Mụn nước ở ngón chân ngứa là bệnh gì? Cách điều trị

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Mụn nước ngứa ở ngón chân thường được gây ra bởi sự ma sát liên tục, bệnh tổ đỉa hoặc là dấu hiệu của nhiễm trùng. Nó có thể gây đau hoặc không gây đau.

nguyên nhân mụn nước ở chân
Mụn nước ở chân ngứa có thể là do ma sát, nhiễm trùng hoặc các bệnh ngoài da

Nguyên nhân gây mụn nước ngứa ở ngón chân

 Có nhiều nguyên nhân khiến ngón chân bị nổi mụn nước ngứa, bao gồm:

1. Đổ quá nhiều mồ hôi  

Đổ mồ hôi ở chân làm tích tụ độ ẩm ở các ngón chân, tăng nguy cơ kích ứng da và hình thành các nốt mụn nước do ma sát. Tình trạng này thường gặp ở các vận động viên, người thường xuyên đi giày thể thao, giày bít mũi.

2. Ma sát liên tục

Chân và các ngón chân là nơi thường xuyên chịu áp lực và ma sát. Khi da chân cọ xát với giày có thể bị kích ứng, viêm. Điều này dẫn đến một số triệu chứng bao gồm như sưng, ngứa và nổi mụn nước ở các ngón chân.

Trước khi hình thành mụn nước, chân thường xuất hiện dấu hiệu bị kích thích như đỏ hoặc trầy xước. Nếu bề mặt da bị tổn thương, ngón chân có thể bị rò rỉ máu và gây đau.

Đặc biệt những người đi giày không phù hợp với chân thường dễ bị mụn nước, phồng rộp ở bàn chân và các ngón chân, đặc biệt là khi đi bộ nhiều.

ma sát gây mụn nước ở ngón chân
Đi giày quá chật làm tăng độ ma sát ở các ngón chân và gây ra mụn nước

3. Da bị kích ứng

Da ở ngón chân có thể bị kích ứng do nhiệt độ quá cao hoặc nhiệt độ quá thấp. Điều này có thể dẫn đến các triệu chứng tổn thương, bao gồm phồng rộp, nổi mụn nước.

Khi da bị bỏng cơ thể phản ứng bằng cách tạo ra những nốt mụn nước để bảo vệ các mô bên dưới. Mụn nước có thể hình thành ngay lập tức hoặc sau hai ngày tùy vào mức độ của tổn thương.

Tương tự như vậy, nhiệt độ quá lạnh khiến da chân bị tê cóng. Điều này làm đóng băng và phá hủy các tế bào trong da. Lúc này cơ thể sẽ tạo ra các nốt mụn nước để giữ nhiệt trong cơ thể. Mụn nước do bỏng nhiệt độ lạnh thường có xu hướng hình thành ngay lập tức để bảo vệ cơ thể.

4. Nhiễm nấm

Nấm có thể phát triển ở bàn chân và các ngón chân dẫn đến các triệu chứng như ngứa, mụn nước ở các ngón chân, nứt nẻ, bong tróc da chân hoặc khiến da bị đổi màu.  

Ngoài ra, thường xuyên mang vớ ẩm ướt hoặc đi chân trần trong điều kiện ẩm thấp cũng có thể gây phát ban và nổi mụn nước ở ngón chân.

5. Dị ứng

Một số phản ứng dị ứng có thể dẫn đến các vết phồng rộp và mụn nước ở ngón chân. Dị ứng có thể được hình thành từ vết cắn của côn trùng, tiếp xúc với một số hóa chất hoặc ma sát với vải Polyester.

Các triệu chứng dị ứng khác có thể bao gồm ngứa đỏ ở da chân, phát ban, nổi mề đay, sưng ở chân.

6. Bệnh chàm

Bệnh chàm (Eczema) là một bệnh viêm da có thể dẫn đến việc nổi mụn nước ở ngón chân. Bệnh thường được kích hoạt bởi mồ hôi, da quá khô, vi khuẩn, các chất gây dị ứng và một số chất gây kích thích khác.

Các triệu chứng thường gặp khác bao gồm:

  • Ngứa da chân
  • Có cảm giác nóng rát ở đau đớn ở chân
  • Xuất hiện các vết sưng có thể chảy dịch hoặc máu
  • Da có vảy, thô hoặc trở nên dày hơn
  • Phát ban, nổi mề đay

7. Viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc hoặc một số bệnh viêm da khác có thể gây kích ứng da và hình thành vết phồng rộp ở vị trí tiếp xúc. Mụn nước có thể xuất hiện ngay lập tức hoặc xuất hiện dần dần sau khi tiếp xúc với các chất gây dị ứng.

Một số nguyên nhân có thể dẫn đến viêm da tiếp xúc bao gồm:

  • Vết cắn của côn trùng
  • Hóa chất hoặc các chất tẩy rửa
  • Dung môi
  • Niken, Coban, Sunfat hoặc các loại kim loại khác
  • Hóa chất trong phòng thí nghiệm

8. Tổ đỉa ở chân

Tổ đỉa là một dạng tổn thương da dẫn đến các mụn nước nhỏ li ti. Bệnh thường phát triển ở chân gây ngứa dữ dội. Thông thường, bệnh tổ đỉa cần khoảng 3 – 4 tuần để chữa khỏi. Tuy nhiên, do tính chất di chuyển và ma sát nhiều nên bệnh tổ đỉa ở chân cần nhiều thời gian hơn để chữa khỏi.

nguyên nhân gây mụn nước ở ngón chân
Tổ đỉa ở chân gây ra các nốt mụn nước li ti ngứa dữ dội

Các dấu hiệu nhận biết:

  • Hình thành các nốt mụn nước rất nhỏ ở chân, ngón chân
  • Mụn nước thường đục, hơi cao hơn bề mặt da gây ngứa, đau
  • Mụn nước bị ma sát có thể bị vỡ và chảy dịch ra bên ngoài. Dịch từ mụn nước là huyết thanh ở các tế bào, không phải là mồ hôi
  • Móng chân có thể bị mất hình dạng thông thường

9. Nguyên nhân khác

  • Thủy đậu
  • Một số bệnh tự miễn dịch như bọng nước Pemphigoid hoặc Pemphigus.
  • Bệnh lý thần kinh như bệnh tiểu đường hoặc các chấn thương thần kinh.
  • Sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài.
  • Sử dụng thuốc làm loãng máu.
  • Vỡ mạch máu dẫn đến rò rỉ máu quá các mô gây phồng rộp và mụn nước.

Cách điều trị mụn nước ở ngón chân

Mụn nước ở các ngón chân thường không nghiêm trọng và có thể tự cải thiện sau vài ngày. Người bệnh có thể hỗ trợ tăng khả năng hồi phục bằng một số biện pháp như:

1. Đối với mụn nước nhỏ

Các nốt mụn nước nhỏ chứa ít chất lỏng thường có xu hướng lành sau một vài ngày. Không được làm vỡ hoặc làm thủng nốt mụn nước. Điều này có thể gây chảy máu, nhiễm trùng hoặc một số vấn đề khác.

Để điều trị các nốt mụn nước nhỏ, người bệnh có thể tham khảo cách xử lý sau:

  • Hạn chế ma sát giữa các ngón chân để tránh làm vỡ mụn nước. Người bệnh có thể thoa gel, kem làm mềm da hoặc băng bó khu vực tổn thương lại bằng gạc hoặc vải y tế.
  • Giữ vệ sinh các ngón chân và vùng da bị tổn thương. Ngâm chân hai lần mỗi ngày trong hỗn hợp giấm trắng và muối cũng có thể sát trùng và cải thiện tình trạng.

2. Đối với mụn nước lớn

Các nốt mụn nước lớn cần được dẫn lưu dịch, máu hoặc mủ ra bên ngoài. Nếu người bệnh không điều trị, mụn nước có thể gây đau đớn, tự vỡ và gây nhiễm trùng. Một số biện pháp chăm sóc như sau:

điều trị mụn nước ở ngón chân
Thoa kem kháng sinh để tránh mụn nước nhiễm trùng
  • Nếu mụn nước tự vỡ, người bệnh cần tiến hành sát trùng vùng da bị tổn thương. Sử dụng cồn hoặc dung dịch sát khuẩn y tế để vệ sinh nốt mụn nước.
  • Người bệnh có thể sử dụng kim để làm vỡ mụn nước. Trước khi tiến hành thủ thuật cần vệ sinh tay và dụng cụ bằng dung dịch sát khuẩn.
  • Thoa kem kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn và băng mụn nước lại để tránh nhiễm trùng.

Nếu các nốt mụn nước xuất hiện dấu hiệu nhiễm trùng (như xuất hiện mủ, dịch vàng hoặc sưng tấy), người bệnh nên đến bệnh viện để được xử lý phù hợp. Nhiễm khuẩn có thể dẫn đến nhiễm trùng da và hoại tử.

3. Đối với mụn nước đã bị nhiễm trùng

Nếu mụn nước bị nhiễm trùng hoặc nghi ngờ nhiễm trùng, người bệnh nên đến bệnh viện ngay lập tức. Bác sĩ có thể kiểm tra tình trạng và có biện pháp điều trị phù hợp.

Một số thuốc thường được sử dụng điều trị mụn nước ở ngón chân như:

  • Thuốc mỡ kháng sinh
  • Kem chống nấm
  • Thuốc chống viêm như Hydrogen Peroxide

 Biện pháp phòng ngừa mụn nước ở ngón chân

Hầu hết các trường hợp mụn nước ở ngón chân là do ma sát, áp lực và tổn thương bề mặt da gây ra. Do đó, người bệnh có thể phòng ngừa tình trạng này bằng cách áp dụng một số biện pháp như:

phòng ngừa mụn nước ở chân
Lau khô chân mỗi khi tiếp xúc với nước để tránh nhiễm nấm gây mụn nước
  • Cắt ngắn móng chân đặc biệt là trước khi đi bộ hoặc chạy bộ đường dài. Giữ móng chân ngắn có thể tránh được áp lực từ giày và hạn chế các tổn thương.
  • Để chân thoáng khí, hạn chế mang giày bí để tránh làm chân đổ mồ hôi. Lâu khô chân sau khi tiếp xúc với nước để ngăn ngừa nấm phát triển.
  • Dưỡng ẩm cho da để tránh da khô, nứt nẻ.
  • Băng các ngón chân có thể tránh các ngón chân cọ xát với nhau. Tuy nhiên, thay băng thường xuyên để tránh ẩm ướt và nấm phát triển.
  • Sử dụng vớ cho ngón chân để phòng ngừa mụn nước, đặc biệt là ở vận động viên.
  • Vệ sinh chân sạch sẽ mỗi ngày và lau khô bằng khăn sạch.

Mụn nước ở các ngón chân thường tự khỏi và không để lại biến chứng nguy hiểm. Nếu các bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi nào, vui lòng liên hệ với bác sĩ chuyên môn. Bác sĩ cũng có thể hướng dẫn người bệnh chọn loại phù hợp hơn với chân.

Tham khảo thêm:

Chia sẻ:

Bình luận (41)

  1. Ngọc Châu
    Ngọc Châu says: Trả lời

    Mình bị mụn nước do tổ đỉa, các nốt mụn bị vỡ rồi chai cứng, chìm sâu vào da lấy kim chích nặn cũng không khỏi. Đã đi chữa ở nhiều nơi cũng không hết được các nốt mụn chai đó, nếu giờ mình mua thuốc thanh bì dưỡng can thang thì cần khoảng thời gian bao lâu mới hết?

    1. Thuốc Dân Tộc says:

      Chào bạn Ngọc Châu!
      Để điều trị tổ đỉa hiệu quả thì thời gian dùng thuốc phải từ 2-3 tháng tùy theo tình hình bệnh nặng nhẹ. Mời bạn đến Trung tâm Thuốc Dân Tộc để bác sĩ thăm khám và đưa ra liệu trình thuốc với thời gian phù hợp nhất!
      Trân trọng!

    2. Lê Đặng
      Lê Đặng says:

      Tôi tổ đỉa 5 năm liền, đã trị nhiều nơi mà không khỏi. May mắn đến thuốc dân tộc bác sĩ Tuyết Lan ra cho đơn thuốc thanh bì dưỡng can thang này dùng 3 tháng là không còn mụn ở chân, không ngứa ngáy, vùng da láng mịn hẳn.

    3. Mẫn Nghi
      Mẫn Nghi says:

      Làm thế nào để được bác sĩ Lan khám cho nhỉ, tôi nghe danh bác sĩ Lan trị viêm da, tổ đỉa hay lắm mà chưa có cơ hội khám với bác sĩ lần nào.

    4. Trần Quế
      Trần Quế says:

      Muốn bác sĩ Lan khám và điều trị tổ đỉa thì đặt lịch trước qua số này 09642 448 569, có lịch đến đúng ngày giờ là có nhân viên dẫn vào phòng bác sĩ Lan khám luôn chả cần xếp hàng chờ đợi gì cả, tiện lắm

  2. Đỗ Hoài Thương
    Đỗ Hoài Thương says: Trả lời

    Mình có bệnh đổ mồ hôi chân nên các ngón chân ẩm gây mụn nước, sau mụn nước bể ra đau lắm, mang giày không được luôn, đặc biệt là mang giàu bata là bí đau lắm. Tình trạng như mình bôi thuốc gì sẽ hết

    1. Đường Nhân
      Đường Nhân says:

      Bị mụn nước do đổ mồ hôi chân thì bạn cần khắc phục bệnh mồ hôi chân, khi không chảy mồ hôi sẽ không gây bí, không gây mụn nước nửa. Tôi bôi formaldehyde 2,5% lên chân trước khi đi ngủ, từ ngày bôi này thấy bớt ra mồ hôi hơn, cũng không nổi mụn nước nửa

    2. Cao
      Cao says:

      Nghe nói mấy thuốc này bôi nhiều có hại nên mình không dám theo lâu, chỉ bôi dăm ba bữa là ngừng, mình thì đun sôi đường phèn và muối để nguội ngâm chân vào mỗi tối, vừa khử khuẩn giảm mụn nước ở chân vừa giữ chân sạch sẽ, ngăn đổ mồ hôi rất tốt

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

chữa tổ đỉa bằng lá bàng Chữa tổ đỉa bằng lá bàng có khỏi không? Điều cần biết
Chữa tổ đỉa bằng lá bàng là mẹo dân gian lành tính và rất dễ áp dụng. Thực tế cho…
Chữa bệnh tổ đỉa bằng cây thuốc nam
Chữa bệnh tổ đỉa bằng cây thuốc Nam gồm những bài thuốc từ thảo dược tự nhiên như lá trầu…
Bệnh tổ đỉa có lây không, làm sao phòng ngừa?
Bệnh tổ đỉa có lây không, có thể phòng ngừa như thế nào là thắc mắc chung của nhiều người.…
6 cách chữa bệnh tổ đỉa tại nhà theo dân gian hiệu quả
Cách chữa bệnh tổ đỉa tại nhà theo dân gian chủ yếu sử dụng những loại thảo dược có công…
4 cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá lốt đơn giản tại nhà

Cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá lốt là mẹo dân gian được sử dụng phổ biến. Nhờ đặc tính…

Tổ đỉa bội nhiễm Tổ Đỉa Bội Nhiễm: Dấu Hiệu, Cách Điều Trị và Phòng Ngừa

Tổ đỉa bội nhiễm là một biến chứng của bệnh tổ đỉa, có tổn thương da ở dạng mãn tính.…

Bệnh tổ đỉa ở chân: Hình ảnh nhận biết và cách điều trị dứt điểm

Bệnh tổ đỉa ở chân gây ngứa ngáy khó chịu, có thể để lại sẹo sau khi mụn nước vỡ…

Lá Tắm Thảo Dược Thuốc Dân Tộc Có Tốt Không? Có Hiệu Quả Không? Lá Tắm Thảo Dược Thuốc Dân Tộc Có Tốt Không? Có Hiệu Quả Không?

Lá tắm thảo dược Thuốc dân tộc được nghiên cứu, hoàn thiện bởi đội ngũ chuyên gia đầu ngành, mang…

Bài thuốc Nam nổi tiếng chữa bệnh tổ đỉa: 10 người dùng 9 người thoát bệnh

Tổ đỉa là căn bệnh đặc biệt dai dẳng, gây ra tình trạng mụn nước lở loét, ngứa ngáy nghiêm…

Chia sẻ
Bỏ qua