5 dầu gội trị vẩy nến da đầu tốt nhất hiện nay & cách dùng
Dầu gội trị vảy nến da đầu là một trong những cách khắc phục bệnh hiệu quả. Phương pháp này tác động không nhỏ đến quá trình chữa trị bệnh.
5 loại dầu gội trị vẩy nến da đầu hiệu quả nhất
1. Dầu gội Acid salicylic trị vẩy nến da đầu
Thành phần Acid salicylic có khả năng chống viêm tốt, giúp ức chế sự phát triển của các vi sinh vật, vi khuẩn gây viêm nhiễm ngoài da. Nếu kiên trì sử dụng thường xuyên sẽ loại bỏ triệt để được những triệu chứng bệnh.
- Cách dùng đúng: Dùng 3 lần/tuần, liên tục trong 2 – 4 tuần.
- Tác dụng phụ: Cụ thế như tình trạng kích ứng da hoặc gây rụng tóc.
*Lưu ý: Chống chỉ định cho đối tượng phụ nữ đang mang thai, cho con bú, trẻ em dưới 12 tuổi.
Người bệnh có thể tham khảo sản phẩm dầu gội Neutrogena T/Sal Therapeutic Shampoo-Scalp Build với 3% Acid salicylic. Mức giá trung bình của sản phẩm là 295.000 VNĐ/ chai 133ml.
Xem thêm: Cách phòng chống bệnh vảy nến bùng phát, lan rộng
2. Dầu gội trị bệnh vẩy nến da đầu Redwin Coal Tar Fragrance
Nha đam là thành phần quan trọng trong dầu gội Redwin Coal Tar Fragrance, giúp kháng khuẩn và giúp ngừa kích ứng da đầu. Sản phẩm cũng giúp hồi phục tổn thương da đầu, ức chế hoạt động của những tế bào tăng sinh.
- Cách dùng đúng: Dùng 2 lần/tuần, liên tục trong 2 – 4 tuần.
- Tác dụng phụ: Bị viêm nang lông, viêm nang tóc, viêm da ở ngón tay, hội chứng xơ cứng bì và teo da cục bộ,…
- Giá bán: Dầu gội Redwin Coal Tar Fragrance là khoảng 200.000vnđ/chai 250ml
*Lưu ý: Chống chỉ định sử dụng Redwin Coal Tar Fragrance cho đối tượng trẻ em dưới 15 tuổi và phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.
3. Dầu gội trị vẩy nến da đầu Snow Clear
Dầu gội Snow Clear được sản xuất dưới dạng gói và được chỉ định cho những bệnh nhân bị vảy nến nặng hoặc điều trị bằng những loại dầu gội trên không đem lại hiệu quả. Sản phẩm có thể điều trị chứng gàu, viêm da tiết bã nhờn và ngứa da đầu, bong tróc da đầu do vẩy nến gây ra.
Trong mỗi gram của dầu gội này có chứa 2 thành phần hoạt chất chính gồm 15mg Kentoconazole và 0.25mg Clobetasol Propionate. Đây là những thành phần hoạt chất này có tác dụng điều trị gàu, ngứa và khô da do Pityrosporum gây ra.
- Cách sử dụng: Clobetasol Propionate khoảng 4 lần/tuần. Khi thấy các triệu chứng giảm xuống thì hãy duy trì sử dụng 1 – 2 lần/tuần.
*Lưu ý: Chống chỉ định cho bệnh nhân dị ứng bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Tham khảo thêm: 10+chữa bệnh vảy nến tại nhà áp dụng mẹo dân gian
4. Dầu gội Dermoskin Keratolytic chữa vảy nến da đầu
Các nghiên cứu đã nhận định dầu gội Keratolytic có chứa những thành phần mạnh hơn Axit salicylic. Vì thế giúp giảm nhẹ những triệu chứng của bệnh vảy nến da đầu trong thời gian ngắn.
- Cách sử dụng: Sử dụng dầu gội 3 lần/tuần.
5. Dầu gội trị vẩy nến da đầu bằng nguyên liệu tự nhiên
Cách 1: Sử dụng tinh dầu sả, giấm táo ủ tóc
Chuẩn bị
- 2 – 3 giọt tinh dầu sả
- 1/2 ly giấm táo
- 2 – 3 giọt tinh dầu hương thảo.
Cách thực hiện
- Đem tất cả trộn đều và làm ướt tóc trước khi sử dụng.
- Sau khi bôi, để da đầu thư giãn trong khoảng 10 phút, rồi rửa lại.
- Áp dụng ủ tóc bằng cách này 2 lần/tuần.
Cách 2: Gội đầu với dầu dừa kết hợp tinh dầu sả
Chuẩn bị
- 1 chén dầu dừa (hoặc dầu hạnh nhân)
- 3 – 4 giọt tinh dầu sả.
Cách thực hiện
- Đem nguyên liệu vào trộn đều, sau đó bạn làm ướt da đầu.
- Bôi đều hỗn hợp lên da đầu rồi massage.
- Trong khoảng 2 – 3 phút và xả sạch.
- Nên áp dụng vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Đọc thêm: TOP 5 thuốc trị vảy nến da đầu được tin dùng năm 2023
Cách gội đầu khi bị vẩy nến giúp bệnh nhanh khỏi
- Mỗi tuần chỉ nên gội đầu từ 3-4 lần. Việc gội đầu liên tục nhiều lần có thể gây bong tróc lớp ceramide.
- Không nên sử dụng các loại dầu gội đầu có chứa hóa chất tẩy rửa mạnh.
- Không nên dùng nước nóng gội đầu.
- Người bệnh không nên chà sát, hay gãi quá mạnh cũng có thể làm tổn thương da đầu.
Da đầu bị vẩy nến dễ bị kích thích nên bạn cần đảm bảo sau khi gội đầu xong để da đầu khô tự nhiên. Tránh sử dụng máy sấy có nhiệt độ cao hoặc trùm kín đầu sau khi gội.
Bài viết đã tổng hợp các loại dầu gội trị vẩy nến da đầu, cũng như mức giá tham khảo và cách sử dụng của từng loại sản phẩm. Tuy nhiên để nhận được lời khuyên tốt nhất thì bệnh nhân nên tới bác sĩ da liễu để khám bệnh và nhận được phương hướng điều trị phù hợp.
Bài viết liên quan:
- 5 cách chữa vảy nến da đầu từ thảo dược tại nhà đơn giản
- Bệnh vảy nến da đầu có lây không? Lưu ý cần biết
Bình luận (3)
Em muốn mua sản phẩm liên hệ như thế nào ạ
E muốn mua dầu gội
Em muốn mua dầu gội lien hệ sao ạ