khác như bệnh phối, tim mạch…

đau sau lưng trái bên trên
Bị đau nhói ở sau lưng bên trái phía trên có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh phổi

Đau nhói ở sau lưng trái bên dưới

Triệu chứng này có thể xuất hiện khi mắc các bệnh lý như đau dây thần kinh liên sườn (đau thần kinh tọa), thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, vôi hóa đốt sống thắt lưng, cũng như các triệu chứng đi kèm, có thể khác nhau tùy thuộc vào bệnh lý cụ thể.

Tham khảo thêm: 7 bài tập chữa đau lưng – Giảm đau nhanh, dễ thực hiện

Các nguyên nhân gây đau nhói ở sau lưng khác

Ngoài các bệnh lý trên, đau nhói sau lưng bên phải, bên trái có thể do:

  • Các chấn thương ở gân, cơ, dây chằng hay phần mềm ở phía sau lưng
  • Lao động nặng nhọc, thường xuyên bưng bê đồ nặng, cúi lên cúi xuống liên tục, đứng lâu, ngồi nhiều..
  • Vận động, nằm ngủ sai tư thế
  • Mang giày cao gót
  • Mang thai
  • Lớn tuổi

Bị đau nhói ở sau lưng phải làm sao?

Đau nhói ở sau lưng kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến tâm lý và khả năng vận động của người bệnh. Nếu gặp phải tình trạng này, nên thăm khám sớm để kiểm tra và điều trị kịp thời.

cách giảm đau lưng hiệu quả
Chườm nóng hoặc chườm lạnh có thể giúp xoa dịu cơn đau nhói ở sau lưng nhanh chóng

Một số giải pháp dưới đây có thể giúp khắc phục tình trạng đau nhói ở sau lưng hiệu quả:

  • Chườm nóng hoặc lạnh: Giúp xoa dịu cơn đau nhói nhanh chóng. Thực hiện chườm nóng trong 48 tiếng đầu, sau đó chườm lạnh.
  • Bài thuốc dân gian: Sử dụng gừng, lá lốt, xương rồng… để giảm đau tự nhiên.
  • Thuốc kê đơn của bác sĩ: Paracetamol, Ibufrofen, Diazepam… để kháng viêm, giãn co, giảm đau, tùy theo từng bệnh lý.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng: Đi bộ, yoga… giúp giảm đau và tăng sức mạnh cho các cơ ở lưng.
  • Vật lý trị liệu: Lựa chọn bài tập phù hợp, ngoài ra có thể châm cứu, siêu âm, bấm huyệt, tia hồng ngoại… giúp giảm đau và khôi phục chức năng vận động nhanh chóng.
  • Phẫu thuật: Điều trị vấn đề nguyên nhân gây đau nhói ở sau lưng như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống…

Bị đau nhói sau lưng, dù bên phải hay trái, chúng là tín hiệu cơ thể cảnh báo về sự mệt mỏi hoặc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cần được chú ý. Điều quan trọng là lắng nghe cơ thể, tìm kiếm sự chăm sóc y tế khi cần thiết để đảm bảo sức khỏe và phòng tránh những tổn thương lâu dài.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Các loại thuốc trị giãn dây chằng lưng Các thuốc trị giãn dây chằng lưng tốt nhất và lưu ý
Bệnh giãn dây chằng lưng khiến người bệnh bị đau ở vị trí cột sống thắt lưng, tính từ đốt sống L1 đến nếp lằn mông. Có nhiều phương pháp…
7+ bài thuốc ngâm rượu chữa đau lưng tốt nhất, cách ngâm

Sử dụng các bài thuốc ngâm rượu chữa đau lưng là phương pháp được dân gian áp dụng từ bao…

Đau cơ lưng là bị gì? Cách khắc phục, chữa trị nhanh

Đau cơ lưng là triệu chứng thường gặp khi các cơ ở lưng bị căng giãn quá mức hoặc bị…

Cây xương rồng chữa bệnh đau lưng

Rất ít ai ngờ cây xương rồng chữa bệnh đau lưng, bởi đây là loại thực vật có độc, có…

Chữa đau lưng bằng lá lốt – Mẹo dân gian mà cực hiệu quả

Đau lưng là tình trạng phổ biến, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Có rất nhiều…

Đau lưng mỏi gối là bệnh gì và bài thuốc đặc trị

Đau lưng mỏi gối là dấu hiệu của các bệnh cơ xương khớp hoặc có thể cảnh báo tình trạng…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua