Bệnh vảy nến di truyền không – Có thể phòng ngừa không?
Bệnh vảy nến có di truyền không? Hàng loạt bệnh nhân lo lắng khi mắc bệnh vảy nến khiến cho làn da trở nên xấu xí. Với căn bệnh này, nên tiến hành điều trị sớm, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Bệnh vảy nến di truyền không?
Vảy nến là bệnh lý không lây nhiễm nhưng có sự di truyền từ mẹ sang con. Nếu ba hoặc mẹ từng mắc phải vảy nến, thì khả năng đứa con sẽ bị là 50%. Nếu anh, chị, em ruột mắc bệnh vảy nến thì nguy cơ các thành viên còn lại mắc bệnh cao gấp 4 – 6 lần.
Bệnh vảy nến di truyền là kết quả của một sự cố ở hệ thống miễn dịch. Một lượng lớn các tế bào miễn dịch đều được tạo ra bởi các phân tử gây viêm cytokine. Đặc biệt, các tổn thương ở da đều chứa đột biến gen (còn gọi là alen). Mỗi alen sẽ có nhiệm vụ truyền bệnh vảy nến cho các thành viên khác trong gia đình.
Gợi ý: Bệnh vảy nến có ngứa không? Điều trị như thế nào?
Người bệnh nên đến thăm khám bác sĩ sớm khi nhận thấy bản thân có các dấu hiệu tổn thương da. Một số trường hợp, người bệnh sẽ thấy xuất hiện nhiều mủ trên bề mặt da. Vì căn bệnh này có thể di truyền nên người bệnh cần phải thận trọng, điều trị dứt điểm, tránh ảnh hưởng về sau.
Xem thêm: Vảy Nến Ở Trẻ Em – Nguyên nhân, dấu hiệu và cách trị
Vảy nến – Bệnh lý có thể phòng ngừa hiệu quả
Bên cạnh nguyên nhân di truyền, bệnh nhân mắc bệnh vảy nến còn do rất nhiều nguyên nhân khác. Hiện tại vẫn chưa có thuốc chữa trị bệnh vảy nến khỏi hoàn toàn. Cần chú ý trong sinh hoạt, ăn uống để có thể phòng ngừa bệnh hiệu quả.
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung các dưỡng chất thiết yếu, đặc biệt là vitamin C.
- Thận trọng với những thực phẩm chứa các chất gây vảy nến.
- Luôn giữ tâm lý thoải mái, vui vẻ.
- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao.
- Kiểm soát cân nặng.
- Bảo vệ làn da, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời và các loại hóa chất tẩy rửa.
- Giữ ẩm làn da.
- Thận trọng khi sử dụng các loại thuốc liên quan đến tim mạch, thuốc kháng sinh, thuốc chống sốt rét
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích.
- Vệ sinh làn da sạch sẽ.
- Ngủ đủ giấc, uống đủ nước mỗi ngày.
- Sử dụng găng tay và các vật dụng bảo vệ da khi đi ra ngoài.
- Không nên làm việc quá sức.
- Kiểm tra thành phần, hạn sử dụng của các sản phẩm.
- Với những vết thương hở, người bệnh phải điều trị kịp thời, tránh nhiễm trùng.
- Không nên làm việc và sinh sống ở môi trường ẩm thấp.
Qua bài viết, hy vọng có thể giải đáp được thắc mắc: Vảy nến có di truyền không? Với những bệnh nhân mắc bệnh vảy nến, nên tiến hành điều trị sớm, tránh các đợt tái phát về sau. Chú ý bảo vệ làn da của mình, tránh làm tổn thương da.
→ Có thể bạn quan tâm:
- Bị vảy nến nên ăn và kiêng gì? Thức ăn tốt cho người bệnh
- Vảy nến tắm lá gì? Những loại lá giúp cải thiện bệnh?
- Dùng dầu dừa trị bệnh vảy nếncó hiệu quả không?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!