Tán sỏi bàng quang là gì? Phương pháp thực hiện, chi phí

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Tán sỏi bàng quang là phương pháp sử dụng tia laser tác động trực tiếp vào viên sỏi để phá vỡ sỏi thành nhiều mảnh nhỏ để dễ dàng đào thải ra ngoài. Bệnh nhân có thể tán sỏi qua nội soi hoặc tán sỏi ngoài cơ thể với mức chi phí thực hiện khác nhau.

Tán sỏi bàng quang là gì?

Sỏi bàng quang là các khối cứng có nhiều kích thước khác nhau được tạo thành qua quá trình tích tụ của khoáng chất trong lòng bàng quang. Viên sỏi chủ yếu có hình tròn, thường ít khi xù xì hoặc có góc cạnh. Bệnh ảnh hưởng chủ yếu đến nam giới.

Khi còn nhỏ, sỏi bàng quang thường không có triệu chứng. Nếu may mắn, viên sỏi có thể được đào thải ra ngoài thông qua đường tiểu. Tuy nhiên, hầu hết các viên sỏi bàng quang đều có khuynh hướng phát triển to hơn về kích thước theo thời gian. Chúng có thể gây đau bụng dưới và làm gián đoạn dòng nước tiểu dẫn đến tiểu khó, tiểu buốt, tiểu lắt nhắt, nước tiểu sẫm màu hoặc thậm chí là tiểu ra máu. Trường hợp này cần phải được tiến hành điều trị.

Tán sỏi bàng quang là gì?
Tán sỏi bàng quang là phương pháp thường được chỉ định cho người bị sỏi to hơn 1cm, không thể thoát ra ngoài qua đường tiểu

Hiện nay, có nhiều phương pháp đang được ứng dụng để điều trị sỏi bàng quang như dùng thuốc, tán sỏi hoặc phẫu thuật lấy viên sỏi ra ngoài. Trong đó, tán sỏi bàng quang là phương pháp can thiệp bằng tia laser tán viên sỏi ra làm nhiều mảnh nhỏ và hút ra ngoài hoặc để chúng tự đào thải ra ngoài thông qua hoạt động tiểu tiện.

Phương pháp tán sỏi thường được chỉ định sau khi điều trị nội khoa thất bại. Đây là một kỹ thuật ít gây đau, có thời gian phục hồi nhanh và không phải nằm viện lâu. Thông thường, sau khoảng 24 giờ, nếu không có biến chứng gì xảy ra thì người bệnh được phép trở về tự chăm sóc và nghỉ dưỡng tại nhà.

Trường hợp nào nên và không nên tán sỏi bàng quang?

Không phải trường hợp nào bị sỏi bàng quang cũng được áp dụng kỹ thuật tán sỏi. Bác sĩ có thể chỉ định phương pháp này cho các đối tượng sau:

  • Kích thước viên sỏi bàng quang lớn hơn 1cm
  • Viên sỏi có kích thước nhỏ hơn 1 cm nhưng không thể tự thoát ra ngoài được khi đi tiểu

Chống chỉ định tán sỏi bàng quang cho các đối tượng sau:

  • Bệnh nhân bị viêm niệu đạo cấp
  • Người có tiền sử bị rối loạn đông máu hoặc mắc chứng máu khó đông
  • Bệnh nhân mắc chứng viêm tuyến tiền liệt cấp tính
  • Người đang bị sốt do nhiễm khuẩn ở đường tiết niệu
  • Nam giới bị viêm tinh hoàn hoặc viêm mào tinh cấp tính
  • Người bị cứng khớp háng 
  • Bệnh nhân mắc chứng hẹp niệu quản không thể đặt máy nội soi
  • Viên sỏi to hơn 5cm
  • Có nhiều viên sỏi trong bàng quang

Các phương pháp tán sỏi bàng quang 

Các kỹ thuật tán sỏi bàng quang đang được áp dụng phổ biến hiện nay bao gồm tán sỏi nội soi hoặc tán sỏi ngoài cơ thể.

Tán sỏi nội soi:

Đây là phương pháp được áp dụng phổ biến nhất. Quy trình tán sỏi bàng quang bằng nội soi như sau:

  • Vệ sinh sạch sẽ, sát trùng bên ngoài niệu đạo cũng như vùng da xung quanh
  • Gây tê tủy sống
  • Bôi gel bào lỗ niệu đạo và ống nội soi để làm trơn để đưa vào trong dễ dàng hơn, tránh gây đau đớn cho người bệnh.
  • Ống nội soi sẽ được đưa ngược lên lỗ tiểu và đi qua niệu đạo hướng về phía bàng quang. Đầu ống nội soi có gắn camera cho phép bác sĩ quan sát, xác định chính xác vị trí của viên sỏi trong bàng quang.
  • Tùy thuộc vào kích thước của viên sỏi mà bác sĩ sẽ điều chỉnh cường độ tia laser cho phù hợp nhằm phá vỡ được viên sỏi.
  • Thông thường, những mảnh sỏi nhỏ vừa mới được tán vụn sẽ đi theo nước tiểu thoát ra ngoài. Với những mảnh sỏi có kích thước từ 3mm trở lên, bác sĩ sẽ đưa dụng cụ y tế vào trong thông qua ống nội soi để gắp bỏ chúng ra ngoài.

Trung bình, một ca nội soi tán sỏi bàng quang có thể diễn ra trong thời gian từ 30 – 45 phút. Phương pháp này không tạo ra vết mổ nên người bệnh ít đau đớn và có thể hồi phục sức khỏe nhanh. Sau khoảng 3 – 6h, bệnh nhân có thể ăn nhẹ và nếu sức khỏe ổn định thì có thể xuất viện sau đó 24 tiếng.

Tán sỏi ngoài cơ thể

Phương pháp này sử dụng máy tán sỏi phát ra sóng xung kích hội tụ có áp lực cao tập trung vào viên sỏi để phá vỡ sỏi thành nhiều mảnh hay tán thành bụi nhỏ. Người bệnh được sử dụng thuốc gây mê và giảm đau trước khi tiến hành. Không có bất kỳ xâm lấn nào khác được tạo ra trong cơ thể.

phương pháp tán sỏi bàng quang
Phương pháp tán sỏi bàng quang ngoài cơ thể sử dụng sóng xung kích tác động qua da để đánh tan viên sỏi

Thời gian tán sỏi ngoài cơ thể kéo dài trong 30 phút hoặc lâu hơn. Kết thúc quy trình tán sỏi bàng quang ngoài cơ thể khoảng 15 – 20 phút, người bệnh được cho phép trở về nhà ngay mà không phải nằm viện.

Rủi ro khi tán sỏi bàng quang

Tán sỏi bàng quang có nguy hiểm không? Có biến chứng không? Vấn đề này chính là thắc mắc chung của nhiều bệnh nhân. Tán sỏi bàng quang bằng laser được đánh giá là một phương pháp an toàn, ít khi gây ra biến chứng. Do không tạo ra vết mổ nên nguy cơ bị nhiễm trùng và chảy máu cũng được giảm thiểu tối đa. Do chỉ tác động đến viên sỏi nên quá trình tán sỏi không gây tổn thương cho các cơ quan lân cận.

Phần lớn người bệnh sẽ không có biểu hiện gì nghiêm trọng sau khi tán sỏi bàng quang. Trong 24 giờ đầu, do bàng quang bị kích thích nên người bệnh có cảm giác mót tiểu nhiều hơn. Một số trường hợp nước tiểu có màu hồng nhạt do chảy máu nhẹ.

Ngoài ra, một số triệu chứng bất thường khác cũng có thể xảy ra sau khi tán sỏi bàng quang như:

  • Ống nội soi khi đi vào có thể khiến bàng quang, niệu đạo bị trầy xước, tổn thương, nghiêm trọng hơn là chảy máu
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Đau rát hoặc đi tiểu ra máu kéo dài sau khi tán sỏi
  • Các mảnh sỏi không được làm sạch gây nguy cơ tái phát bệnh hoặc tắc nghẽn đường tiểu cao
  • Bụng dưới bị đau

Một số triệu chứng sẽ thuyên giảm dần và biến mất nhưng cũng có các vấn đề bất thường kéo dài khiến người bệnh lo lắng. Trong trường hợp bị các cơn đau và tình trạng chảy máu diễn ra quá 2 ngày, người bệnh nên quay trở lại bệnh viện để bác sĩ kiểm tra.

Chi phí tán sỏi bàng quang

Chi phí tán sỏi bàng quang đang được áp dụng tại mỗi bệnh viện có thể khác nhau. Thông thường, các bệnh viện lớn uy tín có chất lượng dịch vụ tốt, được đầu tư nhiều máy móc thiết bị hiện đại và sở hữu đội ngũ bác sĩ giỏi thường có chi phí tán sỏi cao hơn. Các phòng khám, bệnh viện tư nhân hay bệnh viện quốc tế cũng có chi phí tán sỏi bàng quang cao hơn hẳn so với các cơ sở y tế công lập.

chi phí tán sỏi bàng quang
Chi phí tán sỏi bàng quang phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nơi điều trị, phương pháp tán sỏi

Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng quyết định đến bảng giá tán sỏi bàng quang. Bao gồm:

  • Chi phí thăm khám, chẩn đoán bệnh ban đầu: Bao gồm nhiều khoản mục như siêu âm, nội soi bàng quang, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm công thức máu hay chụp X-quang…
  • Chi phí trực tiếp cho ca phẫu thuật tán sỏi: Mỗi phương pháp tán sỏi bàng quang sẽ quy định một mức chi phí nhất định. Các kỹ thuật tán sỏi tiên tiến, mới ra đời và ứng dụng công nghệ cao thường có chi phí cao hơn so với các phương pháp tán sỏi truyền thống có nhiều biến chứng.
  • Tiền giường và chi phí thuốc men phát sinh: Một số bệnh nhân có thể ra về ngay trong ngày nhưng cũng có những trường hợp cần nằm viện theo dõi. Ngoài tiền giường, bệnh nhân còn phải chi trả thêm tiền thuốc men cũng như chi phí vật tư tiêu hao.
  • Các khoản chi phí khác: Phí mời chuyên gia, chi phí đi lại, ăn ở…

Hầu hết các cơ sở y tế hiện nay đều cung cấp dịch vụ tán sỏi bàng quang cho bệnh nhân có bảo hiểm y tế. Người bệnh sẽ được hỗ trợ chi trả phần lớn chi phí theo đúng quy định. Điều này giúp bệnh nhân yên tâm hơn và giảm bớt được nỗi lo cũng như gánh nặng về tài chính khi tiến hành điều trị. Bạn có thể trực tiếp tìm đến các cơ sở y tế để cung cấp bảng giá tán sỏi bàng quang nhằm có sự chuẩn bị sẵn sàng về tiền bạc trước khi nhập viện điều trị.

Tán sỏi bàng quang ở đâu tốt?

Lựa chọn được một địa chỉ tán sỏi bàng quang uy tín, có đội ngũ bác sĩ giỏi sẽ giúp cho ca điều trị diễn ra thành công và giảm thiểu được các biến chứng phát sinh sau khi tán sỏi. Được đánh giá cao là những địa chỉ dưới đây:

  • Bệnh viện Nhân Dân 115: Số 527 – Đường Sư Vạn Hạnh – Phường 12 – Quận 10 – TPHCM
  • Bệnh viện Chợ Rẫy: Số 201B – Đường Nguyễn Chí Thanh – Phường 12 – Quận 5 – TPHCM
  • Bệnh viện Thống Nhất: Số 1 – Đường Lý Thường Kiệt – Phường 7 – Quận Tân Bình – TPHCM
  • Bệnh viện Đà Nẵng: 124 – Đường Hải Phòng – Phường Thạch Thang – Quận Hải Châu – TP. Đà Nẵng
  • Bệnh viện Trung Ương Huế: Số 16 – Đường Lê Lợi – Vĩnh Ninh – TP Huế
  • Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức: Số 40 – Tràng Thi – Hoàn Kiếm – Hà Nội
  • Bệnh viện Bạch Mai: 78 – Đường Giải Phóng – Phương Mai – Đống Đa – Hà Nội 
  • Bệnh viện Quân Đội Trung Ương 108: Số 1 – Trần Hưng Đạo – Bạch Đằng – Hai Bà Trưng – Hà Nội.

Có thể bạn chưa biết

Ngày đăng 08:44 - 15/01/2023 - Cập nhật lúc: 13:05 - 08/02/2023
Chia sẻ:
Bị Viêm Bàng Quang Có Nên Quan Hệ Hay Phải Kiêng?
Quan hệ tình dục được xem là gia vị không thể thiếu trong đời sống hôn nhân gia đình. Thế nhưng hoạt động này không phải lúc nào cũng được…
Bệnh viêm bàng quang mãn tính: Dấu hiệu, cách điều trị

Bệnh viêm bàng quang mãn tính có tính chất kéo dài và hay tái phát. Căn bệnh này gây ra…

10 cách chữa viêm bàng quang tại nhà hiệu quả nhất

Những cách chữa viêm bàng quang tại nhà thường được áp dụng cho người bị nhiễm trùng nhẹ. Chúng giúp…

cách chữa sỏi bàng quang dân gian hiệu quả 5 cách chữa sỏi bàng quang dân gian hiệu quả nhất

Sỏi bàng quang là căn bệnh về đường tiết niệu xảy ra khá phổ biến. Nếu không sớm điều trị…

trào ngược bàng quang niệu quản Trào ngược bàng quang niệu quản là gì? Cách điều trị

Trào ngược bàng quang niệu quản (VUR) đề cập tới tình trạng dòng nước tiểu đi ngược từ bàng quang…

Các bài thuốc đông y điều trị bệnh viêm bàng quang

Bệnh viêm bàng quang trong dân gian có nhiều cách chữa trị, trong đó cách điều trị bằng những bài…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua