5 cách chữa sỏi bàng quang dân gian hiệu quả nhất
Sỏi bàng quang là căn bệnh về đường tiết niệu xảy ra khá phổ biến. Nếu không sớm điều trị sỏi sẽ dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như viêm bàng quang, ung thư bàng quang và ảnh hưởng đến chức năng thận. Hiện nay có nhiều cách chữa sỏi bàng quang dân gian hiệu quả, phổ biến là sử dụng các cây thuốc sắc uống hỗ trợ đào thải sỏi ra ngoài.
Sỏi bàng quang là gì?
Bàng quang là cơ quan nằm trong hệ thống cơ quan bài tiết, đây là một cơ rỗng nằm trước vùng chậu. Chức năng của bàng quang là chứa nước tiểu do thận bài tiết và dự trữ nước tiểu trước khi chúng đủ nhiều để bài tiết ra khỏi cơ thể. Khi chúng ra đi vệ sinh, lần lượt 3 lớp cơ của bàng quang hoạt động để đẩy nước tiểu ra ngoài theo từng đợt. Bàng quang chứa đầy nước tiểu sẽ căng lên và tạo cảm giác nặng ở ổ bụng dưới.
Sỏi bàng quang xảy ra khi lượng chất khoáng từ nước tiểu lâu ngày lắng đọng thành những kết cấu rắn nhỏ, chúng là những mảng khoáng chất cứng nằm rải rác trong bàng quang. Tương tự như sỏi thận, sỏi mật hay những bệnh lý về sỏi khác thì sỏi bàng quang cũng gây ra những cơn đau bụng khó chịu thành từng đợt.
Bệnh sỏi bàng quang thường hay gặp nhất ở người cao tuổi, nam giới có nguy cơ bị sỏi bàng quang nhiều hơn nữ giới. Ban đầu số lượng và kích thước sỏi nhỏ nên người bệnh sẽ không nhận ra những triệu chứng cụ thể. Sau đó lượng sỏi tăng dần, chúng gây đau và nhiều vấn đề khác khi đi tiểu. Lúc này người bệnh nên nghĩ đến chuyện điều trị để loại bỏ sỏi.
Dấu hiệu sỏi bàng quang
Đa số những bệnh nhân bị sỏi bàng quang thường không có triệu chứng rõ rệt ở thời kỳ đầu mắc bệnh, bởi khi số lượng sỏi còn ít và kích thước sỏi nhỏ sẽ không gây ra bất kỳ trở ngại nào. Khi số sỏi này tăng về kích thước, bàng quang chứa nhiều sỏi hơn sẽ gây ra những cơn đau tương đối đến nghiêm trọng. Lúc này người bệnh mới nhận thấy những khó chịu khi đi tiểu. Người bệnh cần chú ý những dấu hiệu sỏi bàng quang sau:
- Tiểu khó: Nếu như bình thường, bạn có thể đi tiểu trong khoảng 1 – 2 giờ/lần thì những người bị sỏi bàng quang sẽ tiểu nhiều hơn nhưng lượng nước tiểu mỗi lần rất ít. Ngoài ra dòng nước tiểu còn có thể bị tắc, nhỏ giọt, kèm theo tình trạng đau buốt khi bạn đi vệ sinh.
- Đau bụng dưới: Cảm giác đau bụng khi bị sỏi bàng quang tương tự như khi bạn mắc bệnh viêm đường tiểu, bụng dưới căng tức và đau âm ỉ nghiêm trọng. Thực tế tình trạng này là do sỏi trong bàng quang gây viêm, khiến vi khuẩn phát sinh làm viêm đường tiểu kèm theo. Người bệnh sẽ bị đau bụng xuyên suốt trong thời gian mắc bệnh.
- Màu sắc nước tiểu khác thường: Nếu bạn nhận thấy nước tiểu có màu đục, đậm màu hơn bình thường thì đây có thể là dấu hiệu có máu trong nước tiểu. Máu xuất phát từ những tổn thương bên trong bàng quan và đi ra theo đường bài tiết. Ngoài ra màu nước tiểu cũng sẽ chuyển sang sẫm hơn khi thành phần các chất trong nước tiểu thay đổi.
- Đau khi vận động: Tình trạng đau bụng dưới có thể xảy ra khi bạn vận động, di chuyển, đặc biệt là ở vùng dưới rốn. Khi sỏi di chuyển trong bàng quang gây ra những va chạm bên trong niêm mạc, ảnh hưởng đến thành bụng và hình thành những cơn đau âm ỉ..
- Sốt cao: Dấu hiệu sốt cao là biểu hiện của tình trạng nhiễm trùng, điều này xảy ra khi sỏi tạo ra các tổn thương và gây viêm nhiễm trong bàng quang hoặc đường tiết niệu. Ngoài ra, một số trường hợp nhiễm khuẩn đường tiểu cũng có thể khiến người bệnh bị sốt trong thời gian ngắn.
Bệnh sỏi bàng quang có chữa được không?
Sỏi bàng quang là căn bệnh xảy ra khá phổ biến, tương tự như những bệnh lý đường tiết niệu khác thì sỏi bàng quang cũng gây khó khăn cho hoạt động bài tiết. Phụ thuộc vào nguyên nhân mà có những cách điều trị sỏi bàng quang khác nhau. Nhưng người bệnh có thể yên tâm vì sỏi bàng quang chữa khỏi nhanh bằng cách điều trị nội khoa hoặc can thiệp ngoại khoa đơn giản.
Nhiều nguyên nhân gây sỏi bàng quang như thói quen ăn uống chưa điều độ, chế độ ăn uống thiếu khoa học, thói quen sinh hoạt và làm việc không hợp lý, hoặc do người bệnh có thói quen dùng nhiều chất béo, gia vị trong bữa ăn. Một số trường hợp sỏi bàng quang xuất phát từ thận hoặc niệu quản rơi xuống. Nếu như bàng quang đã từng hoặc đang bị viêm nhiễm sẽ làm tắc nghẽn dòng lưu thông nước tiểu và hình thành sỏi.
Điều trị sỏi bàng quang bằng cách dùng thuốc tán sỏi thường đem lại hiệu quả với những loại sỏi nhỏ. Với sỏi lớn hơn, bác sĩ sẽ chỉ định mổ hở lấy sỏi khi bệnh nhân nhận thấy cơn đau nghiêm trọng. Ngoài ra vẫn có nhiều trường hợp người bệnh chỉ cần uống nhiều nước cũng có thể đẩy sỏi ra ngoài tự nhiên. Tuy nhiên cách này chỉ áp dụng được với những bệnh nhân bị sỏi bàng quang ban đầu. Ngoài ra còn có nhiều cách chữa sỏi bàng quang dân gian được áp dụng và mang lại hiệu quả nhất định.
Thực tế hiện nay bệnh nhân có nhiều lựa chọn trong điều trị sỏi bàng quang, phụ thuộc vào mức độ sỏi nặng hay nhẹ mà bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng bệnh để đưa ra hướng điều trị an toàn cho bệnh nhân. Quan trọng nhất là bản thân người bệnh cần chủ động trong khám chữa bệnh, thường xuyên thăm khám định kỳ để được theo dõi bệnh lý sát sao, tránh để bệnh tiến triển âm thầm đến giai đoạn gây biến chứng cấp tính hay mạn tính sẽ rất khó chữa khỏi và dễ để lại biến chứng cho bệnh nhân.
Phương pháp điều trị sỏi bàng quang
Hiện nay có rất nhiều phương pháp được áp dụng để điều trị sỏi bàng quang, căn bệnh này được chữa bằng nhiều cách đơn giản nếu bệnh nhân ý thức mình đã mắc bệnh và tiến hành thăm khám sớm. Ngược lại điều trị muộn sẽ đem đến nhiều rủi ro cho bệnh nhân, đặc biệt là những bệnh nhân có bệnh lý nền như huyết áp hoặc đái tháo đường.
Sỏi bàng quang gây ra những cơn đau từ mức nhẹ đến mức nghiêm trọng, phụ thuộc vào mức độ tổn thương niêm mạc bên trong bàng quang. Niêm mạc có thể bị viêm loét, chảy máu, nhiễm khuẩn, triệu chứng sẽ trở nên nghiêm trọng và nguy cơ ảnh hưởng đến bộ phận cùng hệ thống tiết niệu. Nếu điều trị không đúng cách cũng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.
Để điều trị bệnh hiệu quả, các bác sĩ sẽ dựa vào mức độ sỏi ở từng bệnh nhân để lựa chọn phương pháp phù hợp, không hẳn bệnh nhân nào bị sỏi bàng quang cũng đều phải mổ để lấy sỏi. Những bệnh nhân chỉ mới có sỏi nhỏ, không cần phải điều trị mà chỉ cần uống nước thì sỏi cũng tự động được loại bỏ khỏi cơ thể bằng đường tiểu.
Bệnh sỏi bàng quang cũng tương tự như những cơ quan bị sỏi khác, nguyên tắc điều trị quan trọng là loại bỏ sỏi để tránh những tổn thương cho cơ quan chủ. Những phương pháp điều trị sỏi bàng quang được áp dụng phổ biến hiện nay là:
– Phương pháp tán sỏi: Tán sỏi là hình thức điều trị sỏi bàng quang phổ biến, mang đến hiệu quả tương đối cao. Bệnh nhân sẽ được bác sĩ thực hiện tán sỏi thông qua lỗ niệu đạo, bằng thao tác với ống nội soi để trực tiếp lấy sỏi. Sau đó là bước phá vỡ sỏi bằng sóng âm thanh và tia laser.
Tán sỏi cũng là cách điều trị sỏi thận, sỏi túi mật hay sỏi gan. Mặc dù can thiệp không quá lớn nhưng bệnh nhân vẫn cần được gây mê trước khi thực hiện thủ thuật. Ưu điểm của phương pháp này là tính hiệu quả, loại bỏ được phần lớn sỏi ở mức trung bình, đồng thời nguy cơ nhiễm trùng cũng thấp hơn so với những can thiệp ngoại khoa khác. Nếu cần thiết, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân sử dụng thêm kháng sinh để hạn chế tình trạng nhiễm trùng.
– Phương pháp phẫu thuật: Phẫu thuật cũng là hình thức điều trị sỏi bàng quang triệt để, tuy nhiên chỉ những trường hợp thật sự cần thiết mới làm phẫu thuật. Nếu như sỏi quá lớn, số lượng sỏi nhiều và rải rác với kích thước khác nhau sẽ không thực hiện tán sỏi được thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Thông thường phẫu thuật sẽ được chỉ định chủ yếu cho những bệnh nhân có kích thước sỏi lớn hơn 3mm và có kèm theo u xơ tuyến tiền liệt, hoặc tình trạng xơ cứng cổ bàng quang, hẹp niệu đạo,…
Khi phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được gây mê hoàn toàn và thời gian phẫu thuật trong khoảng tối tiểu là 1h để gắp bỏ số sỏi ra khỏi bàng quang hoàn toàn. Thao tác sẽ được thực hiện tại vùng rạch ở mặt ngoài gần xương mu. Thời gian lưu viện sau khi phẫu thuật kéo dài khoảng 3 đến 5 ngày.
Mặc dù thủ thuật loại bỏ sỏi bàng quang đơn giản nhưng nếu bác sĩ thực hiện thiếu tay nghề, khâu vệ sinh sát trùng không đảm bảo vẫn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó người bệnh cần đến các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và điều trị đúng hướng, phòng trừ các trường hợp nguy hiểm đến tính mạng.
5 cách chữa sỏi bàng quang dân gian hiệu quả
Chữa sỏi bàng quang dân gian bằng các loại cây thuốc, thảo dược hay dược liệu tự nhiên là phương pháp điều trị lâu đời của dân tộc. Tuy nhiên về mặt khoa học thì các cây thuốc này vẫn chưa được công nhận trong giới chuyên môn. Thông thường, thuốc dân gian sẽ có tác dụng hỗ trợ điều trị và giúp sức khỏe của người bệnh tiến triển tích cực hơn. Do đó những bài thuốc dân gian chữa sỏi bàng quang vẫn được áp dụng và lưu truyền với những giá trị nhất định. Sau đây là 5 cách trị sỏi bàng quang bằng cây thuốc dân gian được dùng phổ biến nhất:
Bài thuốc từ rau dừa nước
Trong dân gian, bài thuốc từ rau dừa nước được dùng trong điều trị những bệnh lý về sỏi rất phổ biến, đặc biệt là sỏi đường tiết niệu. Tên gọi khác của rau dừa nước là cây thủy long, loài cây này thường mọc dại và có công dụng thải độc rất tốt. Một số chất có trong rau dừa nước như vitamin C, chất xơ, canxi, sắt, glucid… đều là những thành phần cần thiết cho hoạt động bào mòn sỏi tiết niệu.
Cách chữa bệnh sỏi bàng quang bằng rau dừa nước rất dễ thực hiện, đặc biệt là khi người bệnh áp dụng theo hướng dẫn sau:
- Đầu tiên, bạn chuẩn bị sơ chế và rửa sạch khoảng 200g rau dừa nước.
- Có thể đem phần rau dừa nước này phơi khô, hãm lấy nước uống
- Ngoài ra rau dừa nước tươi còng dùng nấu canh rau dừa cùng thịt băm rất ngon miệng.
- Cách kết hợp rau dừa nước với rau ngổ sắt thành nước uống hàng ngày cũng được áp dụng để điều trị sỏi bàng quang.
Bài thuốc từ rễ cỏ tranh
Dược liệu rễ cỏ tranh là một vị thuốc rất quen thuộc trong các bài thuốc thải độc, thanh nhiệt. Từ lâu cỏ tranh có mặt trong nhiều bài thuốc trị bệnh đường tiết niệu, tương tự tác dụng cũng hiệu quả tương đương sỏi bàng quang. Một số chất của rễ cỏ tranh có thể bào mòn và thải bỏ các cặn sỏi bàng quang như glucose, fructose, acid citric, malic, oxalic…
Không chỉ hỗ trợ điều trị sỏi bàng quang, sử dụng rễ cỏ tranh còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Trong Đông y, công dụng nổi bật của rễ cỏ tranh là khả năng giải độc, điều trị chứng tiểu ra máu, viêm bàng quang, bệnh thận và bệnh sỏi bàng quang… Hướng dẫn cách dùng rễ cỏ tranh như sau:
- Về phần chuẩn bị, bạn cần khoảng 200g rễ cỏ tranh, 100g rễ đậu biếc, 100g rau má.
- Đem tất cả các nguyên dược liệu trên đi rửa sạch, sau đó sắc cùng với 600ml nước.
- Sắc thuốc trong khoảng 30 phút đến khi thuốc sắc còn một nửa thì ngưng.
- Chia lượng thuốc thành 3 lần uống mỗi ngày để điều trị chứng sỏi bàng quang.
- Ngoài ra nếu không kết hợp với các vị thuốc khác, người bệnh cũng có thể chỉ cần nấu rễ cỏ tranh khoảng 20 phút trong nước lọc và lấy nước uống là được.
Bài thuốc từ cây sài đất
Cây sài đất được ứng dụng trong nhiều bài thuốc dân gian, đặc biệt là các bài thuốc về điều trị bệnh liên quan đến đường tiết niệu, nóng trong người, tắc nghẽn hoặc ứ huyết,…. Những tên gọi khác của cây sài đất là ngổ núi, cúc giáp, cây cúc nháp, dùng chủ yếu để chữa chứng sỏi tiết niệu, giải độc gan, các bệnh viêm ngứa ngoài da…
Trong thành phần của sài đất cũng chứa nhiều hoạt chất và tinh dầu tốt cho sức khỏe. Vì thế mà bài thuốc từ sài đất độc vị hoặc kết hợp cùng nhiều vị thuốc tương trợ khác là cách chữa sỏi bàng quang dân gian được nhiều người lựa chọn. Một số thành phần nguyên dược liệu khác thường được sử dụng kết hợp với sài đất bao gồm cây mã đề, bồ công anh, cam thảo đất.
- Nếu chuẩn bị cây sài đất độc vị thì dùng khoảng 300g sài đất sắc cùng 1 lít nước uống.
- Với cách kết hợp cùng mã đề, bồ công anh hoặc cam thảo đất thì bạn cân chỉnh thành phần theo tỷ lệ 2:1.
- Cho các cây thuốc vào ấm sắc cùng 800ml nước, đun đến khi thuốc còn phân nửa thì lọc lấy nước thuốc bỏ bã.
- Nên chia phần thuốc thành 3 lần uống sau mỗi bữa ăn hàng ngày.
Bài thuốc từ quả dứa
Dứa hay thơm là loại trái cây có vị chua, khá ngọt và việc dùng dứa trong điều trị sỏi bàng quang cũng được áp dụng khá phổ biến trong dân gian. Để dùng dứa chữa viêm bàng quang, chỉ cần dùng một quả dứa khoét cuống, tiếp sau đó lấy phèn chua cho vào lỗ đã khoét. Sau đó bạn đem quả dứa đi nướng chín đến khi vỏ ngoài cháy sém. Bạn gỡ bỏ phần vỏ, còn lại phần thịt đem vắt lấy nước cốt uống. Nên uống nước dứa từ 2 – 3 lần mỗi ngày là khỏi bệnh.
Ngoài cách sử dụng phần thịt dứa để chữa bệnh như trên. Người bệnh có thể dùng rễ dứa, đem đi sao vàng, kết hợp cùng một nắm lá kim tiền thảo, sắc cùng với 3 bát nước, đến khi thuốc đã sắc còn một nửa thì bạn dùng uống ngày 2 lần. Thực hiện liên tục trong 5 – 6 ngày có thể bào mòn và đẩy sỏi ra khỏi cơ thể rất hiệu quả.
Bài thuốc từ kim tiền thảo
Một cách chữa sỏi bàng quang dân gian hiệu quả khác là sử dụng kim tiền thảo. Cây thuốc này được ứng dụng trong rất nhiều bài thuốc Đông y, vừa có tác dụng làm mát cơ thể, vừa giúp điều trị vấn đề tắc nghẽn do sỏi, hoặc viêm đường tiết niệu.
Trong thành phần của kim tiền thảo có một lượng saponin triterpenoid đáng kê, cùng với polysaccharide, đây là những chất có công dụng chính là lợi tiểu, tiêu trừ được các khoáng cặn trong nước tiểu, từ đó làm giảm kích thước sỏi. Người bệnh chuẩn bị bài thuốc từ cây kim tiền thảo theo cách sau:
- Trước tiên người bệnh chuẩn bị khoảng 40g kim tiền thảo, rửa sạch nước và để ráo.
- Dùng cả cây kim tiền thảo đem đi nấu nước uống mỗi ngày, ngày uống 2 – 3 lần để chữa sỏi.
Lưu ý khi điều trị sỏi bàng quang bằng cách dân gian
Những cách chữa sỏi bàng quang theo dân gian kể trên chỉ mang đến hiệu quả nhất định trong điều trị các loại sỏi nhỏ, với sỏi to thì cách uống thuốc nam kể trên không còn hiệu quả. Nếu như người bệnh đã áp dụng những cách chữa sỏi bàng quang dân gian nhưng không thấy công hiệu thì nên thay đổi cách điều trị ngay từ sớm. Kích thước sỏi ngày càng tăng sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, việc điều trị cũng sẽ khó khăn hơn:
- Gây rối loạn chức năng bàng quang: Sỏi bàng quang có khả năng gây ra những tổn thương cho bàng quang về lâu dài. Nếu như số lượng sỏi hình thành càng nhiều, chúng sẽ gây tắc nghẽn toàn bộ đường tiểu, dẫn đến hiện tượng vô niệu. Không chỉ ảnh hưởng đến bàng quang mà còn cả những cơ quan lân cận khác.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu: Nhiễm trùng là biến chứng thường gặp nhất của sỏi bàng quang. Vi khuẩn xuất phát từ bàng quang, sau đó chúng di chuyển và tàn phá các mô thận, nếu người bệnh nhận thấy các triệu chứng đau bụng, căng tức bụng dưới nghiêm trọng, cùng với đó là tình trạng tiểu ra máu thì nên cảnh giác với hiện tượng này.
- Viêm thận: Biến chứng viêm thận là một trong những nguy cơ cấp tính rất nguy hiểm khi sỏi bàng quang không được điều trị sớm. Thận viêm sẽ có dấu hiệu nhiễm trùng và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Ngoài ra, khi điều trị sỏi bàng quang thì bệnh nhân phải lưu ý xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, uống nhiều nước, sinh hoạt điều độ. Đồng thời hạn chế những loại thực phẩm cay nóng, chất kích thích, chúng sẽ làm trầm trọng hơn tình trạng viêm nhiễm ở đường tiết niệu.
Bài viết đã chia sẻ về một số cách chữa sỏi bàng quang dân gian được áp dụng phổ biến hiện nay. Sỏi bàng quang ở giai đoạn đầu chưa có dấu hiệu rõ ràng, cụ thể sẽ dễ nhầm lẫn với bệnh tiết niệu thông thường. Lúc này việc điều trị bằng các loại thuốc nam có thể mang đến tác dụng tích cực, đối với những trường hợp sỏi có kích thước lớn, người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế uy tín để thăm khám, nếu cần thiết bác sĩ sẽ thực hiện nội soi, tán sỏi nội soi hoặc phẫu thuật để loại bỏ sỏi hoàn toàn..
Bài viết liên quan:
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!