Cách Phân Biệt Nấm Da Đầu – Vảy Nến Da Đầu – Gàu

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Nấm da đầu với vảy nến da đầu cũng như các dạng khác như viêm da dầu, gàu… khiến nhiều người gặp khó khăn trong việc phân biệt. Điều này khiến việc chữa trị sai hướng, không đem lại hiệu quả mà còn làm tăng nặng các tình trạng bệnh. Do đó, mỗi người cần tự trang bị cho mình những kiến thức cơ bản để tự phân biệt nấm da đầu, vảy nến, gàu… để kịp thời kiểm soát các triệu chứng bệnh. 

Phân biệt vảy nến da đầu nấm da đầu
Chẩn đoán phân biệt vảy nến da đầu, nấm da đầu, gàu… dễ bị sai lệch do các triệu chứng của bệnh khá tương đồng

Vảy nến da đầu là gì? 

Vảy nến da đầu là một trong những thể bệnh vảy nến cực kỳ phổ biến và nhiều người mắc phải, từ người lớn cho đến trẻ em. Cũng như những thể bệnh khác, vảy nến da đầu xảy ra do liên quan đến sự hoạt động sai lệch của hệ thống miễn dịch và gen di truyền. Cụ thể thay vì sản sinh các tế bào da như bình thường thì hệ miễn dịch lại tấn công ngược lại những tế bào da khỏe mạnh, khiến chúng tăng sinh quá mức trong thời gian ngắn. 

Hậu quả là các lớp da chất chồng lên nhau, da cũ chồng lên da mới dù da cũ chưa hoàn toàn chết đi. Chúng xuất hiện trên da đầu, tập trung thành từng mảng và có thể lan xuống những vị trí khác như trán, vành tai, cố gáy… Bệnh thường xuất hiện ở những người vệ sinh kém, bị stress quá mức, thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, nghiện thuốc lá, các yếu tố về môi trường, thời tiết… 

Tương tự như các thể bệnh vảy nến thông thường khác, vảy nến da đầu gây rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của người bệnh. Vì vảy nến không đơn thuần là căn bệnh da liễu mà là một dạng bệnh hệ thống gây tác động tiêu cực đến rất nhiều bộ phận khác trên cơ thể. Trong đó có nhiều trường hợp gặp biến chứng về khớp, rối loạn chuyển hóa, mắc bệnh tim mạch, thận, rụng tóc, béo phì, suy giảm hệ miễn dịch… 

Các triệu chứng bệnh vảy nến da đầu thường gặp

So với các thể bệnh vảy nến khác thì vảy nến da đầu ngay từ giai đoạn đầu đã được biểu hiện bởi những triệu chứng rõ ràng. Có thể kể đến như:

  • Da đầu nổi nhiều mảng đỏ

Đây được xem là một trong những dấu hiệu xuất hiện đầu tiên ở một người bị vảy nến trên da đầu. Khi gặp yếu tố kích thích mầm mống gây bệnh, chúng sẽ khiến từng mảng da đầu của người bệnh chuyển thành màu đỏ, da khô, sần sùi và dễ bị bong tróc. Nhiều người lần đầu khi thấy tình trạng này đều nghĩ rằng là do da đầu bị kích ứng hoặc viêm da dầu nên chủ quan không thăm khám. Chính điều này khiến bệnh càng nghiêm trọng và diễn tiến nặng nề hơn. 

Phân biệt vảy nến da đầu nấm da đầu
Da đầu nổi nhiều mảng đỏ là triệu chứng đầu tiên xuất hiện khi bị vảy nến da đầu
  • Da đầu xuất hiện vảy trắng, bạc

Các mảng da đỏ tiến triển sau một thời gian càng khiến da đầu của người bệnh trở nên tệ hơn, xuất hiện các mảng vảy màu trắng hoặc bạc phủ lên trên nền da thương tổn màu đỏ. Ban đầu có thể là những mảng vảy nhỏ nhưng càng về sau chúng càng lan rộng, thậm chí có thể lan xuống trán, ra phía sau tai, gáy, cổ và nhiều khu vực khác bên dưới. 

Thậm chí, những trường hợp nặng có thể khiến những mảng da này ngày càng dày lên. Đến một thời điểm nhất định chúng sẽ tự hợp nhất lại thành một mảng lớn bao trùm toàn bộ vùng da đầu. Chính vì những mảng da trắng bạc này khiến nhiều người dễ nhầm lẫn với tình trạng có gàu hoặc bị nấm da đầu thông thường. 

  • Hiện tượng bong gàu 

Thời gian đầu các mảng vảy trắng này bám rất chặt vào da đầu, nếu cố tình cào gỡ có thể gây chảy máu. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian chúng sẽ tự bong tróc ra ngoài, nếu chỉ quan sát bên ngoài chắc chắn sẽ nhận định đây là hiện tượng bong gàu vì chúng chẳng khác nào các mảnh gàu li ti rơi xuống. 

  • Da đầu khô ráp, bong tróc liên tục

Người bị vảy nến ở đầu thường khiến vùng da tại đây cực kỳ khô ráp, đến mức sờ tay vào sẽ cảm nhận được ngay sự sần sùi và cứng. Kèm theo đó là những mảng da bong tróc dễ dàng dù chỉ chạm tay nhẹ. Tình trạng này thường diễn tiến nặng hơn khi thời tiết chuyển lạnh, hanh khô. 

Ngoài ra, triệu chứng da khô ráp, bong tróc da đầu cũng có thể xuất hiện nhiều hơn do cơ thể mất nước, sử dụng các sản phẩm chăm sóc không phù hợp hoặc dị ứng thức ăn… Tuy nhiên, cần hết sức chú ý vì đây cũng là một trong những triệu chứng thường gặp ở những người bị vảy nến da đầu. 

  • Ngứa đầu dữ dội

Các mảng vảy bong ra khiến da đầu bị kích ứng và gây ra những cơn ngứa dữ dội, khó chịu. Điều này khiến người bệnh có phản xạ gãi liên tục, thậm chí có những người gãi đến mức rách da đầu và chảy máu nhưng vẫn không hết ngứa. Điều này chỉ càng khiến cho da đầu bị đang bị vảy nến thương tổn nhiều hơn, tăng nguy cơ nhiễm trùng và dễ để lại sẹo xấu sau khi phục hồi. 

  • Rụng tóc

Da đầu bị những mảng vảy nến bám chặt làm cho khu vực này không còn đủ dưỡng chất để nuôi dưỡng tóc. Lúc này các nang tóc trở nên suy yếu, cấu trúc bị phá vỡ và hậu quả là rụng tóc. Ngoài ra, việc dùng lược chải đầu quá mạnh hoặc cào gãi quá mức khi gội đầu cũng là nguyên nhân khiến số lượng tóc trên đầu rụng đi nhiều hơn. Lúc này tùy theo mức độ vảy nến da đầu nặng hay nhẹ mà lượng tóc rụng sẽ nhiều hoặc ít, có nhiều trường hợp róc rụng đến mức hói nửa đầu hoặc toàn đầu do không điều trị kịp thời. 

Phân biệt vảy nến da đầu nấm da đầu
Vảy nến da đầu khiến tóc rụng nhiều, thậm chí hói thành từng mảng, nửa đầu hoặc toàn đầu
  • Cảm giác nóng rát da đầu

Bên cạnh ngứa ngáy thì nóng rát da đầu, chân tóc cũng là một trong những cảm giác thường gặp ở những người bị vảy nến da đầu. Tình trạng này càng kéo dài càng khiến người bệnh mệt mỏi vì ăn không ngon, ngủ không yên, suy giảm sức khỏe và khả năng lao động. 

Cách phân biệt vảy nến da đầu với nấm da đầu, gàu, viêm da dầu… 

Những triệu chứng vảy nến da đầu vừa kể trên đều có những nét tương đồng với nhiều bệnh lý về da đầu khác như nấm da đầu, viêm da dầu hoặc gàu… Do đó hầu hết các trường hợp mắc bệnh đều nhầm lẫn giữa các bệnh với nhau gây khó khăn cho việc điều trị. Các chuyên gia cho biết, mặc dù có những triệu chứng giống nhau nhưng khi xét riêng từng bệnh sẽ thấy chúng vẫn có các đặc điểm riêng biệt. Cụ thể như sau:

Phân biệt vảy nến da đầu và nấm da đầu

  • Về nguyên nhân gây bệnh: Bệnh nấm da đầu là một bệnh nhiễm trùng da đầu do viêm nhiễm hoặc nấm mốc và hoàn toàn không phải bệnh tự miễn. Một số chủng nấm da đầu thường gặp như Trichosporon beigeli, Trichophyton và Pierdraiahortai gây ra. Chúng thường tấn công đến da đầu khi gặp các điều kiện thuận lợi như ẩm ướt, nhiều mồ hôi, dầu nhờn, sử dụng sản phẩm chăm sóc da đầu không phù hợp, vệ sinh kém hoặc nguồn nước không an toàn… 
  • Về triệu chứng: Nấm da đầu đặc trưng bởi những mảng da đầu bị bong tróc vảy kèm theo rụng tóc, các nốt sần sùi trên da đầu. Một số trường hợp còn làm xuất hiện mụn nước, sưng đỏ và đau nhức. Những tổn thương do nấm trên da đầu thường xuất hiện thành từng mảng rộng, nếu nặng có thể gây lở loét hoặc mưng mủ nhiễm khuẩn. Tình trạng này luôn khiến da đầu bết dính, ẩm ướt, có mùi hôi khó chịu, khô xơ… 
  • Ngoài ra, nấm da đầu có khả năng lây lan từ người sang người nếu sử dụng chung các vật dụng cá nhân như khăn tắm, khăn lau đầu, nón, gối… Ngược lại, vảy nến da đầu dù là bệnh mãn tính nhưng lại không có khả năng lây lan trực tiếp, nó chỉ có tính di truyền mà thôi. 

Phân biệt vảy nến da đầu và gàu

  • Về nguyên nhân: Nếu như vảy nến da đầu xảy ra do liên quan đến sự rối loạn hệ thống miễn dịch và gen di truyền thì sự xuất hiện của gàu chỉ đơn thuần là do sự rối loạn hoạt động của lớp sừng trên da đầu. Ngoài ra, khi gội đầu không sạch hoặc không thường xuyên, luôn để đầu ướt khi đi ngủ, đội nón hoặc thay đổi đầu gội liên tục cũng là những nguyên nhân phát sinh gàu. 
Phân biệt vảy nến da đầu nấm da đầu
Gàu đơn thuần là do rối loạn lớp sừng da đầu và không liên quan đến rối loạn hệ miễn dịch như bệnh vảy nến da đầu
  • Về triệu chứng: Hiện tượng da đầu có gàu là tình trạng da đầu đóng các mảng vảy trắng bám chặt vào chân tóc sau đó tự bong ra, rơi rớt thành từng mảng hoặc li ti như bụi, dính trên tóc, quần áo. Các chuyên gia cho biết các tế bào da có chu kỳ từ 4 – 6 tuần, còn khi bị gàu thì chu kỳ này nhanh hơn khoảng 2 – 3 tuần nên tình trạng bong tróc thường nhanh và liên tục. 
  • Về sự khác nhau, vảy gàu thường bám dính trực tiếp vào da đầu một cách rời rạc chứ không bám dày cộm quá mức như khi bị vảy nến. Ngoài ra, da đầu của người bị gàu đơn thuần thường chỉ khô ngứa chứ không đổi sang màu đỏ tươi như người bị vảy nến da đầu. 

Phân biệt vảy nến da đầu và viêm da dầu

  • Về nguyên nhân: Viêm da dầu ở đầu xảy ra do quá trình tăng tiết của tuyến bã nhờn trên da đầu. Tình trạng này tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây hại như vi khuẩn P. acnes hoặc nấm Malassezia ovale tấn công xâm nhập đến da đầu, hình thành viêm nhiễm. Vì vậy, có thể thấy nguyên nhân gây viêm da dầu hoàn toàn không liên quan đến hệ thống miễn dịch như bệnh vảy nến da đầu. 
  • Về triệu chứng: Khi bị viêm da dầu có viêm nhiễm sẽ hình thành các tổn thương hình dát đỏ, có ranh giới rõ ràng với vùng da bình thường. Bề mặt da đầu có thể đóng vảy hoặc không, xung quanh khu vực này ẩm ướt, bết dính và có mùi hôi khó chịu do dầu nhờn tiết ra nhiều. 

Cách xử lý khi phát hiện vảy nến da đầu 

Khi phát hiện các triệu chứng bất thường của vảy nến da đầu và cũng đã phân biệt rõ ràng với các bệnh lý khác như nấm da đầu, viêm da dầu, gàu… thì việc tiếp theo người bệnh cần làm chính là tích cực điều trị và chăm sóc phòng ngừa tái phát. Trên thực tế, vảy nến da đầu không phải căn bệnh quá nguy hiểm, chỉ cần biết cách điều trị thì bệnh sẽ nhanh chóng được kiểm soát, giúp lấy lại sự khỏe mạnh cho da đầu và sự tự tin của bản thân. 

Phân biệt vảy nến da đầu nấm da đầu
Gội đầu thường xuyên bằng các sản phẩm đặc trị vảy nến có tác dụng làm sạch và không gây kích ứng da đầu
  • Chủ động thăm khám ngay khi phát hiện các dấu hiệu đầu tiên. Lúc này dù không biết hoặc nghi ngờ thì điều cần làm chính là thăm khám tại các bệnh viện da liễu chuyên môn để được làm xét nghiệm vảy nến, bác sĩ sẽ giúp bạn đưa ra những chẩn đoán chính xác cũng như hướng điều trị phù hợp. 
  • Tuân thủ tuyệt đối liều dùng thuốc, thời gian sử dụng cũng như cách dùng theo đúng chỉ định của bác sĩ. Tùy theo từng trường hợp bệnh nặng hay nhẹ, nguyên nhân gây vảy nến da đầu mà bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc điều trị tại chỗ, điều trị toàn thân hoặc kết hợp cả hai. Một số loại thuốc trị vảy nến phổ biến như thuốc Corticoid, thuốc mỡ Axit Salicylic, thuốc chống viêm, thuốc ức chế miễn dịch, hồ nước, kem dưỡng ẩm, thuốc giảm ngứa kháng histamine… 
  • Giữ vệ sinh da đầu thường xuyên bằng cách gội đầu bằng dầu gội có chiết xuất thiên nhiên, vừa giúp làm sạch, diệt khuẩn vừa không gây kích ứng cho da đầu. Đặc biệt, cần lưu ý khi gội đầu không được cào gãi quá mạnh hay dùng nước quá nóng, sau khi gội xong không dùng máy sấy tóc với nguồn nhiệt nóng. 
  • Rửa tay thường xuyên với xà phòng diệt khuẩn để hạn chế việc xoa tay lên đầu khi tay dơ, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công vào da đầu nhiều hơn, làm tăng nặng các triệu chứng bệnh. 
  • Kết hợp dưỡng ẩm da đầu bằng các sản phẩm dạng bôi hoặc dạng xịt lành tính, không chứa các hoạt chất tổng hợp gây kích ứng da đầu. Các chuyên gia khuyến khích nên dưỡng ẩm bằng dầu dừa, dầu oliu từ 1 – 2 lần/ ngày để luôn giữ cho da đầu mềm mại, không khô ráp và giảm ngứa rõ rệt. 
  • Bảo vệ da đầu để tránh tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh như hóa chất độc hại, nguồn nước ô nhiễm, thời tiết hanh khô, lạnh… Chỉ cần khắc phục được những tác nhân này hoặc tránh xa khỏi nó sẽ giúp kết quả điều trị đạt hiệu quả cao cũng như bền vững dài lâu. 
  • Về sinh hoạt hằng ngày cần chú ý tránh stress quá mức, cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi. Không làm việc quá sức, không thức khuya khi cơ thể đang bệnh. Tập luyện thể dục thể thao hằng ngày tăng cường sức đề kháng chống lại các mầm mống gây bệnh. 
  • Thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh, ưu tiên các loại thực phẩm giàu kẽm, omega-3 từ rau xanh, trái cây tươi, củ quả, cá béo… Hạn chế sử dụng bánh kẹo ngọt, đồ béo, đồ mặn, gia vị cay nóng hay thực phẩm chế biến sẵn và đặc biệt không dùng các chất kích thích để có một sức khỏe tốt, phòng ngừa tái phát bệnh tối đa. 

Tóm lại, phân biệt vảy nến da đầu, nấm da đầu, gàu… không hề khó, chỉ cần bạn nắm rõ bản chất của từng loại bệnh. Tuy nhiên, khuyến khích người bệnh không nên tự chẩn đoán bệnh tại nhà, thay vào đó nên chủ động thăm khám ngay khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên để được chẩn đoán chính xác và có phác đồ điều trị phù hợp, an toàn, hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm

Chia sẻ:
Bác sĩ Nguyễn Lệ Quyên tư vấn tại Sống khỏe mỗi ngày Bác sĩ Lệ Quyên tư vấn chữa bệnh vảy nến, viêm da cơ địa trên Sống khỏe mỗi ngày VTV2

Bác sĩ Nguyễn Lệ Quyên có gần 20 năm kinh nghiệm trong khám chữa các bệnh viêm da. Với nền…

Trung tâm Thuốc dân tộc đồng hành cùng VTV2 Trung tâm Thuốc dân tộc đồng hành cùng VTV2 đẩy lùi vảy nến, viêm da cơ địa bằng Đông y

Trung tâm Thuốc dân tộc là đơn vị trị liệu bệnh da liễu như viêm da cơ địa, vảy nến…

Cách phòng chống bệnh vảy nến phát tác, lan rộng

Cách phòng chống bệnh vảy nến cần được người bệnh quan tâm để tránh bệnh phát tác và lan rộng.…

Xét nghiệm vảy nến Các Xét Nghiệm Chẩn Đoán Bệnh Vảy Nến – Điều Cần Biết

Nhiều người thường nhầm lẫn giữa bệnh vảy nến với nhiều căn bệnh da liễu khác vì các triệu chứng…

Vảy nến đỏ da toàn thân Vảy Nến Đỏ Da Toàn Thân Có Nguy Hiểm? Cần Làm Gì?

Vảy nến đỏ da toàn thân là một trong những dạng vảy nến nặng và nguy hiểm nhất trong tất…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua