10+ cách chữa bệnh vảy nến tại nhà hay từ dân gian

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Trong dân gian hiện đang lưu truyền rất nhiều cách chữa bệnh vảy nến tại nhà cực hay, có thể áp dụng thường xuyên để làm giảm các triệu chứng bệnh mà không phải lo ngại sẽ gặp tác dụng phụ như khi sử dụng thuốc tân dược. Dưới đây là những mẹo trị bệnh đang được áp dụng phổ biến nhất.

Bệnh vảy nến là một dạng bệnh tự miễn khởi phát khi các tế bào lympho do hệ miễn dịch sản xuất nhầm lẫn da với các tác nhân gây hại cần phải loại bỏ. Lúc này da bị tấn công và trong quá trình tái tạo, tế bào da tăng sinh quá nhanh đóng thành nhiều mảng vảy màu bạc xếp lớp trên nền da đỏ. Kèm theo đó là cảm giác ngứa ngáy, khô da, bong tróc ở vùng da bị tổn thương.

cách chữa bệnh vảy nến tại nhà
Một số mẹo tự nhiên có thể giúp hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến tại nhà

Sang thương do bệnh vảy nến gây ra chủ yếu tập trung ở những vùng da thường xuyên bị ma sát như khuỷu tay, đầu gối. Từ một khu vực nhỏ, nếu không được kiểm soát tốt bệnh vảy nến có thể lan ra toàn thân gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý, sức khỏe cũng như vẻ đẹp thẩm mỹ bên ngoài của người bệnh.

Bệnh có thể tái phát nhiều đợt trong năm khi gặp các điều kiện thuận lợi như suy giảm miễn dịch, chấn thương, căng thẳng, nhiễm trùng, khí hậu khô hanh… Ngoài thuốc, một số mẹo chữa bệnh vảy nến tự nhiên theo kinh nghiệm dân gian cũng được nhiều bệnh nhân tích cực áp dụng để có thể chung sống hòa bình với căn bệnh da liễu mãn tính này.

11 cách chữa bệnh vảy nến tại nhà

Bệnh vảy nến có thể được kiểm soát tốt nếu bạn có chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, biết chăm sóc da và tận dụng các bài thuốc từ thảo dược tự nhiên đúng cách. Dưới đây là một số cách trị vảy nến theo dân gian đơn giản có thể áp dụng ngay tại nhà để cải thiện các triệu chứng và hạn chế sự lệ thuộc vào thuốc tây.

1. Chữa trị bệnh vảy nến bằng lô hội

Lô hội chứa thành phần chủ yếu là nước nên có tác dụng dưỡng ẩm, làm dịu kích ứng trên vùng da bị vảy nến. Cùng với đó, một số chất trong gel lô hội còn có khả năng sát trùng, giảm viêm, kích thích các tế bào da mới nhanh được tái tạo, phục hồi làn da bị tổn thương.

  • Chuẩn bị: Một bẹ lô hội tươi
  • Cách sử dụng: Gọt bỏ vỏ lá lô hội, lấy phần ruột bên trong đem xay nhuyễn. Thoa một lớp mỏng lên vùng da cần điều trị và để ít nhất 20 phút trước khi làm sạch lại da. Mỗi tuần thực hiện 3 – 4 lần để mau thấy được kết quả như ý.

2. Mẹo chữa bệnh vảy nến bằng lá trầu không

Nhờ có đặc tính kháng khuẩn tự nhiên, lá trầu không được bệnh nhân bị vảy nên tin dùng làm thuốc chữa bệnh. Tùy theo vị trì bị vảy nến mà linh hoạt lựa chọn một trong 2 cách sau:

Trường hợp bị vảy nến da đầu:

  • Chuẩn bị: 5 cái lá trầu bánh tẻ, 1 muỗng muối ăn, 1 nắm rau răm
  • Cách thực hiện: Hai thứ lá đem rửa sạch, nấu với 1,5 lít nước trong 10 phút. Sau đó mới bỏ muối vào, quậy tan, tắt bếp. Gạn nước ra một cái chậu sạch, chờ nguội rồi lấy gội đầu. Người bị vảy nến da đầu nên thực hiện mỗi tuần 3 lần có tác dụng giảm ngứa, kích thích các mảng vảy bong tróc ra ngoài một cách tự nhiên.
Cách trị vảy nến theo dân gian
Lá trầu không với đặc tính sát trùng, kháng viêm tự nhiên có thể giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh vảy nến

Bệnh vảy nến ở một vùng da nhỏ trên cơ thể:

  • Chuẩn bị: 7 lá trầu tươi, 1/2 thìa cà phê muối
  • Cách sử dụng: Sau khi rửa sạch lá trầu, cho vào cối giã nát cùng với muối. Dùng một miếng vải sạch vắt nước cốt thoa trực tiếp lên chỗ da bị vảy nến có tác dụng làm mềm da, ngăn ngừa nhiễm trùng. Chăm chỉ áp dụng cách chữa vảy nến bằng lá trầu và muối tại nhà mỗi tuần 3 lần để các triệu chứng bệnh không còn làm phiền đến bạn.

3. Chữa vảy nến với củ nghệ vàng

Củ nghệ vàng giàu curcumin – một chất đã được khoa học chứng minh có tác dụng mạnh trong việc kháng viêm, diệt khuẩn, chống oxy hóa. Nó được sử dụng như một loại thuốc điều trị tại chỗ để làm giảm các dấu hiệu khó chịu do bệnh vảy nến mang lại.

  • Chuẩn bị: 1 củ nghệ tươi
  • Cách sử dụng: Cạo vỏ nghệ cho sạch rồi giã nát. Thêm vào 2 thìa nước đun sôi để nguội rồi lọc lấy nước cốt nghệ. Dùng bông gòn thấm nước nghệ thoa trực tiếp lên chỗ da bị tổn thương mỗi ngày 3 lần.

Ngoài cách trị vảy nến dân gian trên, bệnh nhân nên kết hợp dùng nghệ trong chế độ ăn uống như một loại gia vị với liều lượng 1,5 đến 3g mỗi ngày. Hoặc cũng có thể bổ sung viên uống chứa chiết xuất curcumin từ nghệ để da nhanh lành, kéo giãn khoảng cách giữa các đợt tái phát bệnh.

4. Bài thuốc chữa bệnh vảy nến tại nhà từ cây lược vàng

Nghiên cứu cho thấy trong cây lược vàng chứa nhiều hoạt chất quý như vitamin B2, PP, flavonoid , Sulfolipid hay Triacyglyceride. Những chất này thể hiện rõ đặc tính kháng khuẩn, chống viêm. Đồng thời chúng cũng giúp giảm ngứa, bảo vệ các tế bào da khỏe mạnh khỏi bị tổn thương khi gặp ánh nắng mặt trời và các tác nhân gây hại.

  • Chuẩn bị: 3 – 5 lá lược vàng loại màu xanh đậm ( nên hái lúc sáng sớm), 1/4 thìa muối ăn
  • Cách sử dụng: Cắt nhỏ lá lược vàng rồi bỏ vào cối giã nát chung với muối. Lấy cả bã đắp lên khu vực da cần điều trị 20 phút. Thực hiện cách ngày cho đến khi bệnh ổn định.

5. Khắc phục bệnh vảy nến bằng muối Epsom

Muối Epsom là một loại muối vô cơ tự nhiên được tạo ra từ 3 nguyên liệu chính gồm magie, oxi cùng với lưu huỳnh. Loại muối này được khuyến khích sử dụng cho bệnh nhân bị vảy nến vì nó có tác dụng sát trùng, giảm ngứa, làm sạch và cân bằng độ ẩm trên bề mặt da. Ngoài ra, muối Epsom còn giúp giảm hiện tượng phù nề ở vùng da bị vảy nến bằng cách thấm hút bớt nước ra khỏi các mô.

cách chữa bệnh vảy nến tại nhà bằng muối epsom
Muối Epsom chứa nhiều khoáng chất có tác dụng sát trùng, giảm ngứa ngáy khi bị bệnh vảy nến

Cách chữa bệnh vảy nến tại nhà bằng muối Epsom khá đơn giản và an toàn ngay cả đối với trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai bị vảy nến. Để sử dụng, bạn hãy lấy 1 thìa cà phê muối pha vào chậu nước tắm. Sau đó ngâm mình vào đó khoảng 10 phút, kết hợp mát xa để muối phát huy được hiệu quả tốt hơn.

6. Cách trị vảy nến theo dân gian từ dầu ô liu

Ngoài chế biến món ăn, dầu ô liu còn được sử dụng để chữa bệnh vảy nến. Nguyên liệu này giàu axit béo omega 3 hoạt động như một chất kháng viêm, khử khuẩn. Kết hợp với các thành phần vitamin nhóm B, C, E được tìm thấy trong dầu ô liu vừa giúp tiêu diệt vi khuẩn, vừa có tác dụng cân bằng độ ẩm trên da, ngăn chặn quá trình sừng hóa của các tế bào và xoa dịu cơn ngứa thường gặp ở những người bị bệnh vảy nến.

  • Chuẩn bị: Dầu ô liu nguyên chất 
  • Cách sử dụng: Làm sạch vùng da bị vảy nến rồi lấy một ít dầu ô liu thoa lên da mỗi buổi tối trước khi đi ngủ. Trường hợp bị bệnh vảy nến toàn thân thì có thể pha 1 thìa dầu ô liu vào trong nước tắm rồi ngâm mình vào đó khoảng 15 phút. 

Hiện nay, dầu ô liu được bày bán rất nhiều trong các siêu thị, cửa hàng thực phẩm ở thành phố lớn. Bệnh nhân ở các vùng sâu vùng xa nếu không mua được loại dầu này có thể thay thế bằng dầu dừa. Nó có tác dụng tương tự nhưng giá thành rẻ và dễ kiếm hơn dầu ô liu do được sản xuất trong nước.

7. Tắm nắng cũng là một cách hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến tại nhà

Không chỉ một mà rất nhiều cuộc nghiên cứu đã chỉ ra việc tắm nắng mang lại nhiều hiệu quả tích cực cho bệnh nhân bị vảy nến. Điều này nghe thật khó tin bởi xưa nay ánh nắng mặt trời vẫn được xem là thủ phạm kích hoạt bệnh vảy nến bùng phát. Tuy nhiên việc tắm nắng đúng cách ngược lại có thể giúp cơ thể lợi dụng tia cực tím nhằm ức chế sự tăng sinh bất thường của các tế bào kích hoạt bệnh vảy nến phát triển. 

Để đạt được hiệu quả cao và không gây tác dụng ngược, khi tắm nắng người bệnh vảy nến cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

  • Mùa hè nên tắm nắng trước 7 giờ sáng. Các mùa còn lại có thể tắm muộn hơn nhưng cũng không nên tắm sau 8 giờ. Ngoài ra bạn cũng có thể tắm nắng vào buổi chiều, bắt đầu từ lúc 16 giờ trở đi.
  • Tránh tắm nắng trong khung giờ có cường độ tia cực tím cao nhất là từ 10 giờ sáng đến 16 giờ chiều.
  • Trẻ bị bệnh vảy nến có thể tắm nắng mỗi lần từ 10 – 15 phút, người lớn khoảng 20 phút là đủ.
  • Khi tắm nên để vùng da bị vảy nến lộ ra ngoài tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời

8. Điều trị bệnh vảy nến bằng cây lá lốt

Tiếp theo, một cách chữa bệnh vảy nến tại nhà khác bạn có thể xem xét thực hiện đó chính là dùng cây lá lốt. Thực phẩm này vốn nổi tiếng với tác dụng giảm đau, sát khuẩn. Ngoài ra, lá lốt còn có khả năng tăng cường lưu thông tuần hoàn máu dưới da, góp phần đưa dưỡng chất nhiều hơn đến khu vực da bị bệnh để tổn thương có thể được chữa lành trong thời gian nhanh nhất.

cách chữa bệnh vảy nến tại nhà bằng lá lốt
Lá lốt được biết đến với tác dụng giảm đau, kích thích lưu thông máu dưới da giúp tổn thương do bệnh vảy nến nhanh lành

Theo kinh nghiệm dân gian, lá lốt thường được sử dụng sắc uống thay trà hàng ngày hoặc nấu nước tắm rửa theo cách sau:

  • Chuẩn bị: 10 cây lá lốt tươi ( hoặc khô ), dùng toàn thân cây
  • Cách sử dụng: Cây lá lốt đem về xối dưới vòi nước cho sạch đất cát và bụi bẩn bám dính ở rễ, thân, lá. Chặt khúc ngắn, đem đun sôi kỹ cùng 2 – 3 lít nước. Nước dùng tắm hoặc vệ sinh khu vực da bị bệnh mỗi ngày 1 – 2 lần. Trong quá trình tắm, lấy xác lá chà nhẹ nhàng vào chỗ bị vảy nến để kích thích các mảng vảy bong tróc ra ngoài mà không làm tổn thương da. 

9. Bài thuốc chữa bệnh vảy nến từ cây bèo hoa dâu

Bèo hoa dâu được sử dụng làm dược liệu trong Đông y với tên gọi là phủ bình. Thảo dược này tính lạnh, vị đắng có tác dụng kháng viêm, tiêu độc, trị nóng trong, mẩn ngứa, kháng viêm, chống dị ứng. Khi sử dụng chữa bệnh vảy nến thường được kết hợp với lá trầu và rau răm để đạt được hiệu quả tốt hơn.

  • Chuẩn bị: 20 lá bèo hoa dâu, 10 lá trầu không, 200g rau răm, 1/3 thìa muối
  • Cách sử dụng: Cho tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị vào nồi đun sôi kỹ với 2 lít nước trong 15 phút. Gạn lấy 1 ly nhỏ để uống. Chỗ nước còn lại lấy rửa vùng da bị bệnh vẩy nến ngày 2 lần.

10. Dùng lá khế chữa bệnh vảy nến

Đối với bệnh nhân bị vảy nến lâu năm thì bài thuốc từ lá khế hẳn không còn quá xa lạ. Theo y học cổ truyền, lá khế có công dụng giải nhiệt, thải độc, chống viêm, giảm ngứa. Phân tích thành phần của lá khế, y học hiện đại cũng tìm thấy một số chất có tác dụng diệt khuẩn, giúp làm tổn thương nhanh được tái tạo và giảm nguy cơ bị nhiễm trùng cho người bệnh vảy nến.

Cách 1: Sử dụng lá khế nguyên chất

  • Chuẩn bị: 200g lá khế tươi
  • Cách sử dụng: Lá khế tươi đem đi rửa sạch, vò cho hơi nát rồi đun sôi cùng 2 lít nước. Khi nước sôi, vặn bếp cho nhỏ lại để khoảng 10 phút để các hoạt chất trong lá khế hòa tan hết trong nước. Cuối cùng chỉ cần chờ nước nguội, lấy ngâm rửa vùng da bị vảy nến 2 lần trong ngày.

Cách 2: Kết hợp lá khế với một số thảo dược khác

  • Chuẩn bị: Lá long não, lá khế, lá cây thảo cao ( thanh hao), lá thông mỗi thứ 20g
  • Cách sử dụng: Rửa sạch tất cả rồi cho vào nồi. Đổ nước vào cho ngập mặt lá rồi đem đun sôi từ 10 – 15 phút. Gạn nước lá ra, để nguội dùng tắm rửa hàng ngày. Sau khi tắm xong nên tráng lại người bằng một lần nước sạch.

11. Cách chữa bệnh vảy nến tại nhà bằng các món ăn bài thuốc

Dinh dưỡng trị liệu là một trong những giải pháp được áp dụng để khắc phục bệnh vảy nến tại nhà. Theo Đông y bệnh vảy nến có liên quan đến tạng Can, Phế, chủ yếu là do huyết nhiệt gây nên. Chính vì vậy, sử dụng những món ăn thanh huyết, mát gan và có khả năng thúc đẩy lưu thông khí huyết tới nuôi dưỡng bì phu sẽ giúp bệnh nhân kiểm soát tốt các triệu chứng, ngăn chặn các đợt tái phát bệnh trong tương lai.

Món chè đậu xanh:

  • Chuẩn bị: 150g hạt đậu xanh nguyên vỏ, 20g nấm hương, 50g lô hội, đường cát
  • Cách chế biến: Lô hội gọt vỏ, cắt nhỏ, nấm hương bổ làm đôi. Cho tất cả vào nồi với lượng nước vừa đủ hầm nhừ thành chè. Thêm đường vào chia ăn vài lần trong ngày cho hết. Mỗi tuần dùng món ăn này khoảng 2 lần.
  • Công dụng: Bổ phế, tiêu trừ độc tố, giải nhiệt, kích thích sinh tân dịch.
món ăn bài thuốc chữa vảy nến tại nhà
Món chè đậu xanh nha đam thanh mát rất có lợi cho bệnh nhân bị vảy nến

Món móng giò lợn tiềm thuốc bắc:

  • Chuẩn bị: 1 cái móng giò lợn, 12g địa hoàng, 12g vân quy, 12g xuyên khung, 12g thược dược, 12g mạch môn, 10g khởi tử, 10g cúc hoa.
  • Cách chế biến: Móng giò lợn chặt nhỏ, cho vào nồi tiềm cùng các vị thuốc bắc cho đến khi chín nhừ. Ăn móng giò và uống cả nước.
  • Công dụng: Làm mát gan, bổ phế, lợi huyết

Món canh mướp đắng:

  • Chuẩn bị: 200g mướp đắng, miến và nấm mèo mỗi loại 20g, đậu hũ non 30g, các loại gia vị
  • Cách chế biến: Mướp đắng cắt làm đôi theo chiều ngang, móc bỏ ruột. Miến, nấm mèo ngâm nở, băm nhỏ cùng đậu phụ non, ướp chút gia vị rồi nhồi vào trong quả mướp đắng. Nấu thành canh ăn mỗi tuần 2 – 3 lần.
  • Công dụng: Trị nóng gan, làm mát máu, thải độc cho da, giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho bệnh nhân bị vảy nến.

Bên cạnh các món ăn bài thuốc trị vảy nến theo dân gian trên đây, trong chế độ ăn hàng ngày người bệnh nên ưu tiên các thực phẩm giàu vitamin C, D và omega 3. Bao gồm: Dầu thực vật, hạt óc chó, hạt lanh, cá chích, cá thu, cam, bưởi, cà chua, dưa leo… Hạn chế các loại đồ uống, thức ăn có thể kích hoạt bệnh vảy nến tái phát như: Thịt đỏ, các món cay, đồ ăn nhanh, bánh kẹo và nước ngọt chứa đường tinh chế, bia, rượu.

Cách trị vảy nến theo dân gian có chữa khỏi bệnh không?

Đối với những cách trị vảy nến dân gian, người bệnh nên áp dụng ngay khi bệnh mới khởi phát, các triệu chứng còn nhẹ thì mới có tác dụng. Trường hợp bệnh nặng cần sử dụng thuốc và các thủ thuật y khoa mới có thể khống chế được bệnh, ngăn ngừa các biến chứng. 

Trong quá trình chữa bệnh vảy nến tại nhà, người bệnh nên lạc quan, giữ cho tinh thần luôn thoải mái, tránh stress. Ngoài ra, cần uống nhiều nước, dưỡng ẩm cho da bằng các sản phẩm thiên nhiên và giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ để hạn chế tối đa những ảnh hưởng của bệnh tới sức khỏe cũng như đời sống hàng ngày.

Bệnh vảy nến là một căn bệnh da liễu mãn tính có liên quan đến yếu tố tự miễn. Việc áp dụng cách chữa vảy nến tại nhà chỉ nhằm mục đích giúp bệnh nhân giảm bớt các triệu chứng khó chịu và hạn chế tái phát bệnh trong năm, nâng cao chất lượng sống cho người bệnh, KHÔNG THỂ THAY THẾ THUỐC CHỮA BỆNH. Do vậy, người bệnh cần tìm kiếm phương pháp điều trị tối ưu, giúp xử lý bệnh từ gốc và ngăn chặn tái phát hiệu quả.

Thông tin hữu ích cho bạn

Chia sẻ:

Bình luận (30)

  1. Tú Hảo
    Tú Hảo says: Trả lời

    Em vừa sinh được 5 tháng và đang cho bé bú, em bị vẩy nến cũng nhiều năm rồi nhưng dùng thuốc mãi không hết, hôm trước em xem trên VTV2 có nói thuốc thanh bì dưỡng can thang của nhà thuốc dân tộc điều trị vảy nến tốt và hiều quả, không biết em cho bé bú thì em uống thuốc này có được không?

    1. Thanh Hương
      Thanh Hương says:

      Chia sẽ với em trước đây chị cũng từng bị vẩy nến lúc mang thai mọi người bảo sau khi sinh sẽ hết, chị cũng đợi sinh bé song nó không giảm mà còn nổi nặng hơn, chịu không nổi nên cũng đi khám tây y thì bác sĩ bảo uống thuốc kháng sinh sẽ không tốt cho bé, nên tìm kiếm thì biết đến thuốc dân tộc chị dùng thanh bì dưỡng can thang gồm thuốc uống bôi và tắm 4 tháng là bệnh đã hết trong thời gian dùng thuốc dùng những không ảnh hưỡng đến bé mà sữa vẫn về đều đều đó em.

    2. Huế Nguyễn
      Huế Nguyễn says:

      Cái này bạn cứ liên hê hệ với bác sĩ tuyết lan để bác sĩ thăm khá và tư vấn cụ thể cho nhé còn theo như mình biết thì sau sinh 3 tháng là đã uống thuocs bình thường bạn nhé, không ảnh hưởng gì đến sữa cho con đâu

  2. Định
    Định says: Trả lời

    Cho em hỏi là em bị vảy nến thể giọt, trên người mọc rất nhiều các giptj vảy nến to, mong vảy, rất ngứa. Em nên điều trị theo phương pháp nào và trog thowuf gian bao nhiêu lâu thì có thẻ khỏi được vậy ạ

  3. Ngọc Ngân
    Ngọc Ngân says: Trả lời

    Em bị vảy nến điều trị ở thuốc dân tộc được 3 tháng rồi da đã không còn bong vảy ngứa nữa, trong quá trình điều trị em đã kiêng khem một vài thứ, bây giờ bệnh khỏi và ổn định rồi thì em có cần phải kiêng khem nữa hay không

    1. Song Thư
      Song Thư says:

      Mình nghĩ là hết bệnh rồi thì bung lua thôi chỉ cần ăn chừng mực là không sao đâu

    2. Thanh
      Thanh says:

      Mới điều trị khỏi thì khi thôi thuốc cũng cần phải kiêng khem một thời gian nữa cho bệnh ổn định đã, không phải là thích ăn gì thì ăn, thích uống gì thì uống đâu. Cứ phải kiêng khem cho ổn định hẳn đi

    3. Nguyễn Thị Ngọc Huyền
      Nguyễn Thị Ngọc Huyền says:

      Tôi thấy cũng không quá khó cứ ăn uống sinh hoạt như bình thường rồi hạn chế ắn mấy thực phẩm để ngây dị ứng hải sản, thực phẩm lên men như măng chua cải chua, bia, rượu,… nói chung là hạn chế thôi. Công thêm bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng vitamin c và tập luyện thể dục thể thao. Tôi bây giờ sinh hoạt như vậy đâm ra lại bình thường

    4. Trần Chiêu
      Trần Chiêu says:

      Bệnh thì chịu thêm vài tháng nữa nhé lúc này cơ thể mới khỏi còn yếu đấy ăn uống không chừng mực nó lại nổi lên nữa thì khổ. Bạn xem hướng dẫn đầy đủ cách ăn uống ở bài này đi, đừng ăn vô tội vạ.

  4. KIM NGƯ
    KIM NGƯ says: Trả lời

    MÌNH NGHE NÓI TRUNG TÂM THUỐC DÂN TỘC ĐIỀU TRỊ BỆNH DA LIỄU NHU VẨY NẾ OK LẮM NHƯNG GIỜ DỊCH CHƯA ĐI KHÁM ĐƯỢC THÌ LIÊN HỆ ĐẶT LỊCH TRƯỚC ĐƯỢC KHÔNG?

    1. Lý Lan
      Lý Lan says:

      Muốn đến khám không phải đợi lâu thì alo cho đặt lịch trước thôi, dịch này trung tâm có hỗ trợ tư vấn onlien rôi gửi thuốc về nhà cho bệnh nhân đó cậu, tớ vừa liên hệ đặt thuốc lần 2 rồi đây, 2 tháng nay dịch đâu có đi khám được

    2. Nguyệt@17
      Nguyệt@17 says:

      Đặt thuốc online như vậy có đảm bảo không, biết là dịch nên hạn chế đi khám bệnh nhưng nếu mà đặt thuốc như vậy thì liệu có an toàn

    3. Phương Mai
      Phương Mai says:

      Phải an toàn và khỏi được bệnh thì người ta mới tiến hành điều trị thoe phương pháp này được chứ. Bên trung tâm thuốc dân tộc cũng đã điều trị khỏi cho bệnh nhân như vậy rồi nên hoàn toàn yên tâm đi. Bạn liên hệ với trung tâm qua facebook xem.

  5. Lê Thị Loan
    Lê Thị Loan says: Trả lời

    Bệnh này có lây không, thằng bạn ở chung phòng với em nó bảo bị vẩy nến từ bé hay ngứa gãi và bong vẩy ra kháp nhà, trước thì thấy nó dẹ không sau dạo gần đây nó bị nặng hơn hay sao ak em thấy nó gãy tóe cả máu nó bảo cũng điều trị nhiều nơi lắm rồi mà không hết nên giờ đành phải chịu vậy nên nhìn cũng tội lắm

    1. Ngọc Bùi
      Ngọc Bùi says:

      Bệnh này k lây đâu bạn nó là bệnh tự miễn kiểu như bệnh cơ địa của mỗi người chứ k phải do virus hay vi khuẩn đâu nên sẽ k lây nhé

    2. SuSu
      SuSu says:

      Bệnh không lây nhưng có khả năng di truyền. Bạn cùng phòng bạn nên điều trị sớm đi, không bệnh này có thể lây cho con cái sau này

  6. Cậu Ba
    Cậu Ba says: Trả lời

    Cái bệnh này làm tôi rất khó chịu ngữa ngáy suốt ngày gãi suốt ngày toát cả máu, dùng thuốc kháp nơi uống thuốc đông tây mà không nên cũng nản chẳng buồn uống nữa, giờ chỉ mua mấy loại thuốc bôi ngoài nhà thuốc thôi. Khi nào nó ngứa thì tôi bôi thuốc thôi ah

    1. Tomy
      Tomy says:

      Thuốc bôi tây y chủ yếu là thuốc kháng viêm dùng chỉ nên dùng trong giai đoạn cấp k nên dùng kéo dài không tốt đâu. Cố gắng điều trị dứt điêm chứ đừng để tình trạng phụ thuộc vào thuốc

    2. Hà Thị Thùy Trang
      Hà Thị Thùy Trang says:

      Bạn điều trị qua thuốc của bệnh viện của thuốc dân tộc chưa mà nản sớm vậy, bệnh mấy bệnh da liễu này phải kiên trì mới được, mình bị nặng lắm cũng chạy chữa mãi không hết, vô tình đi ngoài đường thì thấy thuốc dân tộc thì vào khám thử xem sao, nhưng vào gặp bác sĩ tư vấn chu đáo, tân tình nên quyết định điều trị luôn dùng thuốc tháng đầu thì thấy bệnh giảm được khoảng 30% bác sĩ khuyên phải kiên trì dung thêm 2 tháng nữa mới hết được, bác sĩ khuyên thì nghe thôi dùng thuốc 3 tháng hết thật nên giờ tôi thấy ai bị bệnh nay thì giới thiệu cho thuốc dân tộc liền, có nhiều ng điều trị cho kết quả tốt lắm

    3. Emyli99
      Emyli99 says:

      Phải dùng thuốc 3 tháng mới hết sao, lâu vậy sao mà sắc thuốc dùng mỗi ngày nổi?

    4. Nguyễn Thị Mai
      Nguyễn Thị Mai says:

      Thuốc đông y phải dùng thời gian dài mới khỏi được chứ đâu như kháng sinh với kháng viêm được. Thuốc này có tác dụng lâu dài, khoongphair khỏi trong thời gian ngắn như tây y, vậy nên thời gian điều trị và dùng thuốc cần lâu dài

  7. Thu Hoài
    Thu Hoài says: Trả lời

    Nếu em dùng lá khế chữa bệnh vảy nến thì không biết trong thời gian bao nhiêu lâu mới có thể khỏi được bệnh đấy nhỉ, em mới bị nên mới chỉ bị một chút ở chân thôi

    1. Hoàng Oanh
      Hoàng Oanh says:

      Ôi may đấy, mới bị thì điều trị sớm cho nhanh khỏi chứ mà để lâu rồi bệnh nặng khó lắm. Nó còn lan ra các chỗ khác ấy. Cố gắng uống thêm thuốc nữa. Uống thuốc để điều trị từ bên trong mới không lan ra chỗ khác và hỏi lâu dài

  8. Vũ Thị Mai
    Vũ Thị Mai says: Trả lời

    Da em rất khỏe đó giờ không bao bị các vấn đề về da, cả mụn cũng ít bị đến khi em mang bầu thì thôi nào là mẩn đỏ rồi mụn nó rủ nhau nổi lên, đến giờ 6 tháng rồi thì da lại kho và nổi các đóm rài rác tay chân và lưng bong da và ngứa khi gãi nó bong ra hết thì da lại đỏ và rát lắm, em đi khám thì bác sĩ bảo vảy nến thì vì có bầu nên bác chỉ kê thuốc bôi thôi em dùng hết mấy lọ rồi mà không thấy giảm gì hết, nhưng có bầu đã khó chịu cộng thêm bệnh này nữa khó chịu lắm, có chị em nào biết thuốc ở đâu cho bầu dụng được không ạ?

    1. Cô Hai
      Cô Hai says:

      Có bầu em mới bị như vậy là do nội tiết tố mới bị đó em, còn vài tháng nữa sinh em bé là khỏi thôi em chứ đang bầu mà dùng huốc không tốt cho em đâu.

    2. Mẹ Min
      Mẹ Min says:

      Có bầu thì nên sử dụng mấy cách dân gian như lô hội, nghệ và dầu oliu thì sẽ tốt hơn, an toàn hơn. Dù sao bạn cũng sắp đến ngày sinh rồi. Chịu khso thêm một thời gian nữa chứ giờ mà uống thuốc thì cũng không có tốt

  9. Nguyễn Thị Lan
    Nguyễn Thị Lan says: Trả lời

    Trước thì em chỉ bị những đớm nhỏ ở lưng thôi lâu thì ngữa em cào gãi thì thấy bong vậy ra nhưng ỉ i không để ý thì mấy thang nay nó lại lan rộng ra bong vảy nhiều hơn ngữa nhiều và đỏ rát khó chịu lắm, dịch bệnh nên em cũng chưa đi khảm ở đâu hết, có phải bệnh của em là bị vẩy nến không? Em nghe nói bệnh này điều trị khó lắm

    1. Tùng Trần - 978
      Tùng Trần - 978 says:

      Đúng vậy, bệnh này khó điều trị lắm, không hề dễ điều trị chút nào. Mình đã điều trị bằng nhiều phương pháp dân gian, rồi đã uống rất nhiều thuốc nhưng mà vẫn không khỏi được dứt điểm, cứ thỉnh thoảng lại tái lại, nó ngứa, nó bong vảy, sợ khủng khiếp luôn ấy

    2. Trang
      Trang says:

      Bệnh vảy nến này đâu có dễ, để điều trị khỏi là một quá trình nam giải lắm chứ không phải ngày một ngày hai là có thể khỏi được. Tôi bị vảy nến mảng, nổi nhiều pử lưng và 2 khuỷu tay. Lúc đầu là chỉ có dùng mấy phương pháp dân gian như là lá chè xanh, lá trầu theo mẹ mình bảo sẽ khỏi. Tuần 3 lần làm theo các cách dân gian không khỏi. Rồi sau đó đi viện khám và lấy thuốc uống và bôi nhưng cũng chỉ được một thời gian lại bị lại. Bệnh càng ngày càng nặng, lan nhiều hơn, da thì do bôi nhiều thuốc quá nên bị mỏng, gặp khẽ cái là đỏ và chảy máu. Hết tây y không khỏi rồi chuyển sang đông y bên trung tâm thuốc dân tộc. Do tình trạng bệnh nặng nên mình sử dụng cả thuốc uống, thuốc bôi và tắm kết hợp. Lúc đầu nói đến việc phải uống thuốc đông y là cũng sợ lắm vì sợ đắng nhưng nói thật là vì bệnh bị lâu lắ rồi nên cũng sợ, chỉ muốn điều trị khỏi nên cố uống. Nhưng cũng may là thuốc này được bào chế dưới dạng tiện lợi nên không có cần phải đun hay sức mà thuốc không quá khó uống như em tưởng tượng. May mắn là em sử dụng thuốc được nửa tháng là đã bắt đầu thấy những tác dụng tốt, da bắt đầu mềm hơn, chỗ bị vảy nến cũng ít bong tróc hơn. Em thấy có chuyển biến tích cực nên vẫn cứ sử dụng thuốc đều. Hết thuốc tháng đầu tiên rm lấy thê, tháng thứ 2, thứu 3. Biết bệnh này cần điều trị trong thời gian dài nên em cũng cố gắng. Và sau 3 tháng là em khỏi hẳn. Da gần như chỗ da bình thường khác ấy

    3. Nguyễn Thị Hồng Xuân
      Nguyễn Thị Hồng Xuân says:

      Vảy nến mà khó trị gì quan trọng tìm đúng nơi uy tính chất lượng thôi, ở trung tâm thuốc dân tộc chuyên điều trị các bệnh về đông y trong đó có bệnh vảy nến đó, có lên cả vtv2. Nói chung là điều trị ở bên trung tâm la yên tâm. Mới bị thì điều trị sớm thì hết sớm đấy em.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

VTV2 giới thiệu bài thuốc chữa vảy nến, viêm da cơ địa Bệnh nhân vảy nến lâu năm chia sẻ hành trình khỏi bệnh tại Trung tâm Thuốc dân tộc trên VTV2

Ông Tiết Quang Tuấn (Long Biên - Hà Nội) nhiều năm sống chung với căn bệnh vảy nến quái ác.…

Tổng Hợp Phản Hồi Người Bệnh Vảy Nến Về Bài Thuốc Thanh Bì Dưỡng Can Thang

Vảy nến bệnh da liễu mãn tính, gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Trước…

4 cách trị vảy nến bằng lá trầu không được dùng phổ biến

Trị vảy nến bằng lá trầu không được rất nhiều người áp dụng. Nhưng hiệu quả của bài thuốc vẫn…

Chữa vảy nến bằng tế bào gốc Cách Chữa Vảy Nến Bằng Tế Bào Gốc – Ưu Nhược Điểm

Cách chữa vảy nến bằng tế bào gốc là một phương pháp trị bệnh tân tiến nhất hiện nay. Phương…

Bác sĩ Nguyễn Lệ Quyên khám tư vấn cho bệnh nhân Peuker Steffen Câu chuyện doanh nhân người Đức bị khuất phục bởi nền Y học cổ truyền Việt Nam

Ông Peuker Steffen, 55 tuổi, quốc tịch Đức là bệnh nhân bị vẩy nến, á sừng mãn tính đã chữa…

Chia sẻ
Bỏ qua