Hang Vị Dạ Dày Nằm Ở Đâu? Có Chức Năng Gì Trong Hệ Tiêu Hóa
Hang vị là một bộ phận nhỏ của dạ dày, rất dễ bị viêm và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Do đó, nắm rõ hang vị dạ dày nằm ở đâu là cách tốt nhất để nhận biết bệnh lý ở bộ phận này để có cách khắc phục hợp lý.
Hang vị dạ dày là gì?
Hang vị là phần cuối của dạ dày đóng vai trò đặc biệt trong hệ thống tiêu hóa của con người. Hang vị là bộ phận thấp nhất, có kích thước từ 3 – 5 cm, nằm ngay phía trước môn vị dạ dày, được bao phủ bởi các lớp niêm mạc dạ dày một cách chắc chắn và không thể tiết ra axit.
Đôi khi, hang vị dạ dày có thể bị vô hiệu hóa tạm thời hoặc bị ngăn cách với phần còn lại của cơ thể trong quá trình dạ dày tiêu hóa thức ăn. Ngoài ra, trong một số trường hợp, hang vị có thể bị phân chia ranh giới với môn vị bằng một rãnh nhỏ, mỏng và hẹp.
Hang vị dạ dày nằm ở đâu?
Dạ dày là một túi phình to có hình chữ “J”. Dạ dày nối thực quản với ruột non lại với nhau và bao gồm các bộ phận như tâm vị, đáy vị, thân vị và môn vị.
Trong đó hang vị dạ dày là đoạn ngay phía trên môn vị. Hang vị cũng là bộ phận thấp nhất của dạ dày và và nơi kết nối giữa dạ dàng và tá tràng trong hệ thống tiêu hóa.
Tham khảo thêm: Viêm Hang Vị Dạ Dày Là Gì? Biểu Hiện, Cách Điều Trị
Chức năng của hang vị dạ dày trong hệ tiêu hóa
Trong hệ thống tiêu hóa, dạ dày có nhiệm vị tiêu hóa thức ăn. Cơ chế hoạt động của dạ dày cũng được phân chia một cách rõ ràng cho từng bộ phận khác nhau.
Sau khi tiếp nhận thức ăn từ thực quản, dạ dày sẽ tiết ra nhu động ruột và axit để tiêu hóa thức ăn. Thức ăn sau khi được xử lý sẽ được đẩy đến phần thân vị (là phần phình to nhất của dạ dày) sau đó mới di chuyển đến hang vị.
Nhu động ruột sẽ đẩy chất dinh dưỡng và thức ăn không tiêu hóa được sẽ với một lực cực lớn đến tá tràng và ruột non. Trong quá trình tiêu hóa thức ăn, hang vị sẽ đóng lại để tránh gây tổn thương tá tràng và ruột non.
Hang vị sẽ mở ra khi quá trình tiêu hóa hoàn tất và cho phép thức ăn đi qua để hoàn tất quá trình tiêu hóa và chuyển sang quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng.
Ngoài ra, hang vị cũng được cho là bộ phận có vai trò tham gia và hỗ trợ quá trình chuyển hóa thức ăn thành các phân tử nhỏ hơn để cơ thể dễ dàng hấp thụ.
Bệnh lý ảnh hưởng đến hang vị dạ dày
Hang vị dạ dày là bộ phận rất dễ bị viêm trong hệ thống tiêu hóa. Sau khi tìm hiểu hang vị dạ dày nằm ở đâu, người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ về các vấn đề ảnh hưởng đến hang vị dạ dày
1. Viêm dạ dày
Viêm dạ dày là tình trạng viêm niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng (phần trên của ruột non) nên thường được gọi là viêm dạ dày tá tràng. Viêm dạ dày có thể gây ảnh hưởng đến hang vị và các chức năng của hang vị dạ dày.
Các triệu chứng viêm dạ dày phổ biến bao gồm:
- Buồn nôn và nôn
- Co thắt dạ dày
- Đầy bụng khó tiêu
2. Loét dạ dày
Loét dạ dày cũng có thể ảnh hưởng đến hang vị dạ dày. Các vết loét thường phát triển dọc theo lớp lót của dạ dày và ảnh hưởng đến hang vị.
Triệu chứng phổ biến nhất khi bị loét hang vị dạ dày là đau bụng hoặc sôi bụng ngay sau khi ăn. Đôi khi các triệu chứng có thể xuất hiện ngay trong bữa ăn.
Các triệu chứng phổ biến khác có thể bao gồm:
- Giảm cân không rõ lý do
- Buồn nôn và nôn
- Có máu trong phân
Viêm loét đại tràng có thể dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng. Do đó, đến bệnh viện ngay khi nhận thấy các triệu chứng bệnh.
Có thể bạn quan tâm: Viêm hang vị dạ dày nên ăn gì và không nên ăn gì?
3. Viêm hang vị dạ dày
Viêm hang vị dạ dày có nhiều đặc điểm tương tự như viêm da dày. Người bệnh có thể gặp các cơn đau từ âm ỉ đến dữ dội. Bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi và giới tính, đặc biệt là người trung niên và người cao tuổi.
Các triệu chứng của viêm hang vị dạ dày có thể bao gồm:
- Đau bụng, thường ở vùng thượng vị
- Ợ nóng
- Buồn nôn và nôn
- Khó tiêu
- No sớm
- Giảm cảm giác thèm ăn
- Sụt cân không rõ nguyên nhân
- Mệt mỏi
Viêm hang vị dạ dày là bệnh lý nguy hiểm. Do đó, người bệnh nên tìm hiểu hang vị dạ dày nằm ở đâu và đến bệnh viện ngay khi có dấu hiệu bị viêm.
4. Hẹp hang vị dạ dày
Hẹp hang vị dạ dày được đánh giá là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, chỉ đứng sau viêm loét dạ dày tá tràng. Bệnh có thể dẫn để các biến chứng nguy hiểm bao gồm hẹp môn vị dạ dày, xuất huyết dạ dày hoặc thậm chí là thủng dạ dày.
Một số dấu hiệu hẹp hang vị dạ dày như:
- Đau bụng âm ỉ cả ngày đặc biệt là sau bữa ăn chính.
- Thường xuyên cảm thấy chướng bụng đầy hơi, khó tiêu, căng cứng bụng.
- Giảm cân không rõ lý do.
- Mệt mỏi, xanh xao, người nhợt nhạt.
- Buồn nôn và nôn. Chất nôn có mùi tanh, hôi.
- Táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài.
Biện pháp bảo vệ hang vị dạ dày
Các biện pháp bảo vệ và phòng ngừa các bệnh lý về hang vị dạ dày bao gồm:
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học hợp lý, ăn chậm, nhai kỹ, không ăn quá no hoặc tiêu thụ quá nhiều thực phẩm cùng một lúc.
- Hạn chế sử dụng thực phẩm cay, chua, quá mặn trong bữa ăn. Ngoài ra, tránh sử dụng quá nhiều các loại gia vị gây kích thích như tiêu, tỏi, giấm, ớt, mù tạt,…
- Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thức uống có cồn.
- Uống đầy đủ lượng nước cần thiết để thanh lọc cơ thể, giải độc và cung cấp năng lượng cho các hoạt động trong cơ thể.
- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng và chống lại bệnh tật.
- Nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý, tránh môi trường quá căng thẳng, stress, áp lực.
Hang vị là một bộ phận nhỏ của hệ thống tiêu hóa nhưng đóng một vai trò khác quan trọng giúp cơ thể chuyển hóa và hấp thụ thức ăn. Do đó, nắm rõ vị trí hang vị dạ dày nằm ở đâu, các tác nhân ảnh hưởng là cách tốt nhất để bảo vệ hang vị và hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh.
Có thể bạn quan tâm:
- Viêm hang vị dạ dày có nguy hiểm không?
- Xuất huyết hang vị dạ dày điều trị như thế nào?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!