Nấm Dạ Dày Là Gì? Có Nguy Hiểm? Chẩn Đoán, Điều Trị

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Nấm dạ dày, một tình trạng y khoa do nhiễm nấm Candida gây ra. Bệnh không chỉ gây tổn thương tại nhiều vị trí trong hệ tiêu hóa mà còn kéo theo nhiều hệ lụy về sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu các thông tin về căn bệnh này trong bài viết dưới đây. 

Bệnh nấm dạ dày là gì?

Nấm dạ dày, một tình trạng y khoa do nấm Candida gây ra, là nguyên nhân phổ biến của các vấn đề tiêu hóa. Loại nấm này không chỉ gây tổn thương niêm mạc dạ dày mà còn có thể ảnh hưởng đến các cơ quan khác như sinh dục, miệng, và thực quản.

Nấm dạ dày
Nhiễm nấm dạ dày Candida là bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến do tổn thương kèm các triệu chứng, biến chứng nguy hiểm

Nấm Candida, với hình dạng oval hoặc hình cầu, sinh sản bằng cách mọc chồi và đã được xác định với hơn 300 loài sống hội sinh trong cơ thể người hoặc môi trường tự nhiên. Trong số các loại nấm gây bệnh, Candida Albicans là thủ phạm chính, tuy nhiên, các loài như Candida parapsilosis, Candida glabrata, và một số khác cũng góp phần vào sự phát triển của bệnh nấm dạ dày.

Xem thêm: Nấm candida có lây không? Làm sao phòng ngừa?

Dấu hiệu nhận biết bệnh nấm dạ dày

Thông thường, người bị nhiễm nấm dạ dày sẽ không biểu hiện bất kỳ triệu chứng lạ nào mà nó sẽ ủ trong cơ thể một thời gian. Đợi đến khi gặp điều kiện thuận lợi, nấm sinh sôi phát triển nhân lên về số lượng sẽ bắt đầu bộc phát bệnh. Lúc này, tùy vào cơ địa và thể trạng sức khỏe của từng người mà các triệu chứng và mức độ tổn thương sẽ khác nhau. 

Triệu chứng nấm dạ dày mức độ nhẹ

Dấu hiệu nhận biết bệnh nấm Candida
Bị nấm dạ dày đặc trưng với các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, ợ hơi, ợ nóng…

Triệu chứng nấm dạ dày nặng: Khi bệnh diễn tiến đến giai đoạn này vẫn sẽ xuất hiện các triệu chứng như giai đoạn trước nhưng có mức độ nặng hơn và có thể kèm theo:

  • Đau thượng vị dữ dội, buồn nôn, nôn ói, ợ chua ợ nóng thường xuyên… do bệnh đang dần tiến triển thành viêm loét dạ dày. 
  • Nôn ra máu, đi ngoài phân đen, màu cà phê, có lẫn máu khi đi đại tiện… do biến chứng thủng dạ dày, xuất huyết dạ dày… 

Nguyên nhân gây ra nấm dạ dày

Các chuyên gia cho biết có rất nhiều nguyên nhân gây nấm dạ dày, trong đó một vài đối tượng đặc biệt và mắc các bệnh lý sau sẽ có nguy cơ nhiễm nấm dạ dày cao:

  • Những người có cơ địa nhạy cảm với hệ tiêu hóa không được khỏe mạnh, dễ bị dị ứng, rối loạn tiêu hóa
  • Những người có sức đề kháng yếu kém như người bệnh ung thư, nhiễm HIV/ AIDS, mắc bệnh tiểu đường, huyết áp… cũng có nguy cơ mắc bệnh rất cao;
  • Người cao tuổi, trẻ nhỏ có hệ tiêu hóa kém cũng dễ bị nhiễm nấm Candida hơn so với người bình thường;
  • Phụ nữ mang thai có sự thay đổi đột ngột về nội tiết tố, suy giảm sức đề kháng cũng dễ làm tăng nguy cơ bị nấm dạ dày;
  • Việc sử dụng quá thường xuyên một số loại thuốc có khả năng ức chế hệ miễn dịch hoặc thuốc corticoid dễ gây suy giảm hệ miễn dịch tự nhiên trong cơ thể, mất đi khả năng cân bằng hệ sinh học trong cơ thể, từ đó tạo điều kiện cho nấm phát triển;
  • Ngoài ra, đặc điểm khí hậu nóng ấm, có mưa nhiều cũng là một trong những yếu tố hàng đầu làm tăng nguy cơ nhiễm nấm vào cơ thể người bệnh. 

Đọc thêm: 9 Cách Giảm Cơn Đau Dạ Dày Cấp Tốc Người Bệnh Cần Nắm Rõ

Bệnh nấm dạ dày có nguy hiểm không?

Nấm dạ dày, mặc dù không thường gây nguy hiểm tính mạng, nhưng có thể gây ra nhiều phiền toái và biến chứng nếu không được điều trị kịp thời:

  • Phát triển âm thầm: Ban đầu không có triệu chứng rõ ràng, khiến việc phát hiện và điều trị bệnh trở nên khó khăn.
  • Suy giảm chức năng tiêu hóa: Nhiễm nấm làm giảm khả năng tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.
  • Rủi ro viêm loét và xuất huyết dạ dày: Nếu không được can thiệp kịp thời, bệnh có thể gây viêm loét và xuất huyết dạ dày.
  • Lây lan sang cơ quan khác: Có thể gây ra các vấn đề tiêu hóa phức tạp khác khi lan rộng ra các cơ quan lân cận trong hệ tiêu hóa.
  • Khó điều trị tận gốc: Dù có thể kiểm soát triệu chứng, nhưng điều trị dứt điểm nấm dạ dày là thách thức, đôi khi đòi hỏi phải quản lý lâu dài.
  • Nguy cơ biến chứng nghiêm trọng: Trong trường hợp nhiễm nấm nặng không được điều trị, có thể dẫn đến thủng dạ dày hoặc xuất huyết nghiêm trọng.
Nấm dạ dày
Nấm dạ dày ủ bệnh lâu ngày bộc phát gây các triệu chứng nặng nề kèm theo các biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời

Do đó, việc nhận biết sớm để chữa trị là chìa khóa để giảm thiểu các rủi ro và bảo vệ sức khỏe.

Bệnh nấm dạ dày có lây không? Lây qua đường nào?

Theo nhận định của các chuyên gia nấm Candida có khả năng lây nhiễm trực tiếp giữa người với người thông qua các con đường sau: 

  • Sử dụng chung các loại vật dụng cá nhân như quần áo, khăn tắm, khăn mặt… đặc biệt là quần lót với người đang bị bệnh.
  • Quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp bảo vệ an toàn. 

Phương pháp điều trị nấm dạ dày hiệu quả

Để chẩn đoán chính xác nhiễm nấm Candida dạ dày có thể dựa vào phương pháp nội soi dạ dày hoặc xét nghiệm mô học. Hiện nay việc điều trị nấm dạ dày không còn khó khăn như trước bởi sự phát triển của y học hiện đại. Trong đó, có 2 phương pháp được đánh giá cao trong việc điều trị nấm dạ dày hiệu quả gồm:

1. Điều trị nấm Candida bằng thuốc

Điều trị nấm Candida bằng thuốc chống nấm và kháng viêm thường được áp dụng cho các trường hợp nhẹ, mang lại hiệu quả nhanh trong kiểm soát viêm nhiễm.

Hiện nay có nhiều loại thuốc diệt nấm, kháng viêm được dùng phổ biến như: 

  • Nhóm thuốc Nystatin điển hình như Nystan, Monoral, Mycostatin…
  • Nhóm thuốc Frucytocyn;
  • Nhóm thuốc Biazol như Econazol, Miconazol, Ketoconazol
  • Nhóm thuốc Amphoterincin B… 
Thuốc trị nấm
Tuân thủ sử dụng loại thuốc, liều dùng và thời gian sử dụng thuốc chống nấm dạ dày theo chỉ định của bác sĩ để tránh gây ra tác dụng phụ

Lưu ý:

  • Tùy chỉnh liều lượng: Bác sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc phù hợp với mức độ nhiễm nấm của từng người.
  • Tác dụng nhanh nhưng cẩn trọng tác dụng phụ: Các thuốc này thường hiệu quả tức thì nhưng có thể gây ra tác dụng phụ như suy giảm chức năng gan, thận, hoặc tróc vảy da. Tuân thủ chính xác liều dùng bác sĩ chỉ định là cực kỳ quan trọng.
  • Lựa chọn sản phẩm từ thiên nhiên: Để giảm thiểu tác dụng phụ, có thể xem xét sử dụng sản phẩm hỗ trợ chống nấm từ thiên nhiên, vừa an toàn vừa hỗ trợ phòng ngừa tái nhiễm hiệu quả.

Xem ngay: Dạ Dày Nằm Ở Đâu? Vị Trí Của Bao Tử Trong Ổ Bụng

2. Tiến hành súc rửa dạ dày và điều trị xâm lấn nếu cần

Trong trường hợp phát hiện nấm dạ dày ở số lượng lớn, bác sĩ có thể chỉ định súc rửa dạ dày. Quy trình này đòi hỏi bệnh nhân uống một loại nước thuốc đặc biệt, sau đó sử dụng dụng cụ chuyên dụng để súc rửa dạ dày qua đường miệng hoặc mũi, giúp loại bỏ nấm hiệu quả.

Tuy nhiên, phương pháp này có thể gây sặc hoặc thậm chí xuất huyết dạ dày nếu thực hiện không cẩn thận, đặc biệt là khi không có kinh nghiệm.

Đối với các trường hợp nặng, bệnh nhân có thể được chỉ định phương pháp điều trị xâm lấn, nhằm kiểm soát triệu chứng và loại bỏ nấm khỏi dạ dày, phục hồi chức năng tiêu hóa. Phương pháp bao gồm các biện pháp can thiệp trực tiếp vào dạ dày để làm sạch nấm, ngăn chặn và phục hồi từ vết loét, đảm bảo chức năng sinh lý của dạ dày hoạt động bình thường.

Biện pháp phòng ngừa nấm Candida

Nấm Candida luôn có trong cơ thể hoặc trong môi trường tự nhiên, dễ dàng bùng phát bệnh bất kỳ lúc nào và tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro gây hại cho sức khỏe. 

Biện pháp phòng ngừa nấm Candida
Ưu tiên sử dụng các loại thực phẩm có đặc tính diệt nấm, chống viêm như gừng, nghệ, tỏi, mật ong…

Để phòng tránh nấm dạ dày hiệu quả, áp dụng những biện pháp dưới đây là cực kỳ quan trọng:

  1. Chế độ ăn uống khoa học: Luôn ăn chín, uống sôi và chọn lựa thực phẩm lành mạnh.
  2. Thựcphẩm diệt nấm: Bổ sung tỏi, nghệ, sữa chua, và hạnh nhân vào chế độ ăn để hỗ trợ chống nấm.
  3. Dinh dưỡng đa dạng: Tăng cường ăn ớt chuông, bông cải xanh, cam, đu đủ, và sử dụng trà xanh, mật ong, thịt gà để nâng cao sức đề kháng.
  4. Giảm đường: Hạn chế thực phẩm giàu đường để kiềm chế sự phát triển của nấm Candida.
  5. Tránh chất kích thích: Không sử dụng rượu bia, cà phê, nước ngọt có gas và thực phẩm cay, nhiều dầu mỡ.
  6. Hạn chế thuốc: Tránh lạm dụng thuốc giảm đau, thuốc an thần, và các loại thuốc chống viêm không cần thiết.
  7. An toàn tình dục: Sử dụng bao cao su và tránh quan hệ bằng miệng.
  8. Vệ sinh cá nhân: Chú trọng vệ sinh bộ phận sinh dục, đặc biệt sau khi đi đại tiện.
  9. Chăm sóc thai kỳ: Thai phụ cần đi khám định kỳ để phát hiện sớm và điều trị các vấn đề liên quan đến nấm, bảo vệ sức khỏe mẹ và bé.

Nhiễm nấm dạ dày Candida là bệnh lý nhiễm trùng dễ mắc phải, nó chỉ có cơ hội phát triển khi cơ thể yếu ớt, hệ miễn dịch suy giảm. Bệnh khó phát hiện sớm nên rất dễ biến chứng nặng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Vì vậy, hãy chủ động xây dựng lối sống lành mạnh từ ăn uống cho đến sinh hoạt để chống lại những mầm bệnh tiềm ẩn xung quanh, gây hại cho sức khỏe. 

Có thể bạn quan tâm

Chia sẻ:
3 Cách Dùng Nha Đam Chữa Đau Dạ Dày Hiệu Quả Nhất

Nha đam không chỉ là nguyên liệu dưỡng nhan "thần thánh" mà còn là thảo dược quý, giúp giảm triệu…

mệt mỏi do trào ngược dạ dày Mệt mỏi do trào ngược dạ dày và một số biện pháp khắc phục

Tình trạng mệt mỏi thường do các vấn đề như thức khuya, thiếu ngủ, làm việc hay vận động quá…

Trào ngược dạ dày nằm nghiêng bên nào? Trào Ngược Dạ Dày Nằm Nghiêng Bên Nào Thoải Mái, Ít Bị?

Trào ngược dạ dày nằm nghiêng bên nào để tạo cảm giác dễ chịu và không làm tái phát triệu…

viêm loét dạ dày tá tràng cấp tính Viêm loét dạ dày tá tràng cấp tính và dấu hiệu nhận biết

Viêm loét dạ dày tá tràng được phân loại thành hai dạng: cấp tính và mãn tính, dựa trên thời…

Thuốc Gastosic Gastosic: Thành phần, công dụng, cách dùng và giá bán

Gastosic là thực phẩm chức năng được sản xuất bởi Công ty CP Dược mỹ phẩm CVI. Sản phẩm có…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua