Viêm bàng quang ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Bệnh viêm bàng quang ở trẻ em không hiếm gặp, bởi nguyên nhân có thể xuất phát từ vấn đề vệ sinh không sạch sẽ, tùy thuộc vào bé trai hoặc bé gái mà trẻ có thể bị viêm bao quy đầu hoặc viêm ống niệu đạo. Bài viết chia sẻ một số thông tin về vấn đề này. 

Viêm bàng quang ở trẻ em là bệnh gì?
Trẻ em có thể bị viêm bàng quang trong mọi độ tuổi, đặc biệt là những trẻ chưa ý thức vệ sinh

Bệnh viêm bàng quang ở trẻ em là gì?

Ở trẻ em, căn bệnh viêm bàng quang không phải là một bệnh lý hiếm gặp và thường bệnh được điều trị nhanh để tránh để lại biến chứng. Tình trạng viêm đường tiết niệu và viêm bàng quang có cùng triệu chứng, đối với trẻ nhỏ chưa nhận thức được sẽ không nhận biết được mình đang mắc bệnh, vì thế phụ huynh cần quan sát kỹ để kịp thời chữa trị cho bé.

Những yếu tố xúc tác chính gây viêm bàng quang ở trẻ em thường là do vi khuẩn từ hậu môn xâm nhập sang đường tiểu, chủ yếu là do không được vệ sinh sạch sẽ. Ngoài ra, việc mặc quần áo rách, đóng bỉm thường xuyên,… cũng là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này ở trẻ nhỏ.

Bệnh viêm bàng quang có thể gặp phải ở mọi độ tuổi, đối với những trẻ dưới 2 tuổi thì căn bệnh này đặc biệt nguy hiểm vì đến khi phát hiện, tình trạng viêm nhiễm đã trở nên nghiêm trọng, vì thế việc điều trị sẽ trở nên phức tạp hơn.

Nguyên nhân gây bệnh viêm bàng quang ở trẻ em

Nguyên nhan gây viêm bàng quang ở trẻ em
Nguyên nhân chính gây ra viêm bàng quang ở trẻ em thường xuất phát từ vi khuẩn gram âm

Nguyên nhân viêm bàng quang ở trẻ đến từ nhiều vấn đề, chủ yếu là do đường tiểu bị nhiễm trùng. Ở trẻ nam và trẻ nữ xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau, cụ thể là:

  • Do trẻ không được vệ sinh bộ phận sinh dục đúng cách, lâu ngày khiến cho vi khuẩn tấn công cơ quan sinh dục bên trong và gây bệnh viêm đường tiểu dẫn đến viêm bàng quang. Vi khuẩn xâm nhập chủ yếu là E.Coli (từ hậu môn), chúng bắt đầu gây viêm từ âm đạo và đi ngược dòng qua niệu đạo đến  bàng quang , từ đó gây viêm nhiễm bộ phận này .
  • Trẻ phải đóng bỉm thường xuyên, nhất là ở trẻ sơ sinh khiến cho đường tiểu của bé tiếp xúc với các chất bẩn lâu ngày, từ đó sinh ra vi khuẩn gây bệnh. Ở trẻ sơ sinh dưới 2 tuổi thì đây là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh viêm bàng quang.
  • Ở các bé nam, viêm bàng quang còn có thể xuất phát từ tình trạng viêm bao quy đầu. Có thể là do cấu trúc bao quy đầu của trẻ quá dài hay quá hẹp, từ đó khiến nước tiểu bị ứ đọng và tạo thành cặn , từ đó gây ra hiện tượng viêm bàng quang ngược dòng.
  • Ở những bé gái, tình trạng viêm bàng quang ngược dòng do cấu tạo ống niệu đạo ngắn và nằm gần hậu môn, từ đó bàng quang có nguy cơ viêm nhiễm ngược, vi khuẩn E.Coli là nguyên nhân chính gây bệnh ở những bé gái.
  • Một nguyên nhân hiếm gặp khác có thể kể đến là hậu quả của việc lạm dụng các loại thuốc ức chế miễn dịch sớm ở trẻ, như thuốc có thành phần Cyclophosphami E. Tuy nhiên nguyên nhân này thường được bác sĩ khuyến cáo trước khi phụ huynh cho trẻ dùng thuốc.
  • Một số ít trường hợp trẻ bị viêm bàng quang do ghép tủy, vì nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan mà các liên cầu khuẩn, phế cầu khuẩn hay các loại vi khuẩn gây viêm nhiễm đường tiểu như khuẩn E.coli, Klebshiella, Proteus, Enterobarter, Pseudomonas,..gây bệnh nhiễm trùng bàng quang.
Vì sao trẻ em bị viêm bàng quang?
Các vi khuẩn đi theo đường tiểu của trẻ đến bàng quang gây ra tình trạng viêm nhiễm

Việc xác định đúng nguyên nhân gây viêm bàng quang ở trẻ em có thể hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh đạt kết quả tốt. Phụ thuộc nguyên nhân mà sẽ có cách điều trị phù hợp cho trẻ, vì thế phụ huynh cần đưa trẻ thăm khám sớm nếu nhận thấy những dấu hiệu nghi ngờ viêm bàng quang.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ bị bệnh viêm bàng quang ở trẻ

Ở một số nhóm đối tượng trẻ nhất định, tình trạng viêm bàng quang có nguy cơ xảy ra cao hơn. Bệnh viêm bàng quang không mang tính di truyền, những trẻ có khả năng mắc bệnh cao thường là:

  • Nhóm trẻ nhỏ chưa có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, thường là những trẻ dưới 2 tuổi.
  • Nhóm trẻ mắc phải các bệnh lý về đường tiết niệu trước đó như sỏi bàng quang, sỏi thận… ảnh hưởng đến khả năng bài tiết, điều này chiếm đến 70% các trường hợp nhiễm khuẩn bàng quang.
  • Trẻ có cấu trúc giải phẫu đường tiết niệu bất thường, chít hẹp đường dẫn nước tiểu hoặc trẻ bị hẹp bao quy đầu; đường giữa khúc nối bể thận niệu quản hẹp gây ứ đọng nước tiểu
  • Những trẻ có vấn đề về cấu trúc đường tiết niệu bẩm sinh hoặc do bệnh lý, sẹo đường tiết niệu….
  • Suy giảm sức đề kháng do nhiễm bệnh từ các loại virus cúm, trẻ bị nhiễm trùng da, bệnh đường hô hấp, đường ruột, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy gây mất nước nặng làm tăng nguy cơ bị bệnh viêm bàng quang.
  • Ở bé gái cũng có nguy cơ viêm bàng quang hơn các bé trai, bởi bé gái có cấu trúc lỗ tiểu lại gần với hậu môn, đường tiểu ngắn nên rất dễ bị lây nhiễm bởi các vi sinh vật ở khu vực hậu môn.

Dấu hiệu của bệnh viêm bàng quang

Nếu như phụ huynh không chú ý, rất dễ bị nhầm lẫn giữa viêm bàng quang và viêm đường tiểu ở trẻ em. Người bệnh cần nhận biết những triệu chứng của căn bệnh này để chữa bệnh kịp thời cho trẻ.

Dấu hiệu nhận biết vêm bàng quang ở trẻ em
Trẻ bí tiểu, tiểu gắt hoặc đau bụng thành từng cơn là những dấu hiệu của viêm bàng quang

Dấu hiệu viêm bàng quang ở trẻ thường được chia theo các nhóm sau:

Biểu hiện lâm sàng

Những dấu hiệu viêm bàng quang lâm sàng ở trẻ em có những biểu hiện lâm sàng cơ bản, đó là:

  • Trẻ có biểu hiện đau buốt khi đi vệ sinh, trong nước tiểu có máu hoặc có mủ.  Tình trạng đau không chỉ xảy ra ở vùng kín mà còn ở khớp mu, niệu đạo và âm hộ ở những bé gái. 
  • Cơn đau ở trẻ thường biến chứng kéo dài, cơn đau âm ỉ và nhẹ hơn sau khi trẻ đi tiểu.
  • Trẻ buồn tiểu thường xuyên và hay đi tiểu, lượng nước tiểu ít mỗi khi đi, ngoài ra số lần đi tiểu cũng nhiều hơn vào ban đêm.
  • Trẻ có biểu hiện bị són tiểu, tiểu không tự chủ, nước tiểu có mùi, tiểu dắt.

Các dấu hiệu cận lâm sàng

Thông qua xét nghiệm nước tiểu giúp nhận biết được các dấu hiệu cận lâm sàng xảy ra khi bàng quang bị viêm. Bệnh nhân hoàn toàn có thể xác định bệnh viêm bàng quang dựa trên những kết quả cụ thể sau khi xét nghiệm:

  • Khi xét nghiệm nước tiểu có chứa các tế bào bạch cầu niệu vượng ngưỡng trung bình.
  • Thông qua hình ảnh kính hiển vi có thể thấy các bạch cầu đa nhân xuất hiện trong nước tiểu.
  •  Nồng độ nitrit niệu lớn hơn 105 vi khuẩn/ml , trong nước tiểu không có protein.
  • Những trẻ bị viêm bàng quang cũng có lớp thành dày hơn so với những trẻ có sức khỏe bình thường.
  • Nhận biết dấu hiệu viêm bàng quang ở trẻ em dựa trên độ tuổi
Viêm bàng quang ở trẻ em chẩn đoán bằng cách nào?
Thông qua thăm khám và chẩn đoán có thể giúp phát hiện sớm các biểu hiện viêm bàng quang ở trẻ em

Những dấu hiệu viêm bàng quang ở trẻ em có thể thay đổi tùy thuộc theo từng độ tuổi. Trẻ càng nhỏ tuổi sẽ càng khó nhận biết các dấu hiệu bởi các bé không thể nói và không có biểu hiện hành vi cụ thể. Đặc điểm chung ở các trẻ khi bị viêm bàng quang là các bé rất hay quấy khóc và sợ đi tiểu. 

  • Trẻ dưới 3 tuổi: Ở độ tuổi này, do bé chưa thể nói được với bố mẹ vị trí cơn đau, vùng mắc bệnh viêm bàng quang nên phụ huynh cần chú ý quan tâm và quan sát bé, nếu nhận thấy trẻ có những triệu chứng như sốt nhẹ, hoặc ho kéo dài, ngoài ra nếu như trẻ đột ngột không bú mẹ, quấy khóc nhiều, rối loạn tiêu hóa, bỏ ăn, trớ, tiêu chảy…. thì nên cảnh giác trước khả năng này xảy ra.
  • Với những trẻ trên 3 tuổi: Nhóm trẻ trên 3 tuổi đã có thể nói lên cảm giác khó chịu của mình nên phụ huynh nên chú ý lắng nghe bé. Nếu như trẻ nói với cha mẹ là bé đau bụng, hoặc bé có biểu hiện tiểu nhiều lần, tiểu buốt, tiểu rắt, nước tiểu có màu và mùi thì nên đưa trẻ đi khám sớm. Phụ huynh không nên chủ quan và tránh nhầm lẫn giữa viêm bàng quang với viêm đường tiết niệu. 

 Việc phụ huynh nắm được các dấu hiệu của bệnh là cách để cha mẹ có thể theo dõi và chủ động đưa trẻ đi khám bệnh, điều trị kịp thời trước khi bệnh tiến triển nặng hơn bởi viêm bàng quang còn gây ra nhiều biến chứng khác.

Biến chứng viêm bàng quang ở trẻ em

Bệnh viêm bàng quang ở trẻ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và tinh thần của bé. Trẻ sẽ cảm giác sợ đi tiểu và bắt đầu có thói quen nhịn tiểu, điều này khiến bệnh tiến triển ngày một tồi tệ.

biến chứng viêm bàng quang ở trẻ em
Trẻ có cơ thể còn non nớt nên rất dễ bị ảnh hưởng bởi vi khuẩn, đặc biệt là hệ tiết niệu khi trẻ bị viêm bàng quang

Bệnh có thể biến chứng thành:

Nhiễm trùng thận, suy thận

Bàng quang và thận là những cơ quan nằm trong hệ thống tiết niệu. Mặc dù không xảy ra phổ biến nhưng viêm bàng quang cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng nhiễm trùng thận. Do lượng vi khuẩn đi ngược từ bàng quang lên trên thận, nước tiểu không được đào thải liên tục mà ùn ứ trong bàng quang làm cho số vi khuẩn liên tục đưa đến thận. Nếu bệnh để lâu sẽ gây tổn hại đến thận và gây ra suy thận.

Trẻ bị thiếu máu

Viêm bàng quang có triệu chứng tiểu ra máu, đây là một dấu hiệu nguy hiểm bởi nếu tình trạng này diễn biến lâu dài có thể khiến trẻ bị thiếu máu. Thông thường nếu trẻ bị tiểu tiểu ra máu thường là do bàng quang của trẻ bị viêm nhiễm vi khuẩn. Tình trạng nhiễm trùng và viêm loét càng nặng trong bàng quang thì trẻ sẽ càng bị chảy máu nghiêm trọng. Vì thế nếu phụ huynh nhận thấy nước tiểu của trẻ có màu sẫm, hơi nâu như màu xá xị thì cần đưa bé đến bệnh viện ngay.

Tăng nguy cơ vô sinh, hiếm muộn

Biến chứng vô sinh, hiếm muộn sẽ xảy ra trong tương lai khi bàng quang của trẻ bị viêm nhiễm dẫn đến tổn thương nghiêm trọng. Điều này xảy ra với tỷ lệ cao hơn đối với những trẻ nam, bởi đường bài xuất nước tiểu ở niệu đạo bé trai cũng đồng thời là đường xuất tinh. Đây cũng là nguyên nhân vì sao mà nam giới bị viêm đường tiết niệu cũng gặp phải các triệu chứng tương đương ở đường sinh dục. 

Các cơ quan khác cũng có nguy cơ bị ảnh hưởng trước tình trạng này là tinh hoàn, mào tinh, ống dẫn tinh… Một trong những cơ quan trên bị tổn thương thì khả năng ảnh hưởng đến sinh sản hoàn toàn có thể xảy ra.

Bàng quang tăng hoạt

Tình trạng bàng quang tăng hoạt xảy ra khi tình trạng viêm nhiễm tiến triển ở thành bàng quang, thần kinh bàng quang, từ đó khiến bàng quang bị tăng kích thích và trẻ sẽ phải đi tiểu nhiều hơn. Do tăng hoạt ở bàng quang khiến cho lớp thành bàng quang tăng về chiều dày, khả năng chứa nước tiểu của bàng quang cũng hạn chế. Nếu đi tiểu nhiều lần sẽ khiến trẻ mệt mỏi, mất ngủ và nhanh chóng kiệt sức.

Chính vì vậy, viêm bàng quang nếu không được khám và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm . Đặc biệt ở trẻ nhỏ và người già rất dễ bị tổn thương thận do nhiễm khuẩn bàng quang ít được phát hiện hoặc bị nhầm với bệnh khác.

Điều trị viêm bàng quang ở trẻ em như thế nào?

Chẩn đoán

Trẻ em bị viêm bàng quang có thể tiến triển rất nhanh và biến chứng rất nguy hiểm. Phụ huynh cần đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán nhiễm khuẩn, trước đó trẻ sẽ được khám lâm sàng để chẩn đoán các dấu hiệu, sau đó trẻ được xét nghiệm nước tiểu và máu chẩn đoán nguyên nhân. Khi tình trạng nước tiểu tắc nghẽn trong bàng quang, nhân viên y tế sẽ đặt ống dẫn lưu từ niệu đạo vào bàng quang để lấy mẫu nước tiểu sạch của trẻ. Bằng cách này giúp xác định được các loại vi khuẩn gây bệnh và giúp bác sĩ lựa chọn được loại kháng sinh điều trị phù hợp cho trẻ.

Điều trị viêm bàng quang ở trẻ em
Trẻ bị viêm bàng quang cần được uống nhiều nước để tăng cường bài tiết

Điều trị

Để điều trị viêm bàng quang ở trẻ em , sau khi chẩn đoán thì bác sĩ sẽ xác định được nguyên nhân gây bệnh, sau đó sẽ đưa ra phác đồ điều trị hợp lý. Ban đầu bệnh viêm bàng quang có thể điều trị dễ dàng bằng cách sử dụng kháng sinh, tuy nhiên việc sử dụng thuốc chỉ được áp dụng khi cần thiết. Theo đó, điều trị viêm bàng quang ở trẻ em được tiến hành theo các giai đoạn sau:

Trường hợp những trẻ chỉ bị viêm bàng quang ở mức độ nhẹ thì bác sĩ thường dùng kháng sinh có tác dụng nhẹ để tiêu trừ các loại vi khuẩn đường tiết niệu. Kháng sinh ở mức độ lành tính nhất, ít độc sẽ được ưu tiên dùng cho trẻ em.

Nếu như tình trạng bệnh của trẻ nặng hơn thì bác sĩ sẽ dùng kháng sinh đồ để chữa trị. Thời gian điều trị lâu hay nhanh còn tùy thuộc vào khả năng tiếp nhận và phản ứng thuốc của trẻ. Ngoài ra còn tùy thuộc vào số lần trẻ dùng kháng sinh trước đó, những trẻ thường xuyên điều trị với kháng sinh cần thời gian lâu hơn để tiếp nhận thuốc.

  • Nếu như bác sĩ nghi ngờ các vấn đề nghiêm trọng hơn xảy ra ở bàng quang, trẻ sẽ được siêu âm và chụp bàng quang ngược dòng để phòng nguy cơ phát triển sỏi và u bàng quang. 
  • Bên cạnh đó, nếu như trẻ có các triệu chứng sốt hoặc đau sẽ được điều trị từ triệu chứng bằng các loại thuốc hạ sốt, giảm đau. Nếu thuận lợi, trẻ sẽ hết bệnh sau 2-3 ngày điều trị.
  • Phụ huynh nên cho trẻ uống nhiều nước, bổ sung các loại trái cây để tăng cường vitamin, tuyệt đối không cho trẻ uống các loại nước ngọt, cafe, soda hoặc trà trong thời gian bị bệnh. 

Phòng bệnh viêm bàng quang ở trẻ em

Để đề phòng nguy cơ viêm bàng quang ở trẻ em, phụ huynh cần phải chú ý chăm sóc trẻ trong thời gian điều trị tránh để tái phát. Theo các chuyên gia, phụ huynh nên tuân thủ những nguyên tắc sau khi chăm sóc trẻ để phòng trừ viêm nhiễm bàng quang và đường tiết niệu xảy ra:

  • Phụ huynh cần luôn quan tâm đến việc vệ sinh cho trẻ, đồng thời không để tình trạng viêm bàng quang tiến triển nặng đến giai đoạn biến chứng, tránh để trẻ hay bất cứ ai khác vệ sinh vùng kín cho trẻ mỗi khi bé đi vệ sinh. 
  • Với những trẻ còn đóng tã bỉm, phụ huynh cần phải thay tã cho trẻ ngay sau khi đi vệ sinh, lau khô vùng kín không để cơ quan này ẩm ướt, đồng thời thường xuyên kiểm tra xem có cặn trắng ở bỉm hay không.
  • Phụ huynh cần chú ý vệ sinh cho bé trai và bé gái khác nhau, đối với bé gái gần phải vệ sinh từ trước ra sau để tránh vi khuẩn vào lỗ tiểu gây nhiễm trùng ngược dòng. Đối với bé trai cần chú ý vệ sinh ngoài và trong bao quy đầu.
  • Ở những bé trai, phụ huynh cần chú ý nếu như nhận thấy trẻ tiểu thành từng tia tiểu nhỏ , bao quy đầu sưng đỏ hoặc phồng to bất thường thì cần cho trẻ khám ngay vì có thể do dài hoặc hẹp bao quy đầu, điều này dễ dẫn đến bệnh viêm đường tiểu.
  • Nếu như trẻ đã nhận thức được, phụ huynh nên hướng dẫn cho trẻ thói quen vệ sinh đúng cách, không được nhịn khi mắc vệ sinh. 
  • Ngoài ra phụ huynh cũng nên cho trẻ uống đủ nước, đồng thời cũng cần đảm bảo chế độ ăn giàu rau củ quả, đa dạng thực phẩm giàu vitamin để tăng lượng nước, từ đó giúp cho hệ bài tiết nước tiểu của trẻ được vận hành tốt hơn.
  • Nếu như trẻ không may xảy ra va chạm hay chấn thương, va đập vùng kín cần cảnh giác những tổn thương ở hệ tiết niệu.
  • Chọn lựa những bộ quần áo thông thoáng, thấm hút mồ hôi để vùng dưới của trẻ luôn khô thoáng, giặt quần áo của trẻ và phơi khô ráo.

Trẻ bị viêm bàng quang nên ăn gì?

Một chế độ ăn uống đầy đủ chất và khoa học có thể giúp trẻ hạn chế viêm nhiễm ở bàng quang phát triển. Phụ huynh cần xây dựng cho trẻ những bữa ăn phù hợp.

Viêm bàng quang ở trẻ em
Nước ép cần tây có thể hỗ trợ điều trị chứng viêm bàng quang ở trẻ em

Vì vậy, nếu như trẻ bị viêm bàng quang thì nên ăn những thực phẩm sau đây:

  • Tỏi:  Trong tỏi có chứa thành phần kháng sinh rất đa dạng, các kháng chất này có thể giúp cơ thể tăng cường kháng thể tiêu diệt vi khuẩn có hại ở bàng quang, đường tiết niệu và nâng cao sức khỏe của trẻ. Tỏi đã được công nhận trong Y học hiện đại về khả năng hỗ trợ điều trị viêm. Phụ huynh có thể cho trẻ uống nước tỏi ép chưng với đường phèn mỗi ngày để chữa viêm bàng quang.
  • Rau cần tây: Thành phần chính của rau cần tây cũng có những chất chống sưng, chống viêm rất đa dạng, đây là thực phẩm đặc biệt tốt cho hệ tiết niệu. Cần tây có thể tiết giảm lượng acid uric trong máu, cơ thể, giúp gián tiếp góp phần ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm và tồn đọng cặn ở đường tiết niệu.
  • Nước ép quả dâu: Dâu là loại trái cây giàu vitamin, ngon miệng và rất cần thiết cho những trẻ bị viêm bàng quang. Trong đó, tác dụng chính của dâu tây là giúp ngăn không cho các loại vi khuẩn tồn tại ở lớp niêm mạc đường tiết niệu , hỗ trợ hoạt động đào thải thuốc kháng sinh hiệu quả hơn.

Một số loại trái cây mà phụ huynh nên bổ sung tăng cường cho trẻ bị viêm bàng quang như dưa hấu, dưa lê, các loại trái cây có màu đỏ, cam hoặc nho đem đến những chuyển biến rất tốt trong điều trị bệnh viêm bàng quang và viêm đường tiểu nói chung.

Bài viết đã thông tin về các biểu hiện và cách điều trị viêm bàng quang ở trẻ em. Phụ huynh cần chủ động đưa trẻ thăm khám sớm để bé được điều trị kịp thời. Nếu chữa trị chậm trễ, viêm bàng quang sẽ khiến trẻ đau đớn khó chịu, đồng thời còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản sau này.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Ung thư bàng quang nên ăn gì, kiêng gì tốt nhất?

Khi bị ung thư bàng quang, người bệnh cần được chăm sóc bằng một chế độ ăn uống hợp lý…

bị sỏi bàng quang nên ăn gì kiêng gì Bị sỏi bàng quang nên ăn gì, kiêng gì nhanh hết?

Người bệnh cần nắm rõ bị sỏi bàng quang nên ăn gì, kiêng gì để chủ động điều chỉnh chế…

Dùng cây mã đề chữa viêm bàng quang được không?

Dùng cây mã đề chữa viêm bàng quang là bài thuốc dân gian đã được lưu truyền từ lâu đời.…

trào ngược bàng quang niệu quản Trào ngược bàng quang niệu quản là gì? Cách điều trị

Trào ngược bàng quang niệu quản (VUR) đề cập tới tình trạng dòng nước tiểu đi ngược từ bàng quang…

bàng quang tăng hoạt Bàng quang tăng hoạt: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị

Bàng quang tăng hoạt có liên quan đến các triệu chứng tiểu gấp, tiểu nhiều lần, tiểu đêm... Tình trạng…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua