Siêu Âm Dạ Dày Giúp Phát Hiện Bệnh Gì, Có Chính Xác Không?
Siêu âm dạ dày là kỹ thuật chẩn đoán y học tiên tiến, giúp phát hiện các bệnh lý dạ dày mà không gây khó chịu cho bệnh nhân. Được đánh giá cao về chi phí và sự tiện lợi, độ chính xác… phương pháp này luôn là điểm quan tâm hàng đầu, đặc biệt trong việc điều trị và phát hiện sớm bệnh lý.
Siêu âm dạ dày là gì?
Siêu âm dạ dày là phương pháp kiểm tra dạ dày bằng công nghệ hiện đại, giúp tầm soát và phát hiện các bệnh lý, bao gồm ung thư dạ dày. Quy trình bao gồm việc bôi gel và sử dụng đầu dò để thu hình ảnh cơ quan qua máy tính, mang lại kết quả nhanh chóng và an toàn cho bệnh nhân.
Tuy nhiên, phương pháp này có hạn chế trong việc đánh giá mức độ tổn thương niêm mạc do viêm loét và không phát hiện được vi khuẩn Hp.
Tham khảo: Siêu âm đại tràng giúp phát hiện bệnh gì?
Siêu âm dạ dày giúp phát hiện bệnh gì?
Siêu âm dạ dày giúp bác sĩ phát hiện các bất thường liên quan đến đường tiêu hóa như đau dạ dày, viêm ruột thừa, khối u xuất hiện trong dạ dày hoặc ung thư dạ dày… Từ đó có hướng điều trị bệnh phù hợp. Tuy nhiên, theo các chuyên viên kỹ thuật cho biết, siêu âm không phải là phương pháp tối ưu trong việc chẩn đoán đau hoặc ung thư dạ dày.
Do đó, để có kết quả chẩn đoán chính xác và giúp điều trị bệnh hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện các biện pháp khác. Cụ thể như sau:
Chụp X quang
Chụp X-quang là phương pháp hỗ trợ chẩn đoán bệnh dạ dày bên cạnh nội soi, cho phép phát hiện dị tật, vết loét, và dấu hiệu bất thường trong dạ dày qua hình ảnh. Không chính xác bằng nội soi nên X-quang chỉ được áp dụng khi nội soi không khả thi.
Để chụp X – quang mang lại kết quả chẩn đoán chính xác, trước khi chụp và chiếu hình, bệnh nhân cần nhịn ăn trước 4 – 6 tiếng. Đồng thời không uống các loại thuốc có tính chất cản quang trước khi chiếu hoặc chụp khoảng 3 ngày. Mặt khác, trong trường hợp người bệnh có hẹp môn vị cần phải rửa dạ dày trước khi chụp. Ngoài ra, trước khi chụp X – quang, bệnh nhân cần thăm khám lâm sàng trước để loại trừ trường hợp người bệnh bị tắc ruột hoặc thủng tạng rỗng.
Nội soi dạ dày
Nội soi dạ dày là phương pháp chẩn đoán chính xác, phổ biến giúp bác sĩ quan sát trực tiếp niêm mạc dạ dày thông qua thiết bị gắn camera. Nó không chỉ hỗ trợ chẩn đoán mà còn cho phép lấy mẫu sinh thiết để phân tích các vấn đề tiềm ẩn.
Quy trình này nhanh chóng, an toàn, nhưng có thể gây đau họng, khó chịu thực quản hoặc trào ngược. Biến chứng từ thuốc gây mê rất hiếm, vì vậy mức độ lo lắng có thể giảm. Tuy nhiên, không khuyến khích cho trẻ em dưới 10 tuổi.
Đọc thêm: Cách Dùng Chuối Hột Chữa Bệnh Dạ Dày Hiệu Nghiệm
Xét nghiệm máu
Ngoài các phương pháp giúp phát hiện bệnh đau dạ dày nêu trên, nếu đau hoặc viêm loét dạ dày do chủng khuẩn Hp gây nên, bệnh nhân cần tiến hành các biện pháp chẩn đoán bệnh sau:
- Test hơi thở
- Xét nghiệm phân
- Phân tích dịch vị dạ dày
Đối tượng cần siêu âm dạ dày
Siêu âm dạ dày cần áp dụng đối với những đối tượng sau:
- Bệnh nhân không thể kiểm tra dạ dày bằng phương pháp nội soi
- Người bệnh có vấn đề liên quan đến sức khỏe tiêu hóa cần được kiểm tra
- Bệnh nhân mắc các bệnh lý cấp tính như xung huyết tá tràng hay xuất huyết trong dạ dày
- Người bệnh bị đau dạ dày hoặc viêm thực quản ở mức độ nặng
- Bệnh nhân mắc bệnh polyp đại tràng, viêm teo dạ dày, loét tá tràng hay phì đại dạ dày
- Người bệnh bị dị tật bẩm sinh ở ống tiêu hóa hoặc bị sa dạ dày cấp tính
- Bệnh nhân bị rối loạn chức năng của dạ dày hoặc có dị vật trong dạ dày
Siêu âm dạ dày có cần nhịn ăn không?
Trước khi thực hiện siêu âm dạ dày, bệnh nhân cần nhịn ăn 6-8 giờ để đảm bảo kết quả chẩn đoán chính xác. Bác sĩ thường khuyến nghị siêu âm vào buổi sáng với bụng rỗng, giúp hình ảnh dạ dày hiển thị rõ ràng.
Ngoài nhịn ăn, việc uống nhiều nước trước siêu âm cũng được khuyến khích để quá trình này thuận lợi hơn. Tuy nhiên, trong trường hợp siêu âm khẩn cấp, việc nhịn ăn không được yêu cầu.
Trên đây là thông tin chung về siêu âm dạ dày. Hy vọng thông qua đó đã giúp bạn hiểu hơn về các cách chẩn đoán giúp phát hiện bệnh chính xác. Hãy liên hệ với chuyên gia, bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể hơn khi cần thiết.
Có thể bạn quan tâm
- Dấu Hiệu Vừa Đau Dạ Dày Vừa Đau Đại Tràng Và Cách Trị
- 9 Cách Giảm Cơn Đau Dạ Dày Cấp Tốc Người Bệnh Cần Nắm Rõ
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!