Nổi Mụn Nước Ở Môi: Nguyên Nhân và Giải Pháp Điều Trị
Bạn không nên chủ quan khi bị nổi mụn nước ở môi. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nghiêm trọng cần phát hiện và điều trị sớm. Bài viết bên dưới sẽ tổng hợp các thông tin cần biết về tình trạng này.
Nổi mụn nước ở môi – Nguyên nhân do đâu
Nổi mụn nước ở môi là vấn đề ngoài da rất dễ bị kích hoạt do nhiều nguyên nhân khá nhau. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây khó chịu, tác động xấu đến sinh hoạt.
Hiện tượng nổi mụn nước trên môi có thể liên quan đến các bệnh lý sau đây:
1. Mụn rộp môi
Bệnh này còn được biết đến với tên gọi khác là Herpes môi do virus herpes simplex gây ra. Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là tình trạng nổi mụn nước nhỏ thành từng chùm trên môi. Mụn nước có thể gây ngứa hoặc đau rát, nhất là khi chúng vỡ ra.
Mỗi đợt bệnh mụn rộp môi thường kéo dài trong khoảng từ 1 – 3 tuần. Bệnh rất dễ tái phát nhiều lần khi sức đề kháng của cơ thể yếu đi. Ngoài ra, bệnh lý này còn có nguy cơ lây nhiễm qua tiếp xúc khi hôn môi hay dùng chung các vật dụng cá nhân.
2. Bệnh chốc lở
Đây là một bệnh ngoài da do vi khuẩn gây ra, rất dễ lây lan. Bệnh chốc lở chủ yếu khởi phát ở trẻ em, tuy nhiên cũng có thể ảnh hưởng đến người lớn.
Triệu chứng thường gặp của bệnh chốc lở là sự xuất hiện của các vết loét đỏ trên bất cứ vùng da nào, điển hình nhất là da mặt. Ngoài ra, vết chốc đôi khi có thể là những mụn nước với kích thước khác nhau xuất hiện trên môi hay quanh miệng. Kèm theo đó là tình trạng ngứa ngáy khó chịu, hoặc có thể là đau rát.
Bệnh thường không gây nguy hiểm nhưng nếu không can thiệp đúng cách có thể phát sinh biến chứng nghiêm trọng.
3. Bệnh tay chân miệng
Khi bị mọc mụn nước ở môi bạn cũng có thể đang sống chung với bệnh tay chân miệng. Căn bệnh truyền nhiễm cấp tính này do virus gây ra thường gặp nhất ở những trẻ dưới 10 tuổi nhưng đôi khi người lớn cũng có thể nhiễm bệnh.
Các triệu chứng của bệnh thường là:
- Mọc mụn nước ở quanh miệng, môi, lòng bàn tay, bàn chân
- Sốt
- Ho
- Đau họng
- Đau bụng
Nếu không được chăm sóc đúng cách, các triệu chứng trên sẽ diễn tiến nặng và dễ gây ra biến chứng. Các biến chứng nghiêm trọng có thể là viêm màng não, viêm phổi, viêm tim… Nhiều trường hợp, người bệnh còn đứng trước nguy cơ tử vong nếu các biến chứng không được kiểm soát kịp thời.
4. Bệnh nhiệt miệng
Đây là một dạng viêm nhiễm gây ra các vết lở nhỏ ở niêm mạc miệng, bệnh thường xuất hiện ở phụ nữ nhiều hơn so với nam giới. Nguyên nhân gây ra nhiệt miệng có thể do nhiễm vi khuẩn, virus, do các bệnh lý về răng, thiếu vitamin B, stress, ăn đồ nóng…
Trước khi vết loét được tạo thành, phía trong môi hay khoang miệng sẽ xuất hiện các mụn nước có kích thước nhỏ lớn khác nhau. Khi mụn nước vỡ ra gây lở loét, miệng sẽ bị đau rát, khó chịu. Vết loét thường tự lành sau khoảng 10 – 15 ngày nhưng thường có nguy cơ tái diễn liên tục.
5. Dị ứng son môi
Tình trạng dị ứng mỹ phẩm, đặc biệt là dị ứng son môi cũng sẽ khiến cho môi bị kích ứng. Dị ứng son môi thường đi kèm với các triệu chứng như:
- Sắc môi thâm sậm
- Sưng viêm, đỏ tấy
- Viên môi xuất hiện mụn nước li ti, ngứa
- Môi bị khô nứt, dễ chảy máu
Mặc dù không phải là vấn đề quá nghiêm trọng nhưng dị ứng son môi ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của bạn. Nếu không sớm can thiệp, môi sẽ rất dễ bị biến dạng, sưng phù, thậm chí là phát sinh bội nhiễm.
Cách điều trị tình trạng nổi mụn nước ở môi
Đối với tình trạng nổi mụn nước ở môi, bác sĩ sẽ căn cứ vào nguyên nhân gây ra nó để đưa ra phác đồ điều trị.
1. Điều trị dựa theo nguyên nhân
Nếu tình trạng nổi mụn nước ở môi là do các bệnh lý gây ra thì chỉ khi điều trị khỏi bệnh thì triệu chứng này mới biến mất hoàn toàn. Riêng đối với tình trạng nổi mụn nước do dị ứng son môi thì bạn cần chú ý ngưng dùng son ngay lập tức. Tiếp đến thực hiện việc chăm sóc môi đúng cách để nhanh chóng đẩy lùi triệu chứng.
Điều trị mụn rộp môi:
Các thuốc kháng virus như famcyclovir, acyclovir, valacylovir… thường được chỉ định. Nhóm thuốc này không chỉ làm giảm mức độ trầm trọng của bệnh mà còn ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát.
Ngoài ra, một số loại thuốc bôi có thể sẽ được dùng để hỗ trợ khắc phục triệu chứng và chống bội nhiễm. Trong nhiều trường hợp, bác sĩ có thể còn kê thuốc giảm đau nếu người bệnh không chịu nổi cảm giác đau rát mà bệnh gây ra.
Điều trị bệnh chốc lở:
Đầu tiên, bác sĩ sẽ chỉ định dung dịch NaCl hoặc thuốc tím để làm sạch vùng da môi đang bị tổn thương. Bactroban, fucidin, foban… là một số loại thuốc điều trị tại chỗ thông dụng với bệnh chốc lở. Ngoài ra, một số loại kháng sinh cũng có thể được cân nhắc khi tổn thương da lan rộng với nguy cơ biến chứng.
Chữa bệnh tay chân miệng:
Đối với căn bệnh này, hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị. Thông thường, các đốm mụn nước sẽ có thể tự biến mất sau 1 – 2 tuần. Tuy nhiên, để ngắn ngừa nguy cơ phát sinh biến chứng, bác sĩ thường kê toa các loại thuốc kháng viêm hay hạ sốt. Ngoài ra, kháng sinh chống bội nhiễm cũng sẽ được chỉ định khi tình trạng viêm nhiễm phát sinh và diễn tiến nhanh.
Chữa bệnh nhiệt miệng:
Trường hợp nhẹ, một số loại thuốc bôi như sachol-gel hay acid hyaluronique dạng gel sẽ thường được sử dụng. Nếu bệnh kéo dài do vi nấm hay vi khuẩn thì bác sĩ có thể chỉ định các loại kháng sinh để ức chế. Thường là cotrimoxazol hoặc cũng có thể kết hợp thêm với spiramycin, metronidazol hay amoxycilin khi cần thiết.
Khi dùng thuốc điều trị bất cứ bệnh lý nào liên quan đến tình trạng nổi mụn nước ở môi bạn cũng cần cẩn trọng. Bởi thuốc Tây thường ít nhiều tiềm ẩn nguy cơ phát sinh phản ứng phụ. Để hạn chế vấn đề này, bạn cần dùng thuốc đúng cách, đúng liều theo hướng dẫn từ bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về điều trị hay thay đổi kế hoạch dùng thuốc trong bất cứ trường hợp nào.
2. Áp dụng liệu pháp tự nhiên chữa nổi mụn nước ở môi
Các liệu pháp tự nhiên sẽ giúp làm dịu da và thúc đẩy tốt hơn quá trình tái tạo tế bào da mới. Tuy nhiên chỉ nên áp dụng khi mụn nước ở môi không kèm theo các triệu chứng như viêm nhiễm hoặc có dịch mủ.
Dùng dưa leo:
- Cần có 1 trái dưa leo đem rửa sạch rồi thái lấy vài lát mỏng
- Đắp trực tiếp lên vùng môi bị mọc mụn nước.
- Để yên trong khoảng 15 phút rồi rửa sạch với nước
Dùng mật ong:
- Chuẩn bị 1 thìa mật ong
- Thoa đều lên vùng môi đang bị tổn thương
- Để trong 20 phút rồi rửa với nước
Dùng gel nha đam:
- Chuẩn bị 1 lá nha đam
- Rửa sạch, gọt vỏ rồi lấy phần gel
- Thoa lên môi và thư giãn trong 15 phút
- Dùng nước rửa sạch
Các liệu pháp tự nhiên trên đây cũng rất phù hợp để dưỡng môi sau quá trình điều trị mụn nước. Chúng không chỉ cung cấp độ ẩm cho môi mà còn giúp màu môi trở nên sáng khỏe hơn.
3. Biện pháp chăm sóc
Tình trạng nổi mụn nước ở môi không phải là vấn đề đơn giản. Trong nhiều trường hợp, nếu không sớm được phát hiện và can thiệp, tổn thương da sẽ có xu hướng nặng nề. Để hạn chế được rủi ro phát sinh, ngoài việc nghiêm túc trong điều trị, bạn cần chú ý đến các biện pháp sau:
- Tránh gãi hay chà xát, chạm tay vào hoặc dùng lưỡi liếm khi môi đang bị nổi mụn nước.
- Vệ sinh vùng da môi đúng cách, không nên tẩy tế bào chết hay dùng các sản phẩm chăm sóc khi môi đang bị tổn thương.
- Tăng cường bổ sung đầy đủ lượng nước cơ thể cần để tránh da môi bị khô nứt.
- Súc miệng sạch sẽ bằng nước muối mỗi ngày để ngăn ngừa vi khuẩn, vi nấm từ khoang miệng tấn công vùng da môi đang tổn thương.
- Bổ sung các thực phẩm có chứa hàm lượng omega-3, vitamin C, E cao để kích thích quá trình tái tạo tế bào da. Điều này sẽ giúp tổn thương ngay tại môi và các vùng da khác nhanh lành hơn.
Nổi mụn nước ở môi là vấn đề bạn cần chú ý để sớm thăm khám và điều trị. Đây có thể là triệu chứng của những bệnh lý về da nếu không điều trị sớm sẽ có thể phát sinh biến chứng. Nhiều trường hợp, tình trạng viêm nhiễm phát triển có thể khiến môi bị hoại tử và tổn thương vĩnh viễn.
Có thể bạn quan tâm
- Mặt nổi mụn lấm tấm – Nguyên nhân và cách loại bỏ hoàn toàn
- Mặt tự nhiên nổi nhiều mụn đỏ là bị gì? Nguyên nhân và cách xử lý
- Mặt nổi mụn như rôm là do dị ứng hay bệnh gì? Cách xử lý
Bình luận (9)
Chào bác sĩ, cháu vừa mới phát hiện bản thân dương tính với Covid-19 và đang tự điều trị tại nhà được 3 hôm, đến hôm nay khi ngủ dậy thì phát hiện ở môi trên cháu bị nổi mụn nước, không ngứa nhưng nó hơi sưng ạ. Nhờ bác sĩ tư vấn giúp cháu. Cháu cảm ơn
chào BS môi e bị mụn li ti dưới da môi ngứa lắm ạ sau vài ngày khô lại ăn uống mặn vào lại càng ngứa BS tư vấn e với ạ
Dạ e chào bác sĩ e bị dị ứng với son dưỡng k biết mình làm cách nào để nhanh khỏi đc ạ môi e hiện tại rất ngứa vs hơi ram ram vs ngứa nữa ạ
Bs cho e hỏi e bị nổi mụn nước ở vành môi nhìu , và khi nó bể và nó lây chỗ khác nhờ bs tư vấn giúp em
Em chào bs môi e nó bị sưng lên ở môi như kiểu muỗi đốt thỉnh thoảng nó chảy nước vào với hơi đỏ . bs tư vấn giúp e ạ
Môi em bị nổi mụn nước liti và đỏ và ngứa môi là bị gì vậy ạk và nên điều trị thế nào cho nhanh khỏi ạk
Môi em bị lên mụn nước liti và chảy dịch vàng là bị gì vậy bác sĩ và chữa trị như thế nào vậy ạ
Em chào bác sĩ ! Môi em trước đây thinh thoảng có hạt nhỏ có nước không phải nổi cả đám mà hạt rời rạc trên môi. Sau khi phun môi thì hạt lên nhiều hơn và lên suốt. Nốt nhỏ có nước , không ngứa. Là bị gì ạ? Chữa sao cho hết ạ?
Dạ môi của e bị khô nứt ngứa e bôi mật ong tẩy tế bào chết thì co hột mụn nước bể ra rất ngứa và đỏ uong nước rát khó chịu cho e hỏi e bị gì ạ