Chuyến hành trình khảo sát thực địa của Công ty Thuốc dân tộc tại Bắc Kạn

Ngày 24 và 25/9, đoàn công tác chúng tôi do ông Nguyễn Quang Hưng – Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc dẫn đầu cùng một số lãnh đạo và đội ngũ chuyên gia, bác sĩ của Viện Nghiên cứu và Phát triển Y dược cổ truyền dân tộc đã có chuyến khảo sát thực địa nhằm xây dựng dự án phát triển vùng trồng dược liệu hữu cơ Thuốc dân tộc tại xã Như Cố, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.

Sau những kết quả tốt đẹp của chuyến công tác lần thứ nhất, chúng tôi tiếp tục triển khai thực hiện công tác khảo sát thực địa vùng dự kiến trồng dược liệu hữu cơ mới trên những cơ sở nghiên cứu khoa học bài bản về điều kiện thổ nhưỡng, chất đất, khí hậu, nguồn nước, loại cây dược liệu phù hợp… tại xã Như Cố, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.

Đoàn công tác Công ty Thuốc dân tộc đang băng rừng vào khu vực trung tâm của dự án

Trong chuyến hành trình khảo sát thực địa lần này, đoàn công tác có các lãnh đạo chủ chốt: ông Nguyễn Quang Hưng – Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc… cùng đội ngũ các chuyên gia hàng đầu về Y học cổ truyền như: Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh, Nguyên Trưởng khoa nội bệnh viện YHCT Trung ương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển y dược cổ truyền và một số cán bộ chuyên trách khác của Công ty.

Ngày 24/9, sau gần 3 tiếng đồng hồ xuất phát từ Hà Nội, vượt qua những con đường uốn lượn vắt ngang qua những dãy núi, cuối cùng, đoàn công tác cũng đến thị trấn Chợ Mới của tỉnh Bắc Kạn. Từ đây, chúng tôi phải tiếp tục hành trình gần 10km để đi sâu vào địa phận gần cuối xã Như Cố. Đây chính là khu vực mà Công ty cổ phần Nghiên cứu và Ứng dụng dự kiến quy hoạch thành vùng trồng dược liệu hữu cơ sắp tới.

Thiên nhiên ưu đãi cho nơi đây không khí mát mẻ quanh năm nên những cánh rừng nguyên sinh ở đây luôn xanh tươi bạt ngàn. Trên đường đi, chúng tôi có thể nghe thấy tiếng róc rách của những khe suối từ xa dội lại. Những mái nhà của người dân ẩn mình dưới những tán cây xanh của núi rừng Như Cố, người dân ở đây chủ yếu là đồng bào dân tộc Dao, công việc chủ yếu của họ là trồng lúa, làm nương rẫy, và hái măng rừng. Thế nhưng, điều đặc biệt chính là không ít người dân ở đây nắm giữ những bài thuốc gia truyền chữa bệnh hiệu quả và độc đáo của người Dao, nhưng chỉ chữa cho người làng xóm, người quen biết. Trong chuyến đi lần này, chúng tôi may mắn được ông Đinh Khắc Tiến người bản địa ở đây để đồng hành để dẫn đường chỉ lối cho chúng tôi. Ông là một cựu chiến binh trở về từ cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Cả cuộc đời gắn bó với mảnh đất nơi đây nên đường rừng, đặc trưng của mỗi loại đất và các loại thuốc quý hiếm của địa phương đối với ông đều như nằm trong lòng bàn tay.

Để vào được vùng trồng dược liệu, chúng tôi buộc phải đi bộ vào rừng sâu. Vì vậy, chúng tôi đã phải mang ủng cao su để di chuyển nhằm tránh vắt rừng và vượt qua được những cung đường gian nan vượt rừng, lội suối ở phía trước.

Rất nhiều dược liệu quý đang phát triển xanh tốt ở nơi này

Khác với chuyến đi lần trước, chuyến đi lần này có nhiều phần thuận lợi hơn khi thời tiết nắng ráo, mát mẻ nên con đường cũng trở nên khô ráo, ít lầy lội và trơn trượt. Ngay khi bước chân vào rìa rừng, cả đoàn chúng tôi đều hết sức ngạc nhiên khi thấy những thửa ruộng lúa của người dân xanh tốt, ngả bông bông nặng trĩu giữa núi rừng này. Điều này như minh chứng cho những ưu đãi của thiên nhiên ban phát cho mảnh đất và con người nơi đây.

Khi chưa kịp hết ngạc nhiên, chúng tôi được ông Tiến chỉ dẫn về nhiều loại thuốc quý hiếm khác đang mọc ở dưới những tán cây rừng nguyên sinh. Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh, là người từng đi không biết bao nhiêu những ngọn núi từ Bắc vào Nam để tìm kiếm những loại dược liệu quý hiếm, cũng giấu nổi cảm xúc ngạc nhiên khi đặt chân đến Như Cố – một trong những xã vẫn giữ được rừng nguyên sinh của tỉnh Bắc Kạn. Bác sĩ Vân Anh nhận thấy ở đây sở hữu nhiều loại dược liệu quý hiếm mà ít nơi nào có.

Đặc biệt, bác sĩ Vân Anh cho biết, theo kinh nghiệm và quan sát của bà, các loại dược liệu ở đây được sinh trưởng trong môi trường khí hậu quanh năm mát mẻ, thổ nhưỡng thuận lợi, cùng với những điều kiện địa hình đặc trưng nên chắc chắn dược tính ở trong các loại dược liệu này khá cao.

Trước chia sẻ của bác sĩ Vân Anh, đoàn công tác như được tiếp thêm động lực và niềm tin khi quyết định lựa chọn nơi đây trở thành một trong những vùng trồng dược liệu trọng tâm của Công ty Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc trong thời gian tới. Từ đó, mang đến những loại dược liệu hữu cơ chất lượng tốt nhất phục vụ cho việc chăm sóc và khám điều trị cho bệnh nhân.

Mong muốn tiếp tục khám phá những bí ẩn của Như Cố như nguồn động lực cho những bước chân của chúng tôi thêm cứng rắn hơn. Trên hành trình vượt qua những cung đường núi này, đoàn phải oằn mình khéo léo vượt qua những bó giây rừng chi chít giăng kín lối đi. Sau gần 2 giờ leo núi, khi tấm lưng áo ướt đẫm mồ hôi cũng là lúc chúng tôi tìm được đến vùng đất được dự định quy hoạch trồng dược liệu.

Tại đây, sau vài phút nghỉ ngơi, các chuyên gia của Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc tiến hành thực hiện các bước khảo sát thực địa nhằm phục vụ cho các công tác nghiên cứu khoa học.

Kết quả bước đầu xác định cho thấy, đất ở đây hết sức màu mỡ, độ ẩm cao, hàm lượng chất dinh dưỡng lớn nên rất tốt cho việc trồng dược liệu. Đặc biệt, những mách nước ngầm ở đây chảy ra từ những khu rừng tự nhiên và hội tụ lại tạo thành dòng suối Khuổi Giàng với dòng nước trong vắt chảy quanh năm. Đây chính là nguồn nước dồi dào phục vụ cho quá trình tưới tiêu dược liệu sau này. Được bao bọc bởi những dãy núi rừng nguyên sinh nên không khí ở đây lúc nào cũng mát mẻ, nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 20 độ C. Đây chính là những điều kiện tuyệt vời mà thiên nhiên đã ưu đãi cho nơi đây phù hợp cho việc phát triển vùng dược liệu. 

Ông Nguyễn Quang Hưng làm việc với bà con dân tộc Dao đang lưu giữ những bài thuốc nam rất hiệu quả

Trước những kết quả khả quan này, đoàn công tác đã có thêm những niềm tin vào sự thành công của dự án. Bên cạnh đó, được sự giúp đỡ của ông Đinh Khắc Tiến, đoàn công tác cũng đến các hộ dân ở Như Cố để tìm hiểu về cuộc sống của người dân nơi đây. Đoàn công tác thực sự may mắn khi được tiếp xúc với các thầy lang, bà mế – những người nắm giữ những bài thuốc chữa bệnh đặc biệt và độc đáo của dân tộc Dao. Các thầy lang ở đây cho biết, xã Như Cố có hàng trăm loại cây thuốc, vốn được coi là kho dược liệu quý. Tuy vậy, việc bảo tồn và phát triển “kho báu’ này còn nhiều bất cập, khiến nhiều cây thuốc ở đây đang phải đối mặt với nguy cơ cạn kiệt, thậm chí tuyệt chủng. Trước thực trạng này, không ít người dân đã thực hiện việc bảo tồn nhưng chỉ diễn ra ở quy mô nhỏ lẻ, tự phát tại nhà cho nên chưa khai thác hết tiềm năng, thế mạnh về dược liệu của địa phương; đầu tư chưa tương xứng với vị trí và tiềm năng phát triển của cây dược liệu.

Cùng với đó, địa phương đang khuyến khích các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp… đầu tư vào nghiên cứu, phát triển sản xuất, chế biến dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu trên địa bàn.

Nhận thấy những điều kiện thuận lợi và nhu cầu bức thiết bảo tồn dược liệu quý hiếm kể trên, Công ty Cổ phần Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc sẽ quyết tâm triển khai dự án trồng dược liệu hữu cơ Thuốc dân tộc ở xã Như Cố, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn. Chia sẻ về lý do tại sao lựa chọn xã Như Cố (Bắc Kạn) là nơi phát triển vườn dược liệu, ông Nguyễn Quang Hưng – Tổng Giám đốc Công ty CP Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc cho biết: “Xã Như Cố là một xã miền núi, là nơi có điều kiện thổ nhưỡng tốt, rất phù hợp cho sự phát triển của các loại dược liệu tự nhiên. Chính vì vậy, chúng tôi mong muốn xây dựng vùng dược liệu xã Như Cố để chủ động về nguồn dược liệu, phục vụ cho việc phát triển nền đông dược hiện đại, đồng thời tạo điều kiện giúp người dân ở đây có công ăn việc làm và thu nhập ổn định, vươn lên thoát nghèo. Ðồng thời, xây dựng mạng lưới sản xuất, quản lý chất lượng, quy trình chăm sóc, thu hái, bào chế, bảo quản dược liệu theo tiêu chuẩn GACP – WHO và Bộ Y tế”.

Như vậy, có thể nói, việc triển khai dự án vùng trồng dược liệu hữu cơ Thuốc dân tộc trên địa bàn xã Như Cố sẽ giải quyết vấn đề việc làm và góp phần tăng mức thu nhập bình quân cho người dân địa phương. Đồng thời, cùng với các chủ trương, chính sách của Nhà nước, của tỉnh và huyện về việc ổn định đời sống dân cư, việc triển khai dự án trồng dược liệu hữu cơ của Công ty cổ phần Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc sẽ góp phần giúp người dân không chỉ trong vùng dự án mà cả các vùng lân cận yên tâm, gắn bó với hoạt động sản xuất nông nghiệp, tạo ra mối liên kết chặt chẽ giữa chính quyền và nhân dân trong các kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội; góp phần vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo ở xã vùng sâu vùng xa này.

 Hoàng Tuân

Xem thêm:

Chia sẻ:
Bà con nhân dân hưởng ứng tham gia hoạt động tuyên truyền, khám sàng lọc sức khỏe Thuốc Dân Tộc thăm khám, tuyên truyền sức khỏe tim mạch miễn phí tại An Lạc, Hải Dương

Ngày 5/4/2024, Thuốc Dân Tộc phối hợp với Hội Chữ thập đỏ tỉnh Hải Dương tổ chức tuyên truyền và…

Tham gia giao lưu văn nghệ cùng Hội Phụ nữ phường Thuốc Dân Tộc Tổ Chức Ngày 8/3 Cho Bác Sĩ, Cán Bộ Nhân Viên Nữ

Nhân dịp kỷ niệm 113 năm mừng quốc tế phụ nữ 8/3, Thuốc Dân Tộc tổ chức nhiều hoạt để…

Trung tâm Nghiên cứu Thuốc dân tộc tổ chức khám bệnh, phát thuốc miễn phí cho người dân phường Cát Linh, Hà Nội

Tiếp tục chuỗi chương trình Khám bệnh và phát thuốc miễn phí cho người dân trên địa bàn TP. Hà…

Người dùng đánh giá hiệu quả bài thuốc tăng cường sức đề kháng của Trung tâm Thuốc dân tộc

Sau hơn 1 tuần triển khai Chiến dịch “Chung tay cùng cộng đồng phòng tránh đại dịch virus Corona”, Tặng…

Thầy thuốc Ưu tú, Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần khám bệnh cho bà con Thuốc Dân Tộc Tuyên Truyền, Khám Sức Khỏe Tim Mạch Miễn Phí Tại Cầu Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Vào sáng ngày 15 tháng 5 năm 2024, Trung tâm Thuốc Dân Tộc phối hợp với Hội Chữ thập đỏ…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua