Top 8 Thuốc Chữa Bệnh Vảy Nến Mới Nhất Của Thế Giới
Thuốc chữa bệnh vảy nến mới nhất của thế giới đem lại hiệu quả điều trị cao, đặc biệt với những trường hợp bệnh nặng. Bài viết dưới đây xin giới thiệu 8 loại thuốc chữa vảy nến hiệu quả và mới nhất trên thế giới.
TOP 8 thuốc chữa bệnh vảy nến mới trên thế giới được đánh giá cao
Vảy nến là bệnh lý tự miễn về da phổ biến. Đặc trưng bởi tình trạng da sần sùi, mảng đỏ, vảy da màu trắng bạc, bong tróc, để lại những đốm máu nhỏ, khô ráp, gây ngứa ngáy…
Hiện nay có rất nhiều loại thuốc trị vảy nến trên thị trường, tuy nhiên tuỳ từng tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn loại thuốc phù hợp.
1. Thuốc Corticoid
Thuốc Corticoid dạng bôi
Trong loại thuốc này có chứa hoạt chất Corticoid có khả năng giảm ngứa, chống viêm và ức chế hình thành của các tế bào sừng hóa trên da. Thuốc được điều chế dưới dạng bôi và chỉ định dùng cho một số trường hợp bệnh từ nhẹ đến trung bình.
Thuốc mỡ Corticosteroid có khả năng cung cấp độ ẩm cho da, xoa dịu các triệu chứng khó chịu, giảm viêm và ngăn chặn trạng bong tróc da, giúp các tổn thương phục hồi nhanh chóng.
Một số loại thuốc bôi Corticoid trị vảy nến phổ biến trên thị trường hiện nay có thể kể đến như Tepovate, Lorinden, Flucinar, Diprosonem, Eumovate, Sicorten…
Cách sử dụng:
- Thoa 1 lần/ ngày, tốt nhất là vào ban đêm.
- Đợt đầu bôi trực tiếp vào vùng da bị viêm trong 20 – 30 ngày, sau đó ngưng lại một thời gian mới tiếp tục đợt hai.
- Tùy từng trường hợp có thể bôi đợt đầu là thuốc Corticoid, đợt sau là thuốc khác.
- Lưu ý không bôi thuốc lên bề mặt diện tích lớn.
Lưu ý: Cần tránh lạm dụng thuốc bởi có thể gây ra một số tác dụng phụ ngoài ý muốn như ngứa ngáy, phát ban, bỏng rát, khô da,…
Xem thêm: Bệnh vảy nến di truyền không? Cách phòng ngừa hiệu quả
Thuốc Corticoid dạng uống hoặc tiêm
Với những trường hợp bệnh chuyển biến nặng hoặc không đáp ứng điều trị bằng Corticoid dạng bôi sẽ được chỉ định dùng dạng uống hoặc tiêm.
Lưu ý khi sử dụng
- Tuân thủ tuyệt đối liều dùng thuốc.
- Không tự ý dừng thuốc đột ngột vì có thể khiến bệnh chuyển thành vảy nến thể mủ.
- Không được tăng liều hoặc lạm dụng thuốc sẽ khiến suy giảm chức năng tuyến thượng thận.
2. Thuốc bôi Salicylic 5%
Đây là thuốc bôi chữa vảy nến chứa thành phần axit salicylic với nồng độ 2 – 3 – 5% có tác dụng làm mềm da, bong lớp vảy sừng và giảm triệu chứng bong tróc. Bên cạnh đó, thuốc còn có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn và ngăn ngừa viêm nhiễm ngoài da ở những bệnh nhân mắc bệnh vảy nến.
Loại thuốc này thường được kê đơn kết hợp với thuốc mỡ Corticosteroid để tăng mức độ hiệu quả, rút ngắn thời gian điều trị. Mặc dù đem lại hiệu quả rõ rệt sau một thời gian sử dụng, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ ngoài ý muốn như gãy rụng tóc tạm thời do làm suy yếu nang lông, kích ứng da làm phát ban, ngứa ngáy…
Liều dùng: Bôi thuốc từ 2 – 3 lần/ ngày vào trực tiếp vùng da bị vảy nến liên tục trong vòng 1 tuần.
Giá bán tham khảo: 35.000đ/ tuýp 15g
3. Thuốc mỡ Daivonex
Kem bôi trị vẩy nến Daivonex là một dạng chất tổng hợp dẫn xuất của vitamin D3. Thuốc có tác dụng ngăn cản sự phát triển của các tế bào da và hỗ trợ cải thiện các triệu chứng vảy nến từ nhẹ đến trung bình.
Loại thuốc này hoạt động tương tự như các loại thuốc Corticoid nhưng hiệu quả cao hơn, giúp kích thích quá trình biệt hóa tế bào sừng và ngăn cản sự hoạt động của tế bào lympho T.
Vì đem lại hiệu quả cao nên giá thành của Daivonex khá cao và nếu sử dụng không đúng cách còn có thể gây kích ứng da, nhất là ở khu vực da nhạy cảm.
Cách sử dụng:
- Bôi 2 lần/ ngày vào buổi sáng và chiều. Mỗi lần bôi không quá 100g/ tuần (tương đương với 16% diện tích da trên bề mặt cơ thể).
- Thông thường, chỉ sau khoảng 4 – 8 tuần sẽ đem lại hiệu quả.
Lưu ý: Tuyệt đối không bôi thuốc lên mặt và sau khi bôi xong phải rửa tay để tránh gây tồn đọng canxi gây cứng, thâm da.
Giá bán tham khảo: 300.000 đ/ tuýp 30g
4. Thuốc Retinoid dạng uống
Retinoid dạng uống là dẫn xuất tổng hợp của vitamin A, dạng thuốc này đem lại hiệu quả điều trị cao hơn, ít độc tính hơn vitamin đơn thuần.
Retinoid khi vào cơ thể có tác dụng điều hòa quá trình tăng trưởng và biệt hóa các tế bào sừng, giảm thiểu mức độ viêm nhiễm.
Đối tượng sử dụng: Thường dùng cho người bệnh:
- Vảy nến da đỏ toàn thân;
- Vảy nến thông thường trên diện rộng;
- Vảy nến mụn mủ;
- Viêm khớp vảy nến;
Liều dùng:
- Tuần đầu tiên dùng 10mg/ liều/ ngày. Mỗi ngày dùng 1 lần.
- Sang tuần tiếp theo tăng lên liều tối đa là 20 – 25mg/ ngày.
- Sử dụng liều trong vòng 6 – 12 tháng hoặc giảm liều xuống theo chỉ định.
Tác dụng phụ: Các loại thuốc Retinoid có thể gây ra hiện tượng khô mắt, viêm kết mạc dị ứng, da khô, mỏng da, rụng tóc…
Lưu ý: Không dùng cho phụ nữ có thai hoặc đang có ý định có thai.
5. Thuốc Methotrexate
Methotrexate giúp ức chế quá trình tăng sinh của các tế bào thượng bì gây ra bệnh vảy nến. Đồng thời, thuốc còn giúp chống viêm và giảm tăng tiết một số chất trung gan gây phản ứng viêm.
Thuốc Methotrexate được điều chế dưới 3 dạng chính gồm viên nén, dung dịch uống và thuốc tiêm (tiêm dưới da hoặc tiêm bắp). Tùy theo từng trường hợp bệnh cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng loại thuốc phù hợp.
Chỉ định điều trị: Thuốc Methotrexate chủ yếu được chỉ định trong điều trị vảy nến nghiêm trọng, vảy nến bao phủ trên 50% diện tích cơ thể hoặc vảy nến đỏ da toàn thân. Bên cạnh đó, thuốc thường được dùng cho người trên 40 tuổi hoặc phụ nữ đang trong độ tuổi sinh nở.
Liều dùng: Tùy theo từng trường hợp bệnh cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định liều dùng Methotrexate phù hợp.
- Liều thông thường khởi đầu khoảng 2.5 – 5mg. Mỗi lần uống cách nhau 12 tiếng, chỉ dùng 3 lần/ tuần.
- Với liều điều trị cho các trường hợp bệnh nặng có thể tăng liều lên khoảng 2.5mg/ lần, dùng 2 – 3 lần/ tuần.
Tác dụng phụ:
Thuốc trị vảy nến Methotrexate có thể gây ra một số tác dụng phụ như: mệt mỏi, sốt, ớn lạnh, buồn nôn, chóng mặt, đau đầu, đau bụng, rụng tóc, mềm nướu, đỏ mắt, nhiễm trùng, ăn uống không ngon, mắc bệnh thận, tổn thương gan…
Một số trường hợp nặng hơn có thể gây vàng da, chảy máu bất thường, nước tiểu sẫm, có lẫn máu, ho khan không có đờm, phát ban, khó thở…
Lưu ý: Không được sử dụng cho những người đang trong độ tuổi sinh nở hoặc mắc bệnh vảy nến thể vừa và nhẹ.
Gợi ý: 5dầu gội trị vẩy nến da đầu được nhiều người tin dùng
6. Thuốc Cyclosporin A
Cyclosporin A là một trong những loại thuốc mới được sử dụng trong điều trị vảy nến, với loại biệt dược thường gặp nhất là thuốc Samdimmun neoral.
Thuốc có khả năng ức chế hệ miễn dịch nhờ vòng polypeptide làm giảm sự hoạt hóa của các tế bào lympho T và gián tiếp tác động đến các tế bào bị viêm.
Chỉ định điều trị: Bao gồm các trường hợp sau:
- Mắc bệnh vảy nến nghiêm trọng không đáp ứng với các loại thuốc khác
- Vảy nến toàn thân
- Vảy nến thể mụn mủ
- Viêm khớp vảy nến
Chống chỉ định: Những người mắc bệnh suy thận, cao huyết áp hoặc các loại ung thư ác tính, đang trong quá trình dùng thuốc ức chế miễn dịch, xạ trị… không được dùng thuốc này.
Liều dùng:
- Liều dùng khởi đầu: Khoảng 2.5mg/ kg/ ngày và 2 lần/ ngày.
- Sau khoảng 4 tuần sử dụng, tùy theo tình trạng bệnh và tiến triển của bệnh mà bác sĩ sẽ tăng liều đến mức tối đa 4mg/ kg/ ngày.
- Không được dùng quá 10 tuần hoặc có thể dùng nhiều hơn tùy thuộc từng trường hợp cụ thể.
Tác dụng phụ: Sử dụng thuốc Cyclosporine A có thể gây ra một số tác dụng phụ như tăng huyết áp, phì đại lợi, rối loạn chức năng gan, thận, gây hội chứng rậm lông, tay chân run rẩy…
7. Thuốc sinh học
Thuốc sinh học thường được dùng thông qua đường tiêm để điều trị ung thư hoặc một số bệnh do rối loạn miễn dịch, trong đó có vảy nến.
Các hoạt chất trong thuốc sẽ gây ức chế hoạt tính của các tế bào lympho T, làm giảm hoạt tính của các protein gây viêm và ức chế các TNF – alpha giảm thiểu các phản ứng quá mẫn.
Đây là loại thuốc trị vảy nến mới nhất hiện nay, được sử dụng thông qua dạng tiêm. Tùy theo từng trường hợp bệnh vảy nến trung bình hoặc nặng mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng loại thuốc phù hợp
Một số loại thuốc sinh học được dùng phổ biến hiện nay có thể kể đến như:
- Adalimumab (Humira).
- Brodalumab (Siliq).
- Adalimumab- admb (Xitezo).
- Infliximab (Remicade).
- Ngoài ra, còn có Etanercept, Ustekinumab, Apremilast Otzeto, Golimumab, Secukinumab…
Thuốc sinh học đem lại hiệu quả lên đến 75%, tuy nhiên dòng thuốc này có giá thành rất cao.
Tham khảo thêm: Ưu Nhược Điểm Của Cách Chữa Vảy Nến Bằng Tế Bào Gốc
8. Một số loại thuốc khác
Trong thời gian điều trị bệnh, tùy từng trường hợp mà bác sĩ có thể kê đơn thêm thuốc uống hoặc tiêm toàn thân nếu bị bệnh vảy nến mức độ trung bình hoặc nặng. Hầu hết các loại thuốc này đều đem lại hiệu quả cao, tuy nhiên lại có nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng nên thường chỉ được chỉ định sử dụng trong thời gian ngắn.
- Thuốc kháng sinh: Thuốc này thường được kê đơn trong một số trường hợp người bệnh bị vảy nến có nhiễm trùng nhằm loại bỏ viêm nhiễm. Thuốc không có tác dụng đặc trị vảy nến.
- Thuốc kháng histamine: Điển hình như Doxepin, Hydroxyzine, Mirtazapine… được sử dụng nhằm mục đích giảm ngứa, đặc biệt là vào ban đêm do các mảng vảy nến gây ra.
- Thuốc steroid: Có tác dụng với một vài mảng vảy nến nhỏ, tái phát nhiều và dai dẳng. Thường thì bác sĩ sẽ đề nghị tiêm thuốc Triamcinolone trực tiếp vào vùng da bị tổn thương.
Một số lưu ý bạn cần biết khi sử dụng các loại thuốc trị vảy nến
Việc sử dụng các loại thuốc trị vảy nến là phương pháp hiệu quả, hỗ trợ kiểm soát bệnh tốt tình trạng bệnh. Tuy nhiên, đi kèm theo nó là nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Vì vậy, người bị vảy nến cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Tuyệt đối không được lạm dụng thuốc điều trị trong thời gian dài.
- Thực hiện đúng những yêu cầu chỉ định của bác sĩ.
- Thông báo cho bác sĩ về tình trạng bệnh nền.
- Nếu xảy ra bất kỳ dấu hiệu bất thường nào cần thông báo ngay cho bác sĩ.
- Tái khám định kỳ theo chỉ lịch hẹn với bác sĩ.
Bên cạnh các lưu ý về dùng thuốc, người bệnh cũng cần chú ý thực hiện chế độ chăm sóc da khỏe mạnh thông qua các biện pháp sau:
- Chăm sóc da: Những tổn thương vảy nến khiến làn da khô ráp, trở nên sần sùi và xấu xí. Do đó để khắc phục tình trạng này người bệnh cần bổ sung độ ẩm cho làn da bằng các sản phẩm dưỡng ẩm thuần tự nhiên lành tính. Đồng thời, vệ sinh da sạch sẽ, che chắn kỹ lưỡng khỏi các tác nhân gây bệnh như khói bụi, nắng gió, hóa chất…
- Ăn uống: Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất như rau xanh, trái cây, các loại cá béo, ngũ cốc… để tăng cường hàng rào bảo vệ da. Tránh sử dụng thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ngọt, thực phẩm có khả năng gây kích ứng như trứng, sữa, hải sản, thức ăn cay nóng, chất kích thích…
- Tâm lý: Vảy nến khiến người bệnh tự ti vì những mảng da kém thẩm mỹ. Tuy nhiên, càng lo âu, chán nản thì những tổn thương sẽ càng phát triển mạnh. Vì vậy người bệnh cần giữ cho mình trạng thái tinh thần thoải mái nhất, lạc quan để đạt được hiệu quả tốt hơn.
Bài viết đã cung cấp cho bạn đọc 8 loại thuốc chữa bệnh vảy nến tốt và mới nhất hiện nay. Mỗi trường hợp sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng loại thuốc phù hợp và việc của người bệnh chính là tuân thủ tuyệt đối những chỉ định về việc dùng thuốc sao cho hiệu quả và an toàn.
Thông tin chỉ mang tính tham khảo, không thay thế cho các chẩn đoán chỉ định của bác sĩ.
Có thể bạn quan tâm:
- 4 Cách trị vảy nến bằng lá trầu không được dùng phổ biến
- TOP 5 Thuốc Trị Vảy Nến Của Mỹ Tốt Và Hiệu Quả Nhất
Bình luận (2)
Có thuốc chữa bệnh vẩy nến không ?
E muốn mua thuốc uống trị vảy nến dạng retinol ạ.