Bệnh Zona thần kinh
Zona thần kinh là bệnh thường bùng phát đột ngột dưới dạng cấp tính. Nếu không can thiệp điều trị kịp thời, các biến chứng của bệnh có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe và cả tính mạng.
Tổng quan
Zona thần kinh (Shingles), còn gọi là bệnh giời leo. Đây là bệnh lý nhiễm trùng da do nhiễm virus thần kinh Varicella zoster (VZV), thuộc chủng virus herpes - chuyên gây bệnh thủy đậu.
Khi gặp điều kiện thuận lợi virus này sẽ phát triển quá mức, lan sang các dây thần kinh và gây tổn thương cho vùng da.
Hầu hết các trường hợp bệnh đều bùng phát và khỏi hẳn sau 2 - 3 tuần. Mỗi người đều có ít nhất 1 lần trong đời mắc bệnh.
Đối tượng có nguy cơ cao mắc phải zona thần kinh:
- Người lớn tuổi trên 50 tuổi.
- Có hệ miễn dịch yếu kém
- Có bệnh lý nền tim mạch, tiểu đường, huyết áp, ung thư hoặc nhiễm HIV/ AIDS, sang chấn tâm lý,...
Bệnh zona thần kinh có khả năng lây nhiễm rất nhanh. Zona chỉ xảy ra ở những người đã từng mắc và khỏi bệnh thủy đậu.
Chỉ những người bị zona nhưng mụn nước đã khô mới không có khả năng lây lan.
Xem thêm: Bị zona thần kinh ở cổ: Nguyên nhân và cách trị
Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ
Nguyên nhân gây bệnh zona thần kinh chính là do nhiễm virus Varicella zoster.
Có nhiều yếu tố khởi phát bệnh như:
- Người có sức đề kháng yếu kém, hệ miễn dịch suy yếu.
- Người đã từng mắc bệnh thủy đậu hoặc zona thần kinh.
- Người trên 50 tuổi.
- Người đang điều trị bệnh bằng thuốc kéo dài (thường là thuốc kháng sinh).
- Các yếu tố nguy cơ khác: căng thẳng, stress, điều trị bằng tia xạ...
Triệu chứng và chẩn đoán
Các triệu chứng zona thường trải qua 3 giai đoạn chính. Dựa vào những triệu chứng lâm sàng để đánh giá và đưa ra chẩn đoán bệnh chính xác.
Giai đoạn tiền phát
- Nóng, bỏng rát, tê nhẹ, châm chích và đau nhói tại một vùng da cố định.
- Đau đầu, khó chịu mệt mỏi và sợ ánh sáng.
- Thời điểm bùng phát triệu chứng là vào ban đêm.
Giai đoạn khởi phát
Những tổn thương trên da dần bùng phát nặng hơn:
- Hình thành từng mảng da đỏ hồng, phù nề và gồ cao, với đường kính vài cm;
- Xuất hiện dọc theo đường đi của rễ dây thần kinh tại một bên thân, nối lại thành từng mảng da lớn.
Giai đoạn toàn phát
Chỉ sau 3 - 5 ngày, triệu chứng zona thần kinh trở nên nghiêm trọng:
- Nổi mụn nước, chứa dịch mủ.
- Tập trung thành từng đám lớn nhỏ như chùm nho.
- Đóng vảy xung quanh gây ngứa ngáy, khó chịu.
Ngoài dựa vào các triệu chứng lâm sàng kinh điển, bác sĩ cũng sẽ cân nhắc chỉ định thực hiện các xét nghiệm cần thiết.
- Phết Tzanck
- Cấy virus hoặc test kháng thể đặc biệt
- Sinh thiết da
- PCR giúp phát hiện cấu trúc DNA của virus VZV
Tìm hiểu thêm: Zona Thần Kinh Liên Sườn: Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị
Biến chứng và tiên lượng
- Đối với người lớn tuổi: Tổn thương lây lan trên diện rộng, có thể xuất huyết dai dẳng, nhiễm trùng nặng, hoại tử da và hình thành sẹo xấu.
- Đối với trẻ em: Tổn thương ít, không nghiêm trọng, hồi phục nhanh, ít để lại biến chứng.
Thời gian khỏi bệnh của từng bệnh nhân khác nhau. Thông thường sẽ khoảng 2 - 4 tuần.
Tuy nhiên, bệnh zona thần kinh nếu không được can thiệp điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng khó lường như:
- Đau sau zona (Postherpetic neuralgia): Tình trạng này khiến người bệnh phải chịu đựng cơn đau kéo dài trong vòng 1 tháng, thậm chí hơn 1 năm.
- Nhiễm trùng da: Có thể gây bội nhiễm nặng, tăng nguy cơ nhiễm trùng toàn thân.
- Tổn thương thị giác: Có thể gây khô mắt, sẹo hình thành ở giác mạc, sụp mí mắt, bội nhiễm, mù vĩnh viễn.
- Hội chứng Ramsay Hunt: Liệt dây thần kinh mặt, suy giảm hoặc mất hoàn toàn thính giác.
- Các biến chứng khác:
- Viêm gan;
- Viêm phổi;
- Viêm màng não;
- Tai biến mạch máu não;
- Liệt cơ mặt, mất vị giác;
- ...
Điều trị
1. Điều trị bằng thuốc
Y học vẫn chưa có bất kỳ loại thuốc đặc trị zona thần kinh nào. Tùy theo mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ phù hợp.
Các loại thuốc sử dụng phổ biến như:
- Thuốc kháng virus: Acyclovir (Zovirax), Famciclovir (Famvir)), Valacyclovir (Valtrex)...
- Thuốc chống bội nhiễm: Thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm, thuốc chống phù nề...
- Các loại thuốc hỗ trợ khác:
- Thuốc an thần, thuốc giảm đau Paracetamol.
- Thuốc giảm ngứa dạng uống hoặc bôi.
- Thuốc Corticoid cục bộ.
- Bổ sung vitamin B1, B2 và B6 liều cao dưới dạng uống hoặc tiêm.
2. Điều trị chăm sóc tại nhà
- Không được cào gãi, chà xát.
- Dùng thuốc giảm đau và thuốc kháng histamin để giảm ngứa.
- Đắp băng ép ngâm nước lạnh 7 - 8 lần/ ngày, mỗi lần 20 phút giúp giảm đau nhanh chóng.
- Vệ sinh vùng da bị tổn thương bằng dung dịch sát khuẩn mỗi ngày.
- Hạn chế để vùng da tổn thương, có mụn nước tiếp xúc với nước.
- Mặc quần áo rộng rãi, chất liệu thấm mồ hôi.
- Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin.
- Cần kiêng các loại thực phẩm giàu chất béo.
Tham khảo thêm: Bệnh zona thần kinh trên mặt: Dấu hiệu và cách điều trị
Phòng ngừa
- Duy trì thói quen vệ sinh làn da sạch sẽ.
- Không sử dụng sản phẩm chứa hóa chất.
- Tránh tiếp xúc gần với những người đang bị thủy đậu, còn nguyên mụn nước.
- Tuyệt đối không cào gãi, chà xát mạnh lên da.
- Rửa tay thường xuyên.
- Chọn mặc quần áo rộng rãi, thoải mái.
- Những người đang có nguy cơ mắc bệnh cao do hệ miễn dịch yếu kém tốt nhất nên thận trọng trong việc bảo vệ sức khỏe.
- Nghỉ ngơi nhiều hơn.
- Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc.
- Chủ động đưa trẻ đi tiêm phòng vắc xin thủy đậu.
Những câu hỏi quan trọng khi đi khám
1. Bệnh zona thần kinh và bệnh giời leo có phải là một không?
2. Nguyên nhân gây bệnh zona thần kinh đối với trường hợp bệnh của tôi?
3. Bệnh zona thần kinh có tái phát không?
4. Mức độ nguy hiểm và các biến chứng thường gặp của zona thần kinh?
5. Tổn thương zona thần kinh có gây ra sẹo không?
6. Tôi cần thực hiện các xét nghiệm nào để chẩn đoán zona thần kinh?
7. Thuốc trị zona thần kinh loại nào tốt nhất? Có gây tác dụng phụ không?
8. Áp dụng phác đồ điều trị zona thần kinh bao lâu mới khỏi bệnh?
9. Cách chăm sóc và sinh hoạt hàng ngày trong quá trình điều trị zona thần kinh?
10. Tôi có cần tái khám sau điều trị hay không?
Zona thần kinh thực chất là bệnh nhiễm trùng tương đối lành tính, không gây nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng cũng đừng nên chủ quan khi phát hiện các triệu chứng bất thường. Tốt nhất nên chủ động thăm khám để được chẩn đoán và điều trị tốt nhất.
Có thể bạn quan tâm:
- Bị zona thần kinh nhẹ: Có cần trị không? Trị như thế nào?
- Bị ngứa sau khi khỏi bệnh zona thần kinh là vì sao?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!