Thuốc dân tộc khởi công xây dựng Hợp tác xã Nam dược Thuốc dân tộc Bắc Kạn
Sau một thời gian chuẩn bị, Hợp tác xã Nam dược Thuốc dân tộc Bắc Kạn đã chính thức khởi công xây dựng, đưa vào trồng thí nghiệm các dược liệu quý bản địa. Dự kiến đến tháng 10/2021 Hợp tác xã sẽ đi vào khai thác.
Nằm trong mục tiêu tự chủ 80% dược liệu để phục vụ công tác khám chữa bệnh tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc, mới đây Ban lãnh đạo CTCP Thuốc dân tộc đã quyết định thành lập Hợp tác xã Nam dược Thuốc dân tộc Bắc Kạn với quy mô 1000 m2 đóng tại Thị trấn Đồng Tâm – Huyện Chợ Mới – tỉnh Bắc Kạn.
Tại Hợp tác xã Nam dược Thuốc dân tộc Bắc Kạn sẽ trồng một số loại dược quý hiếm được di thực từ rừng nguyên sinh và nhiều loại dược liệu quý bản địa như Cây tào đông, thau pinh, phác mạy liến, phác mạy nghiến, thau pú lùa, phác kháo cài, co bát vạ, Sâm quản trọng, Thuỷ xương bồ, Dương xỉ, Tầm gửi câu nghiến, Tầm gửi cây hồng, Tầm gửi cây gạo, Dây đau xương…
Hợp tác xã cũng được đầu tư nhân lực với đội ngũ kỹ thuật viên là các kỹ sư nông nghiệp được đào tạo bài bản và hiểu sâu về dược liệu. Quy trình chăm sóc cũng đảm bảo quy chuẩn GACP – WHO nhằm đảm bảo dược tính được giữ ở mức tốt nhất. Vùng dược liệu cũng sẽ được đầu tư khu chiết tách tại chỗ nhằm đảm bảo cung ứng tốt nhất cho việc sản xuất và điều trị của hệ thống Phòng khám của Thuốc dân tộc trên toàn quốc. Với quy trình khép kín này, Hợp tác xã Nam dược Thuốc dân tộc Bắc Kạn là vùng dược liệu trọng điểm của Thuốc dân tộc ở giai đoạn này.
Ông Nguyễn Quang Hưng – Tổng giám đốc CTCP Thuốc dân tộc cho biết: “Với thực trạng dược liệu bẩn đang tràn lan làm ảnh hưởng chất lượng thuốc và làm giảm niềm tin của người bệnh với y học cổ truyền. CTCP Bệnh viện Thuốc dân tộc cương quyết nói không với ‘dược liệu bẩn’ bằng việc đầu tư rất lớn vào các vùng dược liệu. Hợp tác xã Nam dược Thuốc dân tộc Bắc Kạn là một trong những dự án trọng điểm được đầu tư hơn 50 tỷ cho công tác di thực, bảo tồn, chăm sóc và quy trình thu hái.
Vùng dược liệu tại Bắc Kạn khi được đưa vào khai thác sẽ cung cấp gần 40% nguyên liệu làm thuốc cho CTCP Bệnh viện Thuốc dân tộc”.
Trong thời gian sắp tới, ngoài Hợp tác xã Nam dược Thuốc dân tộc Bắc Kạn Trung tâm Thuốc dân tộc cũng sẽ mở rộng các vùng dược liệu tại các địa phương thuộc vùng núi phía Bắc như Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, … Bởi đây là những địa phương có nguồn dược liệu bản địa quý hiếm cần được bảo tồn và nhân rộng.
Xem thêm:
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!