Bị khô khớp gối có nên đi bộ không? Thông tin hữu ích

Bị khô khớp gối có nên đi bộ không là thắc mắc của nhiều người. Khô khớp gối nghiêm trọng có thể gây ra cơn đau, giảm khả năng vận động linh hoạt. Điều này khiến nhiều người bệnh e ngại trong việc tập thể dục cũng như đi bộ thường xuyên.

Bị khô khớp gối có nên đi bộ không
Giải đáp thắc mắc người bị khô khớp gối có nên đi bộ không? Cần lưu ý gì?

Lợi ích của việc đi bộ mỗi ngày

Trước khi giải đáp “Bị khô khớp gối có nên đi bộ không?”,  bạn cần nắm rõ những lợi ích của hoạt động này. Theo các chuyên gia, mỗi người nên đi bộ ít nhất 30 phút mỗi ngày để có được những lợi ích sau:

  • Giúp hệ xương khớp linh hoạt và khỏe mạnh. Đồng thời làm tăng mật độ xương, giảm nguy cơ loãng xương
  • Tăng cường hệ thống miễn dịch
  • Giảm mỡ trong máu,. giảm mỡ thừa trong cơ thể, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tim và xơ vữa động mạch
  • Tốt  cho tim mạch, giúp luyện tim mạch ở trạng thái ổn định
  • Duy trì cân nặng an toàn, giảm nguy cơ béo phì
  • Giảm căng thẳng và lo lắng cải thiện tâm trạng và làm tăng mức năng lượng
  • Tăng cường tuần hoàn, giúp máu lưu thông tốt hơn
  • Làm tăng chức năng của phổi
  • Cải thiện chất lượng giấc ngủ
  • Giảm nguy cơ ung thư và bệnh tiểu đường.

ĐỌC THÊM: Bỏ Túi 4 Cách Chữa Khô Khớp Tại Nhà Hiệu Quả, Dễ Thực Hiện

Bị khô khớp gối có nên đi bộ không?

Theo các chuyên gia, người bị khô khớp gối nên đi bộ đều đặn mỗi ngày 30 phút. Các nghiên cứu cho thấy thường xuyên đi bộ hay tập thể dục có thể giúp tăng mật độ xương, duy trì hệ xương khớp chắc khỏe.

Ngoài ra đi bộ có thể giúp kích thích làm tăng dịch nhờn bôi trơn khớp gối và khớp háng, giảm nguy cơ cũng như cải thiện bệnh khô khớp. Điều này cũng giúp cải thiện sự dẻo dai và tính linh hoạt của các khớp xương, ngăn ngừa tình trạng thoái hóa khớp.

Người bị khô khớp gối có thể đi bộ đều đặn mỗi ngày 30 phút
Người bị khô khớp gối có thể đi bộ đều đặn mỗi ngày 30 phút

Những lợi ích khác:

  • Đi bộ và tập thể dục giúp tăng tuần hoàn khí huyết, lưu thông máu tốt. Điều này giúp ích cho việc tiết dịch tự nhiên, chữa lành tổn thương và tái tạo sụn một cách hiệu quả.
  • Đi bộ cũng là một cách giúp giảm cân và duy trì cân nặng khỏe mạnh, giảm nguy cơ thừa cân và béo phì – một yếu tố nguy cơ của bệnh khô khớp gối và thoái hóa xương khớp.

Bên cạnh đi bộ, bạn cũng có thể thực hiện thêm những bài tập thể dục nhẹ nhàng  và phù hợp với tình trạng xương khớp hiện tại. Trong đó đạp xe, bơi lội, yoga… là những bộ môn tốt nhất.

Hướng dẫn cách đi bộ cho người bị khô khớp

Có thể thấy, bệnh nhân bị khô khớp có thể đi bộ mỗi ngày để cải thiện tình trạng cũng như duy trì sức khỏe xương khớp và tổng thể. Tuy nhiên để tránh làm tăng áp lực cho đầu gối và giảm nguy cơ thoái hóa khớp gối, bạn cần tuân thủ những lời khuyên dưới đây:

Đi bộ đúng kỹ thuật và đúng tư thế

Đi bộ là hình thức vận động nhẹ nhàng và đơn giản. Nhưng để có thể đi được quãng đường xa, ít mệt và không làm ảnh hưởng đến đầu gối bị thương, bạn cần đi bộ đúng kỹ thuật và đúng tư thế. Dưới đây là một số hướng dẫn:

  • Khi đi bộ, giữ lưng thẳng, hướng mặt về phía trước, bước với sải chân vừa đủ, hai tay đánh hông tự nhiên theo nhịp của bước chân
  • Đẩy vai về phía sau một cách thoải mái
  • Siết nhóm cơ lõi gồm cơ lưng, cơ mông và cơ bụng
  • Khi đi bộ, đẩy một chân về phía trước bằng cách dùng cơ đùi trong và cơ đùi trước, áp lực dồn lên gót chân còn lại. Vừa đi vừa cuộn bàn chân về phía trước.
  • Trong một vài phút đầu tiên, bạn cần đi bộ với tốc độ vừa phải. Điều này giúp khởi động làm nóng cơ thể. Sau đó tăng dần tốc độ.
  • Khi gần kết thúc buổi tập, nên giảm dần tốc độ, sau đó mới dừng lại hoàn toàn.
Đi bộ đúng kỹ thuật và tư thế
Đi bộ đúng kỹ thuật và đúng tư thế để đạt được các lợi ích và tránh ảnh hưởng đến đầu gối

Mang giày và mặc quần áo phù hợp

Mang giày thể thao hoặc giày chuyên dụng cho người đi bộ, chạy bộ; giày có kích thước vừa vặn và có phần đệm. Những đôi giày này có thiết kế phù hợp, giúp hỗ trợ bàn chân, xương khớp khi tập luyện, đồng thời giúp giảm nguy cơ gặp chấn thương.

Nên ưu tiên những bộ quần áo rộng rãi, thoáng mát, có chất liệu co giãn và khả năng thấm hút mồ hôi tốt.

Lựa chọn thời điểm thích hợp

Lúc sáng sớm, buổi chiều hoặc tối trước khi đi ngủ được cho là những thời điểm tốt nhất để đi bộ.

Địa hình 

Đi bộ trên địa hình bằng phẳng, không trơn trượt, sạch sẽ, thoáng mát và ít xe cộ. Tránh đi bộ ở những cung đường không bằng phẳng hoặc gồ ghề, có dốc cao để tránh làm tăng áp lực lên các khớp.

Khởi động trước khi đi bộ, tập thể dục

Nên thực hiện các động tác nhẹ nhàng như kéo giãn, gập duỗi trong vòng 5 phút để khởi động và làm nóng các khớp. Sau đó đi bộ chậm trước khi tăng dần tốc độ.

Tốc độ và thời gian đi bộ

Khi bị khô khớp, bạn chỉ nên đi bộ 30 phút/ ngày, tương đương 6000 bước. Đi với tốc độ chậm, sau đó tăng dần vận tốc nhưng vẫn giữ tốc độ vừa phải, không quá nhanh và không sải bước quá dài. Lưu ý  này sẽ giúp bạn tránh được việc làm tăng áp lực lên đầu gối  bị khô và tổn thương.

XEM THÊM: Khô Khớp Gối Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Tốt Nhất?

Lưu ý cho người bị khô khớp khi đi bộ

Một số lưu ý cần biết khi đi bộ hoặc tập thể dục cho người bị khô khớp:

Dừng đi bộ và nên nghỉ ngơi nếu cảm thấy đau đớn
Dừng đi bộ và nên nghỉ ngơi nếu cảm thấy đau đớn hoặc khó chịu nghiêm trọng
  • Thăm khám và đánh giá mức độ nghiêm trọng của tình trạng khô khớp.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn tập luyện và đi bộ đúng cách, cường độ thích hợp với tình trạng hiện tại.
  • Thực hiện đúng hướng dẫn về cách đi bộ cho người bị khô khớp.
  • Bạn có thể có cảm giác bị cứng và đau khớp khi đi bộ. Hãy cố gắng tập luyện trong vòng 5 – 10 phút, sau đó tăng dần thời gian đi bộ.
  • Nếu cảm thấy đau đớn hoặc khó chịu quá mức, hãy dừng lại việc đi bộ. Sau đó tiến hành chườm đá, xoa bóp nhẹ nhàng để giảm đau.
  • Điều chỉnh giờ giấc nghỉ ngơi phù hợp, ăn uống hợp lý để hỗ trợ cải thiện tình trạng khô khớp.

Bài viết là những thông tin chi tiết giúp giải đáp người bị khô khớp gối có nên đi bộ không. Nhìn chung, bệnh nhân bị khô khớp có thể đi bộ, nhưng cần đúng cách để tránh ảnh hưởng đến tình trạng bệnh.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chia sẻ:
Khô khớp gối là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Khô khớp gối là tình trạng khớp gối bị giảm hoặc không tiết ra dịch khớp, dẫn đến tình trạng…

Người khô khớp gối nên ăn gì, kiêng gì tốt nhất?

Tìm hiểu khô khớp gối nên ăn gì và kiêng gì có thể giúp xây dựng chế độ ăn uống…

Nguyên nhân gây khô khớp vai, triệu chứng và cách chữa trị

Khô khớp vai là hiện tượng khớp bị cứng, hoạt động kém linh hoạt và có thể phát ra tiếng…

Các thuốc trị khô khớp phổ biến và cách sử dụng

Thuốc trị khô khớp thường có tác dụng làm tăng dịch nhầy, cải thiện khả năng chuyển động và ngăn…

Bị khô khớp gối có nên đi bộ không? Thông tin hữu ích

Bị khô khớp gối có nên đi bộ không là thắc mắc của nhiều người. Khô khớp gối nghiêm trọng…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua