5 Thuốc Chữa Bệnh Vảy Nến Mới Nhất Của Thế Giới 2024

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Thuốc chữa bệnh vảy nến mới nhất của thế giới đem lại hiệu quả điều trị cao, đặc biệt với những trường hợp bệnh nặng. Bài viết dưới đây xin giới thiệu 5 loại thuốc chữa vảy nến mới nhất 2024 

TOP 5 thuốc chữa bệnh vảy nến mới trên thế giới được đánh giá cao

Vảy nến là bệnh lý tự miễn về da phổ biến. Đặc trưng bởi da sần sùi, mảng đỏ, vảy da màu trắng bạc, bòng tróc, để lại những đốm máu nhỏ, ngứa ngáy, khô ráp,… 

TOP 5 thuốc chữa bệnh vảy nến mới trên thế giới được đánh giá cao
Vảy nến là bệnh rối loạn tự miễn đặc trưng bởi một số triệu chứng như da nổi đỏ, ngứa ngáy, bong tróc, sần sùi…

Có rất nhiều loại thuốc trị vảy nến, tuy từng tình trạng bác sĩ sẽ kê đơn loại thuốc phù hợp.

1. Thuốc Corticoid 

Thuốc bôi Corticoid

Trong loại thuốc này có chứa hoạt chất Corticoid có khả năng giảm ngứa, chống viêm và ức chế hình thành của các tế bào sừng hóa trên da.

Thuốc bôi Corticoid trị vảy nến phổ biến như Tepovate, Lorinden, Flucinar, Diprosonem, Eumovate, Sicorten… 

Tuy nhiên, nếu lạm dụng có thể gây ra một số tác dụng phụ ngoài ý muốn như ngứa ngáy, phát ban, bỏng rát, khô da,…

Thuốc bôi Corticoid
Thuốc bôi Corticoid giúp giảm quá trình sừng hóa, giảm ngứa, chống viêm do các tổn thương vảy nến gây ra

Cách sử dụng: 

  • Bôi đợt đầu trong 20 – 30 ngày, sau đó ngưng lại một thời gian mới tiếp tục đợt hai. 
  • Tùy từng trường hợp có thể bôi đợt đầu là thuốc Corticoid, đợt sau là thuốc khác.
  • Lưu ý không bôi thuốc lên bề mặt diện tích lớn. 

Xem thêm: Bệnh vảy nến di truyền không? Cách phòng ngừa hiệu quả

Thuốc Corticoid dạng uống hoặc tiêm

Với những trường hợp bệnh chuyển biến nặng hoặc không đáp ứng điều trị bằng Corticoid dạng bôi sẽ được chỉ định dùng dạng uống hoặc tiêm. 

Lưu ý khi sử dụng

  • Tuân thủ tuyệt đối liều dùng thuốc.
  • Không tự ý dừng thuốc đột ngột vì có thể khiến bệnh chuyển thành vảy nến thể mủ.
  • Không được tăng liều hoặc lạm dụng thuốc sẽ khiến suy giảm chức năng tuyến thượng thận. 

2. Thuốc Retinoid dạng uống

Retinoid dạng uống là dẫn xuất tổng hợp của vitamin A, dạng thuốc này đem lại hiệu quả điều trị cao hơn ít độc tính hơn vitamin đơn thuần.

Retinoid khi vào cơ thể có tác dụng điều hòa quá trình tăng trưởng và biệt hóa các tế bào sừng, giảm thiểu mức độ viêm nhiễm. 

Thuốc Retinoid dạng uống
Thuốc Retinoid dạng uống đem lại hiệu quả điều trị vảy nến cao hơn so với dạng bôi nhưng tác dụng phụ cũng nhiều hơn

Liều dùng

  • Tuần đầu tiên dùng 10mg/ liều/ ngày. Mỗi ngày dùng 1 lần. 
  • Sang tuần tiếp theo tăng lên liều tối đa là 20 – 25mg/ ngày. 
  • Sử dụng liều trong vòng 6 – 12 tháng hoặc giảm liều xuống theo chỉ định.

Không dùng cho phụ nữ có thai hoặc đang có ý định có thai.

3. Thuốc Methotrexate

Methotrexate ức chế quá trình tăng sinh của các tế bào thượng bì gây ra bệnh vảy nến. Đồng thời, thuốc còn giúp chống viêm và giảm tăng tiết một số chất trung gan gây phản ứng viêm. 

Thuốc Methotrexate
Methotrexate là thuốc ức chế miễn dịch được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh vảy nến mức độ vừa và nặng

Chính vì vậy, Methotrexate chỉ phù hợp với những người bệnh vảy nến trên 50 tuổi và có thể trạng khỏe mạnh.

Tuyệt đối không được sử dụng cho những người đang trong độ tuổi sinh nở hoặc mắc bệnh vảy nến thể vừa và nhẹ. 

Gợi ý: 5dầu gội trị vẩy nến da đầu được nhiều người tin dùng 

4. Thuốc Cyclosporin A

Cyclosporin A là một trong những loại thuốc mới được sử dụng trong điều trị vảy nến, với loại biệt dược thường gặp nhất là thuốc Samdimmun neoral. 

Thuốc có khả năng ức chế hệ miễn dịch nhờ vòng polypeptide làm giảm sự hoạt hóa của các tế bào lympho T và gián tiếp tác động đến các tế bào bị viêm.

Thuốc Cyclosporin A
Thuốc Cyclosporin A là thuốc ức chế miễn dịch, tác động đến các tế bào viêm, giảm sản sinh các tế bào da khắc phục chứng vảy nến khá hiệu quả

Những người mắc bệnh suy thận, cao huyết áp hoặc các loại ung thư ác tính, đang trong quá trình dùng thuốc ức chế miễn dịch, xạ trị… không được dùng thuốc này. 

Liều dùng

  • Dùng từ 2.5 – 5mg/ kg/ ngày, chia làm 2 lần uống, sử dụng liên tục trong vòng 10 tuần. 
  • Nếu thấy cơ thể đáp ứng thuốc có thể dùng trong vòng 2 năm. 

5. Thuốc sinh học

Thuốc sinh học thường được dùng thông qua đường tiêm để điều trị ung thư hoặc một số bệnh do rối loạn miễn dịch, trong đó có vảy nến. 

Các hoạt chất trong thuốc sẽ gây ức chế hoạt tính của các tế bào lympho T, làm giảm hoạt tính của các protein gây viêm và ức chế các TNF – alpha giảm thiểu các phản ứng quá mẫn. 

Thuốc sinh học
Thuốc sinh học là loại thuốc trị bệnh vẩy nến mới nhất trên thế giới hiện nay nhưng chưa thực sự phổ biến

Một số loại thuốc sinh học như: 

  • Adalimumab (Humira).
  • Brodalumab (Siliq).
  • Adalimumab- admb (Xitezo). 
  • Infliximab (Remicade).
  • Ngoài ra, còn có Etanercept, Ustekinumab, Apremilast Otzeto, Golimumab, Secukinumab… 

Thuốc sinh học đem lại hiệu quả lên đến 75%. Tuy nhiên dòng thuốc này có giá thành rất cao 

Tham khảo thêm:  Ưu Nhược Điểm Của Cách Chữa Vảy Nến Bằng Tế Bào Gốc 

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc trị vảy nến 

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc trị vảy nến 
Người bệnh cần tuân thủ chỉ định dùng thuốc của bác sĩ, vì các loại thuốc chữa vảy nến mới hiện nay khá mạnh và tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ
  • Tuyệt đối không được lạm dụng thuốc điều trị trong thời gian dài.
  • Thực hiện đúng những yêu cầu chỉ định của bác sĩ.
  • Thông báo cho bác sĩ về tình trạng bệnh nền. 
  • Nếu xảy ra bất kỳ dấu hiệu bất thường nào cần thông báo ngay cho bác sĩ.
  • Kết hợp chế độ chăm sóc, vệ sinh da, vận động lành mạnh, khoa học.
  • Tái khám định kỳ theo chỉ lịch hẹn với bác sĩ.

Bài viết đã cung cấp cho bạn đọc 5 loại thuốc chữa bệnh vảy nến mới nhất năm 2024. Mỗi trường hợp sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng loại phù hợp và việc của người bệnh chính là tuân thủ tuyệt đối những chỉ định về việc dùng thuốc sao cho hiệu quả và an toàn.  

Có thể bạn quan tâm

Chia sẻ:
Vảy nến biến chứng nguy hiểm và cách điều trị hiệu quả từ thảo dược

Tôi mới bị mắc vảy nến với các triệu chứng ám ảnh. Tìm hiểu thì tôi được biết đây là…

VTV2 giới thiệu bài thuốc chữa vảy nến, viêm da cơ địa hiệu quả nhất hiện nay của Thuốc dân tộc

Bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang mang lại hiệu quả cao trong điều trị vảy nến, viêm da cơ…

Lá Tắm Thảo Dược Thuốc Dân Tộc “Đánh Bay” Viêm Da, Mề Đay, Rôm Sảy Lá Tắm Thảo Dược Thuốc Dân Tộc “Đánh Bay” Viêm Da, Mề Đay, Rôm Sảy

Viêm da, mề đay hay rôm sảy ở trẻ em thường kéo dài dai dẳng, tái phát thường xuyên với…

Trung tâm Thuốc dân tộc đồng hành cùng VTV2 Trung tâm Thuốc dân tộc đồng hành cùng VTV2 đẩy lùi vảy nến, viêm da cơ địa bằng Đông y

Trung tâm Thuốc dân tộc là đơn vị trị liệu bệnh da liễu như viêm da cơ địa, vảy nến…

Chữa bệnh vẩy nến khỏi 3 năm không tái phát – chia sẻ của bệnh nhân Tiết Quang Tuấn

Bệnh nhân Tiết Quang Tuấn (63 tuổi, Long Biên, Hà Nội) chia sẻ về hành trình chữa khỏi hoàn toàn…

Bình luận (2)

  1. Nguyễn khắc cảnh
    Nguyễn khắc cảnh says: Trả lời

    Có thuốc chữa bệnh vẩy nến không ?

  2. Hà huyền
    Hà huyền says: Trả lời

    E muốn mua thuốc uống trị vảy nến dạng retinol ạ.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua